Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trước khi, các mẹ đưa ra quyết định có nên xin sữa mẹ cho con uống. Hãy đọc kỹ bài viết được phân tích dưới đây để thấy rõ lợi ích và nguy cơ rồi mới đưa ra lựa chọn.
Để biết có nên xin sữa mẹ cho con uống, mẹ cần tìm hiểu về hình thức “xin sữa” này. Nhiều mẹ bỉm sữa cứ nghĩ, sữa xin từ người khác cũng là sữa mẹ. Thực tế, hai khái niệm này lại hoàn toàn khác nhau nhé các mẹ. “Sữa mẹ” là chỉ sữa của chính mẹ đẻ của trẻ. Còn sữa từ người mẹ khác trong y khoa gọi là “human milk” hay “donor human milk”, dịch ra có nghĩa là “sữa người”.
Tại sao lại có sự phân biệt này? Lý do đơn giản là sữa từ người không chỉ là một loại thức ăn mà còn là dịch của cơ thể. Theo đó, sữa từ người khác cũng giống như các loại dịch khác của con người là máu, nước bọt, mồ hôi. Vậy là sữa từ người mẹ khác cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm.
Nếu các mẹ cho sữa bị nhiễm trùng, bị bệnh HIV, viêm gan siêu vi B hay đang uống các loại thuốc kê đơn thì trẻ uống sữa của người mẹ đó dễ bị lây nhiễm và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất và đóng gói sữa mẹ từ người khác dễ bị nhiễm bẩn và điều này không tốt cho sức khỏe của trẻ. Vì vậy, nhiều nước tiên tiến đã có ngân hàng sữa để kiểm soát chất lượng sữa.
Do những nguy cơ lây nhiễm cho trẻ khi bú sữa mẹ từ người khác nên có ngân hàng sữa mẹ với những quy tắc kiểm soát rất chặt chẽ. Những người mẹ cho sữa phải được tầm soát bệnh và chất kích thích bao gồm thực hiện các xét nghiệm về bệnh truyền nhiễm HIV, giang mai, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C và xét nghiệm tầm soát các hóa chất trong máu, nước tiểu.
Người mẹ cho sữa cần đảm bảo đầy đủ các quy trình vắt sữa, bỏ sữa vào túi trữ sữa vô trùng và an toàn vệ sinh. Bên cạnh đó, sữa được cho cần phải trữ động trong một khoảng thời gian nhất định.
Sữa của người cho cũng cần được tiệt trùng với quy trình thực hiện như tiệt trùng sữa bò. Do đó, sữa tại sữa ở ngân hàng sữa sẽ mất đi phần nào những giá trị về miễn dịch, các enzymes… so với việc cho trẻ bú sữa mẹ trực tiếp.
Quá trình trữ đông cho sữa người cũng cần đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo hướng dẫn cụ thể. Khi vận chuyển và rã đông sữa người cũng cần đảm bảo quy định nghiêm ngặt để tránh các nguy cơ lây nhiễm.
Một ngân hàng sữa mẹ cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện khắt khe nên việc vận hành không hề dễ dàng. Cũng vì thế mà giá sữa người tại nước ngoài cũng khá cao. Vì vậy, chỉ những trẻ sinh non, cực non và cần nằm điều trị hồi sức đặc biệt với các bệnh lý nguy hiểm mới có thể được sử dụng sữa người.
Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA ) mới đây đã đưa ra khuyến cáo, không nên cho bé uống sữa người từ nguồn liên hệ trên mạng. Bởi những nguồn này không đảm bảo chất lượng sữa và an toàn vệ sinh sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.
Nếu các mẹ có ý định dùng sữa người không từ ngân hàng sữa thì cần tham khảo ý kiến của nhân viên y tế. Còn thực tế ở bệnh viện sản Việt Nam các nhân viên y tế, điều dưỡng đều hướng dẫn cho các mẹ cho con bú sau sinh đúng cách.
Nếu mẹ đã làm mọi cách mà sữa không về thì có thể dùng sữa người khác. Nhưng sữa này cần đảm bảo nguồn gốc và có tầm soát bệnh tật theo đúng quy định để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Vậy cuối cùng, các mẹ có nên xin sữa cho con uống hay không? Câu trả lời là có thể nếu mẹ nắm rõ được thông tin về người cho sữa và chất lượng của sữa.
Có nên xin sữa mẹ cho con uống? Theo các chuyên gia, có thể xin sữa từ người khác cho con uống. Nhưng thực tế, ở Việt Nam thì việc đó vẫn không đảm bảo và tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ.
Trong đó, có 9 lý do thể hiện rõ điều này, cùng tìm hiểu ngay dưới đây xem có hợp lý không nhé các mẹ!
Sau khi sinh con, cơ thể mẹ sẽ tiết dòng sữa non quý giá để xây dựng hệ miễn dịch cho con và giúp con không đói khi sữa mẹ chưa về kịp. Sữa mẹ cũng thay đổi theo quá trình phát triển của con để cung cấp kịp thời những chất béo và dinh dưỡng cần thiết trong từng giai đoạn. Cơ thể mẹ sau sinh luôn biết con mình cần gì để đáp ứng kịp thời cho bé.
Khi xin hay mua sữa mẹ từ người khác, bạn sẽ không biết được chính xác sữa đó dành cho bé mấy tuổi. Nếu trẻ sơ sinh uống sữa của một mẹ khác đang nuôi con 18 tháng tuổi sẽ không có được các dưỡng chất bé cần như khi được bú sữa từ chính mẹ mình.
Nếu gặp vấn đề sữa mẹ tiết ra ít, bạn hãy đến bác sĩ nhờ tư vấn ngay. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn một số cách để tăng lượng sữa cho con và giúp con bú đúng cách hơn. Điều này sẽ có ích cho sức khỏe và tâm lý của cả mẹ và bé.
Khi quyết định xin sữa mẹ cho con ngay khi biết mình không có sữa, người mẹ sẽ có tâm lý rằng việc cho con bú là quá khó và người khác sẽ có sữa tốt hơn mình. Điều này sẽ làm cả bé và mẹ đều bỏ lỡ cơ hội kết nối với nhau qua tiếp xúc da chạm da. Bé và mẹ sẽ không có được sự gắn kết bền chặt như khi mẹ cho con bú.
Tuy bình thường mẹ vẫn có thể ôm và vuốt ve con, nhưng khi cho con bú, mẹ sẽ dành được nhiều thời gian tiếp xúc da với con hơn. Cho con bú cũng làm cho cơ thể mẹ giải phóng hormone tình yêu oxytocin. Lệ thuộc vào sữa mẹ của người khác sẽ làm mất đi sợi dây gắn kết mẹ con tự nhiên này.
Nếu mẹ nhờ người khác cho con bú trực tiếp thì đây không phải là một vấn đề đáng lo ngại. Thế nhưng, nếu bạn xin hay mua sữa mẹ đông lạnh thì hãy chú ý đến chuyện vệ sinh này. Một nghiên cứu về việc chia sẻ sữa giữa các bà mẹ cho thấy chưa có đến 1/2 bà mẹ tự nguyện cho sữa làm theo các quy tắc vệ sinh khi hút sữa cho con.
Nguyên tắc đầu tiên là không dùng chung máy hút sữa. Ngay cả khi người cho sữa đã tuân thủ quy tắc đó, máy hút sữa vẫn cần phải được làm sạch và vệ sinh để bảo vệ em bé khỏi vi khuẩn hoặc nguy cơ nhiễm trùng. Thực tế, nhiều mẹ không vệ sinh máy hút sữa thường xuyên và điều này gây ra nhiều vấn đề cho trẻ nhỏ.
Dù sữa mẹ luôn giàu dinh dưỡng và để được lâu, nhưng bạn vẫn nên lưu ý là sữa có hạn sử dụng và phải làm theo hướng dẫn đông lạnh sữa để đảm bảo sữa không hư hay mất chất dinh dưỡng.
Sữa mẹ không được để ở nhiệt độ phòng hơn 8 giờ. Sau khi đông lạnh, sữa mẹ có thể trữ được tối đa 6 tháng. Sau khoảng thời gian này, bạn hãy bỏ hết lượng sữa chưa sử dụng.
Vấn đề về hạn sử dụng của sữa mẹ rất khó kiểm soát khi các mẹ chia sẻ cho người khác, nhận hoặc mua sữa. Bạn không có cách nào để tìm hiểu xem sữa đã được trữ trong bao lâu. Nguy cơ bạn mua phải sữa mẹ đã trữ trên sáu tháng là rất cao và con sẽ không an toàn nếu uống sữa này.
Mặc dù mẹ đôi khi cần uống thêm sữa vì cơ thể không sản xuất đủ sữa cho bé nhưng việc phụ thuộc vào sữa mẹ của người khác sẽ làm cho cơ chế sản xuất sữa của mẹ hoạt động chậm lại.
Sản xuất sữa là một mô hình cung và cầu. Điều này có nghĩa là càng cho con bú hoặc hút sữa nhiều thì cơ thể càng sản xuất được nhiều sữa. Nếu đang sử dụng sữa mẹ của người khác để nuôi con, bạn sẽ mất cơ hội kích thích cơ thể sản xuất thêm sữa và dẫn đến việc lượng sữa cho con ngày càng giảm.
Dù việc dùng sữa mẹ của người khác có thể có hiệu quả nhất thời nhưng điều quan trọng là bạn vẫn phải tập trung kích thích cơ thể sản xuất sữa bằng cách tiếp tục hút sữa, cố gắng cho con bú và sử dụng các thực phẩm bổ sung. Bạn đừng quá phụ thuộc vào việc xin sữa mẹ mà làm lượng sữa của mình mất dần nhé.
Đây là một vấn đề lớn khi xin sữa mẹ, thậm chí người cho bạn sữa mẹ là người thân trong gia đình, chất lượng sữa vẫn rất khó kiểm soát. Những rủi ro này tăng lên khi bạn nhận xin sữa mẹ từ một người không quen biết.
Khi cho con bú sữa mẹ, bạn có thể kiểm soát những gì mình nạp vào cơ thể. Khi uống đồ uống chứa cồn hay uống thuốc theo toa, bạn có thể biết được đồ uống hay thuốc đó có an toàn khi cho con bú sữa mẹ không.
Khi nhận sữa từ mẹ khác, bạn không biết người mẹ này đã ăn gì, có uống loại thuốc nào gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa hay không.
Nếu bị nhiễm trùng như viêm vú hoặc cảm lạnh thông thường, bạn vẫn có thể cho con bú. Tuy nhiên, một số bệnh nhiễm trùng có thể đi qua sữa mẹ nên nếu bạn lấy sữa từ một nguồn không đảm bảo thì có thể con sẽ bị lây nhiễm qua đường sữa đấy.
HIV cũng có thể lây qua sữa mẹ và bác sĩ đã khuyến cáo những phụ nữ có HIV không nên cho con bú. Tuy bệnh lao có thể lây qua sữa mẹ nhưng một người phụ nữ đã điều trị lao trong một khoảng thời gian nhất định vẫn có thể cho con bú. Nếu bạn bị nhiễm cytomegalovirus cần được điều trị trước khi cho con bú vì virus này có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.
Bạn luôn chắc chắn mình đang khỏe mạnh và không bị nhiễm trùng trước khi cho con bú, nhưng không thể biết người tặng hay bán sữa cho mình có khỏe mạnh không.
Bạn không thể đảm bảo người cung cấp sữa cho mình có những căn bệnh này trước khi hút sữa hay không. Vậy hãy nhớ rằng con có nguy cơ lây nhiễm những bệnh nguy hiểm khi uống sữa mẹ của người khác.
Các nơi chia sẻ sữa mẹ không chính thức thường không có hướng dẫn cụ thể cho người bán sữa hay không xác minh độ an toàn của sữa. Tuy nhiên, những nguồn sữa này thường dễ tiếp cận hơn và rẻ hơn những nguồn sữa uy tín.
Bạn hãy dành chút thời gian tìm đến những ngân hàng sữa uy tín từ những bệnh viện lớn vì họ sẽ kiểm tra kỹ những người tặng sữa và kiểm tra độ an toàn của sữa. Họ cũng có cách trữ sữa mẹ đúng hơn. Dù sữa từ những nguồn này khá đắt nhưng an toàn cho con.
Chế độ ăn của người cho sữa có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và hệ tiêu hóa của bé. Đối với những bé có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm, việc cho con bú sữa mẹ của người khác có thể mang tới nguy cơ dị ứng cao cho con đấy.
Dù bạn có thể hỏi người cho sữa để biết khẩu phần ăn của họ, nhưng vẫn không thể kiểm soát tuyệt đối những món họ ăn. Ngay khi xin sữa mẹ từ người quen và bạn có thể biết khá rõ thức ăn của họ, bạn vẫn có nguy cơ bỏ lỡ một số món có thể gây dị ứng cho con.
Ở Việt Nam xin sữa mẹ không đảm bảo sức khỏe cho con mà còn rất bất tiện. Vì vậy, các mẹ cố gắng tìm mọi cách để khơi nguồn sữa mẹ về nhiều hơn đủ cho con bú cho đến khi con 2 tuổi.
Một số cách dưới đây được xem là cách kích sữa về nhanh và nhiều khác hiệu quả. Các mẹ tham khảo và thực hiện để đủ nguồn sữa tốt nhất cho sự phát triển của con cả về thể chất và trí tuệ.
Vậy là các mẹ đã có câu trả lời có nên xin sữa mẹ cho con uống rồi đúng không nào. Nếu trường hợp bắt buộc mẹ phải xin sữa mẹ từ người khác cho con uống thì cần đảm bảo đầy đủ các tiêu chí về nguồn gốc, chất lượng sữa và an toàn vệ sinh.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
13 Reasons Moms Should Rethink Milk Sharing
https://www.babygaga.com/13-reasons-moms-should-rethink-milk-sharing/
Ngày truy cập: 25/02/2022
Sharing breast milk: Should you ever nurse someone else’s baby?
https://globalnews.ca/news/4647314/health-risks-of-breastfeeding-strangers-baby/
Ngày truy cập: 25/02/2022
Donor Breast Milk
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/breastfeeding/donor-milk/
Ngày truy cập: 25/02/2022
Breastmilk Sharing: Awareness and Participation Among Women in the Moms2Moms Study
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4195428/
Ngày truy cập: 25/02/2022
Milk sharing and formula feeding: Infant feeding risks in comparative perspective?
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3395287/
Ngày truy cập: 25/02/2022
Pasteurized and unpasteurized donor human milk
https://cps.ca/documents/position/pasteurized-and-unpasteurized-donor-human-milk
Ngày truy cập: 25/02/2022
Use of Donor Human Milk
https://www.fda.gov/science-research/pediatrics/use-donor-human-milk
Ngày truy cập: 25/02/2022