Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trần Nguyễn Thục Uyên
Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa MarryBaby
Cập nhật 29/11/2024

Chất lượng sữa mẹ và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng

Chất lượng sữa mẹ và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất và gần như là chủ yếu của trẻ sơ sinh. Vì thế các mẹ bầu cần lưu ý một số tác nhân có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và gây ảnh hưởng không tốt cho con sau đây nhé.

Các chuyên gia khuyến nghị mẹ nên ưu tiên cho con bú sữa mẹ thay vì sữa công thức trong những tháng đầu đời. Vậy sữa mẹ chứa dưỡng chất gì? Chất lượng sữa mẹ ra sao mới là tốt nhất cho trẻ? Hãy để MarryBaby cùng mẹ giải đáp những thắc mắc ấy trong bài viết này nhé.

Sữa mẹ là gì?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng được tiết ra từ bầu ngực của phụ nữ sau khi sinh, đóng vai trò là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ sơ sinh. Khác với các loại sữa công thức, sữa mẹ dồi dào dưỡng chất nhằm kích thích sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới – WHO, sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ sơ sinh. Bởi chất lượng sữa mẹ an toàn, sạch sẽ và chứa các kháng thể giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh tật thông thường. Trẻ em bú sữa mẹ có kết quả kiểm tra trí thông minh tốt hơn, ít có khả năng bị thừa cân, béo phì và ít có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sau này.

Chất lượng sữa mẹ
Ngoài giá trị dinh dưỡng, sữa mẹ còn giúp gắn kết tình cảm giữa mẹ và con, đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch non nớt của trẻ.

Thành phần sữa mẹ

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo các mẹ bầu nên cho con bú hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời và ít nhất 12 tháng. Sữa mẹ chứa các dưỡng chất quan trọng sau góp phần tạo nên chất lượng tối ưu:

Protein

Sữa mẹ chứa hai loại protein, với khoảng 60% là whey và 40% casein. Sự cân bằng của các protein này cho phép bé tiêu hóa sữa mẹ nhanh và dễ dàng. Thêm vào đó, các protein này có đặc tính bảo vệ bé khỏi vi-rút và vi khuẩn, giúp chống nhiễm trùng ở trẻ.

Chất béo

Các vitamin tan trong chất béo sữa mẹ chính là nguồn calo chính dành cho trẻ sơ sinh. Ngoài ra, axit béo chuỗi dài cũng cần thiết cho sự phát triển của não, võng mạc và hệ thần kinh của trẻ.

Vitamin

Các vitamin hòa tan trong chất béo bao gồm vitamin A, D, E và K, là những vitamin đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của các em bé. Không chỉ vậy, các vitamin tan trong nước như vitamin C, riboflavin, niacin và axit pantothenic cũng rất cần thiết.

Do đó, các chuyên gia khuyến nghị mẹ nên tiếp tục sử dụng các loại vitamin bổ sung sau sinh để đảm bảo chất lượng sữa mẹ và cung cấp đủ dưỡng chất cho bé.

Carbohydrate

Lactose là carbohydrate chính có trong sữa mẹ. Nó chiếm khoảng 40% tổng lượng calo do sữa mẹ cung cấp. Lactose giúp bé giảm số lượng lớn vi khuẩn có hại trong dạ dày, cải thiện khả năng hấp thụ canxi, phốt pho và magiê. Dưỡng chất này cũng hỗ trợ trẻ chống lại bệnh tật và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi có trong dạ dày.

Cơ chế tạo sữa mẹ

Trong bầu vú của mẹ, có thể hiểu nôm na là gồm các ống sữa chính đã có ngay khi ra đời, và các tuyến sữa phát triển sau khi mẹ dậy thì. Khi mẹ mang thai đến tuần thứ 6, bầu vú sẽ căng phồng dần lên. Do cơ thể trong thời kỳ mang thai giải phóng hormone estrogen và progesterone làm thay đổi nội tiết tố, từ đó kích thích những tuyến nói trên phát triển với tốc độ cao hơn.

Từ đây, mô tuyến vú sẽ mở rộng đáng kể. Đây là nguyên nhân làm cho bầu ngực của mẹ trở nên lớn hơn bao giờ hết. Các ống phân nhánh ra thành các kênh nhỏ hơn gần thành ngực gọi là ống dẫn sữa. Ở cuối mỗi ống dẫn là một nhóm nhỏ các nang vú, có hình dạng giống như chùm nho. Một cụm các nang vú được gọi là tiểu thùy. Một cụm tiểu thùy được gọi là một thùy. Mỗi vú chứa từ 15–20 thùy, với một ống dẫn sữa cho mỗi thùy.

Với sự giúp đỡ của hormone prolactin, các nang vú sẽ lấy protein, đường và chất béo từ máu của mẹ và tạo ra sữa mẹ. Một mạng lưới các tế bào bao quanh các nang vú có khả năng ép các tuyến và đẩy sữa ra vào các ống dẫn đến một ống dẫn sữa lớn hơn. Hệ thống ống sữa sẽ phát triển hoàn toàn vào khoảng thời gian 2 tháng cuối của thai kỳ, vì thế mẹ có thể có sữa ngay cả khi sinh non.

Thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ giúp bé khỏe mạnh
Thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ giúp bé khỏe mạnh

Các loại sữa mẹ

Trong thời gian cho con bú, mẹ có thể thấy sữa lúc đặc lúc lỏng, lúc màu trắng và lúc lại màu xanh. Điều này có thể khiến mẹ thắc mắc liệu chất lượng sữa mẹ có vấn đề hay không? Thực tế, cấu tạo và màu sữa mẹ sẽ khác nhau theo từng thời kỳ, được chia thành 3 loại sữa như sau.

1. Sữa non

Sữa non là giai đoạn đầu tiên của sữa mẹ. Nó xuất hiện trong thời kỳ mang thai và kéo dài đến vài ngày sau khi sinh em bé. Sữa non có màu vàng hoặc màu kem, đặc hơn nhiều so với các loại sữa về sau.

Sữa non chứa nhiều protein, vitamin tan trong chất béo, khoáng chất và globulin miễn dịch. Trong đó, globulin miễn dịch là kháng thể truyền từ mẹ sang con và cung cấp khả năng miễn dịch thụ động cho con. Khả năng này bảo vệ con khỏi nhiều loại bệnh do vi khuẩn và vi-rút. Trong vòng 2-4 ngày sau khi sinh, sữa non sẽ được thay thế bằng sữa chuyển tiếp.

2. Sữa chuyển tiếp

Sữa chuyển tiếp xuất hiện sau sữa non và kéo dài khoảng hai tuần. Loại sữa này có màu vàng hoặc cam với bề ngoài mịn hơn. Trong sữa chuyển tiếp chứa hàm lượng chất béo, lactose và vitamin tan trong nước cao, đồng thời chứa nhiều calo hơn sữa non.

3. Sữa trưởng thành

Sữa trưởng thành là loại sữa cuối cùng được sản xuất từ bầu vú mẹ. Với thành phần có 90% là nước, sữa trưởng thành rất cần thiết để giữ cho em bé được đủ nước. Còn 10% còn lại bao gồm carbohydrate, protein và chất béo, giúp bé tăng trưởng tốt và đủ năng lượng. Có hai giai đoạn sữa trưởng thành là:

  • Sữa đầu: Sữa này xuất hiện vào thời điểm mẹ bắt đầu cho con bú, hàm chứa nước, vitamin và protein. Nó có thể có màu trắng, trong hoặc xanh.
  • Sữa sau: Sữa này xuất hiện sau khi sữa đầu tiên được tiết ra, chứa hàm lượng chất béo cao hơn và cần thiết cho việc tăng cân ở trẻ. Nó có màu kem hơn, đặc hơn hoặc màu vàng.

Như vậy, ở mỗi giai đoạn sữa mẹ sẽ có cấu tạo khác nhau. Tất cả đều đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của trẻ và những biểu hiện như trên đều không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Mẹ nên đi khám bác sĩ nếu tiết ra sữa màu đen hoặc nâu. Việc này nhằm đảm bảo rằng thuốc và chất bổ sung mà mẹ hấp thụ không gây hại cho chất lượng sữa mẹ và sẽ an toàn trong khi cho con bú.

Ngoài ra, sữa mẹ có màu đỏ hoặc hơi hồng mà không cải thiện cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy núm vú của mẹ bị nứt, mao mạch bị vỡ, hoặc mẹ có thể bị nhiễm trùng vú hoặc ung thư vú.

Ngoài các vấn đề về màu sắc, mẹ cần theo dõi các dấu hiệu bất thường khác như đau nhức vùng ngực, sữa có mùi hôi, hoặc trẻ từ chối bú, và nhanh chóng tìm đến sự hỗ trợ y tế.
Mẹ nên đi khám nếu sữa có màu đen, nâu, đỏ hoặc hơi hồng trong thời gian dài.
Mẹ nên đi khám nếu sữa có màu đen, nâu, đỏ hoặc hơi hồng trong thời gian dài.

Câu hỏi thường gặp

1. Sữa mẹ có vị gì?

Hương vị của sữa mẹ sẽ thay đổi theo từng loại sữa, nhưng nhìn chung thường rất ngọt. Sữa mẹ chứa nước, chất béo, carbohydrate (lactose), protein, vitamin, khoáng chất và axit amin. Trong đó chính lactose – chiếm khoảng 7% sữa mẹ – là nguyên do khiến sữa mẹ có vị ngọt như đường.

2. Màu sữa mẹ như thế nào là tốt?

Không có khái niệm nào về việc sữa mẹ màu gì thì có chất lượng tốt nhất. Sữa của mẹ sẽ thay đổi màu sắc theo từng giai đoạn. Các chuyên gia cho rằng các màu: xanh lam, vàng, kem, cam đều là bình thường và an toàn cho trẻ sơ sinh.

3. Sữa mẹ đặc hay loãng thì tốt?

Cũng như vậy, sữa mẹ đặc hay loãng là tùy theo từng giai đoạn sữa. Trên thực tế, việc sữa mẹ bị loãng không hề ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ, vì hầu hết tất cả sữa mẹ đều có các thành phần dinh dưỡng như nhau. Chỉ tồn tại vấn đề mẹ sữa nhiều hay sữa ít thôi chứ không có việc sữa mẹ không đủ chất.

4. Mẹ ăn ít có ảnh hưởng đến chất lượng sữa không?

Nếu mẹ bầu ăn ít hoặc có chế độ ăn kém dinh dưỡng cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Để tránh tình trạng này, mẹ nên đảm bảo chế độ ăn sau sinh luôn đủ chất. Sau đây những món ăn ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ:

  • Các loại hạt
  • Cá và hải sản
  • Thịt và gia cầm
  • Chất béo lành mạnh
  • Trái cây và rau xanh
  • Tinh bột giàu chất xơ
  • Các loại thực phẩm khác

Ngoài ra, mẹ bầu nên lưu ý tránh các loại thực phẩm:

  • Caffein: Lượng caffeine mẹ uống cũng sẽ được chuyển vào sữa mẹ. Nếu trẻ sơ sinh hấp thụ chất này, bé có thể mất nhiều thời gian hơn để chuyển hóa, ngoài ra cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
  • Cồn: Rượu cũng có thể đi vào sữa mẹ. Điều này không chỉ khiến trẻ sơ sinh mất nhiều thời gian hơn để chuyển hóa rượu, mà chất này rõ ràng là cũng không hề tốt cho bé.
  • Sữa bò: Bởi vì một số em bé có thể bị dị ứng sữa bò mà mẹ không biết.

Kết luận

Sữa mẹ, với sự thay đổi linh hoạt theo từng giai đoạn, luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Để đảm bảo chất lượng sữa mẹ, hãy chú ý chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Những nỗ lực của mẹ sẽ giúp con yêu phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

Mẹ cũng nên chú ý đi khám nếu thấy biểu hiện khác thường, chú ý ăn uống đủ chất để đảm bảo chất lượng sữa mẹ dành cho con nhé.

Bạn có thể quan tâm:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

What’s In Breast Milk?

What’s In Breast Milk?

Ngày truy cập: 28/11/2024

Breastfeeding Overview

Breastfeeding Overview

Ngày truy cập: 28/11/2024

Breastfeeding

https://www.who.int/health-topics/breastfeeding#tab=tab_1

Ngày truy cập: 28/11/2024

Breast Milk Is Best

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/breastfeeding-your-baby/breast-milk-is-the-best-milk

Ngày truy cập: 28/11/2024

What does breast milk taste like?

https://www.babycenter.com/baby/breastfeeding/what-does-breast-milk-taste-like_41001682

Ngày truy cập: 28/11/2024

Everything You Need to Know About Breast Milk Color

https://www.parents.com/baby/breastfeeding/everything-to-know-about-breast-milk-color/#toc-what-is-the-normal-color-of-breast-milk

Ngày truy cập: 28/11/2024

What Breastfeeding Parents Should Know About Foremilk vs. Hindmilk

https://www.parents.com/overview-of-breastfeeding-and-foremilk-8654748#:~:text=It’s%20thin%2C%20watery%2C%20and%20can,to%20be%20white%20or%20yellow

Ngày truy cập: 28/11/2024

Phản xạ xuống sữa

https://www.tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/nuoi-con-bang-sua-me/phan-xa-xuong-sua/

Ngày truy cập: 28/11/2024

x