Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Khi nào cần thay mới núm vú và bình sữa cho bé? Liệu có dấu hiệu nào giúp mẹ dễ dàng nhận biết “thời khắc” quan trọng này? Tìm hiểu ngay mẹ nhé!
Để nhanh chóng phát hiện những dấu hiệu bất thường, mẹ nên thường xuyên kiểm tra núm vú, ít nhất 2-3 tháng/lần. Đặc biệt, nên thay mới nếu chúng có những biểu hiện sau đây:
– Sữa chảy thành dòng: Nhỏ thử sữa trong bình ra ngoài để kiểm tra. Nếu thấy sữa chảy thành dòng ồ ạt ra ngoài, mẹ nên mua cho bé một núm vú mới thay thế. Đây là dấu hiệu cho thấy lỗ thông trên núm vú đã quá lớn.
– Núm vú đổi màu cho thấy chất lượng đã “xuống cấp” nhanh chóng.
– Núm vú bị giãn ra: Để kiểm tra độ đàn hồi của núm vú, mẹ có thể lấy chóp núm vú kéo ra thật mạnh rồi thả ra, sau đó quan sát xem nó có thể trở lại hình dáng ban đầu hay không. Nếu không thể, mẹ nên bỏ chúng đi.
– Núm vú bị dính lại hay phồng ra cũng là dấu hiệu cho thấy núm vú của bé đã không còn đủ chất lượng.
– Núm vú bị tưa nứt hay trầy xước: Đầu núm vú bị như vậy sẽ làm cho sữa chảy ra nhiều và có thể làm bé bị ngạt thở.
– Khi núm vú không còn phù hợp với độ tuổi của bé: Mỗi loại núm vú sẽ được thiết kế phù hợp cho mỗi độ tuổi khác nhau. Vì vậy, mẹ nên chú ý đến tuổi của con khi mua núm vú nhé!
Giống như núm vú, mẹ cũng cần thường xuyên kiểm tra bình sữa của con, và nên thay mới nếu thấy bình sữa có những dấu hiệu bất thường sau:
– Bình bị nứt, sứt mẻ hay bể: Trong khi bú, bé có thể sẽ cắn, nhai hay bóp mạnh bình và những miếng mẻ, vỡ của bình sẽ vô tình làm trẻ bị thương. Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu mẹ sử dụng bình sữa thủy tinh cho bé.
– Bình nhựa bị trầy xước hay mòn: Vi trùng “cứng đầu” có thể ẩn nấp trong những khe trầy xước của bình. Vì vậy, dù mẹ có nỗ lực hết sức cũng không thể vệ sinh bình sạch hoàn toàn được.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.