Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Xuân An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 15/04/2014

Làm gì với trẻ sơ sinh hay cắn khi bú mẹ?

Làm gì với trẻ sơ sinh hay cắn khi bú mẹ?
Việc nuôi con bằng sữa mẹ trong một thời gian dài không phải người mẹ nào cũng có thể làm được. Nó đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, quyết tâm, kiên nhẫn và thậm chí cả khả năng chịu đau giỏi, nhất là khi cho con bú lúc bé mọc răng.

Khi mọc răng, bé sẽ thấy ngứa nướu và rất thích cắn. Vú mẹ là một trong những “món khoái khẩu” của bé. Vì vậy, một số bà mẹ sợ đau nên họ đã quyết định cai sữa cho bé ngay sau khi bé có dấu hiệu mọc răng. Tuy nhiên, các bà mẹ nên cố gắng cho bé bú đến 2 tuổi rồi cai sữa là tốt nhất.

Tại sao con lại cắn ti mẹ?

Trong giai đoạn mọc răng, nướu của trẻ sơ sinh sẽ rất đau và sưng lên. Do đó, bé thường chảy nước miếng và muốn nhai tất cả mọi thứ bé có được, trong đó có ngực và núm vú của mẹ, để giảm bớt sự đau đớn và khó chịu mà bé đang chịu đựng. Trong thực tế, một số em bé có thể cắn rất mạnh và thậm chí để lại dấu vết khá rõ trên da.

Tuy nhiên có một điều có thể bạn chưa biết, đó là trẻ sẽ không cắn núm vú của mẹ khi đang bú và bé cũng sẽ không thể cắn được nếu được bế đúng cách. Bé mọc răng chỉ có thể cắn vú mẹ khi bé không bú, thường là trước và sau khi bú no. Vì vậy, người mẹ cần canh đúng thời điểm để rút vú ra.

Lý do khác khiến trẻ mọc răng cắn vú mẹ là do bé phải chờ lâu để sữa mẹ chảy về. Hoặc cũng có thể là bởi bé đã bú no và chỉ muốn cắn một cái gì đó để giết thời gian.

cho con bu 2
Cho con bú đúng tư thế sẽ ngăn bé cắn ti mẹ

Mẹ cần làm gì để tránh bị bé cắn trong khi cho bú?

Để tiếp tục cho con bú ở giai đoạn bé mọc răng và thích cắn, mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến bé khi cho bé bú. Nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh càng lớn sẽ bớt cắn vú mẹ nếu người mẹ duy trì giao tiếp bằng mắt trong khi nói chuyện hay đọc truyện cho bé nghe.

Ngoài ra, cho bé ngậm vú đúng cách cũng sẽ giúp hạn chế việc bé cắn vú mẹ. Trước khi bú, miệng của bé nên được mở rộng để núm vú ở cách xa nướu, nhờ đó bé sẽ khó cắn hơn.

Quan trọng hơn là các bà mẹ không nên ép bé bú. Hành động cắn vú mẹ là một cách đơn giản để bé gửi thông điệp đến mẹ để báo là bé chưa quan tâm đến chuyện bú mớm đâu nhé.

Giải pháp cho các bà mẹ cho con bú

Đôi khi mẹ sẽ thấy thực sự khó khăn để kiểm soát việc bé cắn khi đang cho bú. Phản ứng giật mình của người mẹ ngay sau khi bị bé cắn có thể đủ để ngăn chặn bé làm việc đó một lần nữa. Tuy nhiên, bạn không nên giật nhanh vú ra khỏi miệng bé vì hành động này sẽ làm bạn thêm đau đớn, do lúc này bé đang ngậm vú bạn rất chặt. Thay vào đó, bạn hãy áp sát mặt bé vào ngực bạn, bé sẽ thấy hơi ngộp thở và tự nhiên, bé sẽ mở miệng, nhả vú ra để thở.

Ngoài ra, mẹ có thể chèn ngón tay út của mình vào miệng của bé, bé sẽ khó ngậm vú và mẹ có thể rút vú ra một cách dễ dàng. Nhớ vệ sinh tay sạch sẽ trước khi cho vào miệng bé nhé. Bên cạnh đó, các bà mẹ cũng có thể giúp bé giảm bớt sự khó chịu, đau nhức khi mọc răng bằng cách cho bé cắn vào chiếc khăn hay trái chuối đã được ướp lạnh.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x