Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Sữa mẹ là nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau khiến người mẹ phải cai sữa cho con. Do khó có thể xác định không cho con bú bao lâu thì mất sữa nên nhiều bà mẹ đã vội vàng áp dụng một số cách làm mất sữa nhanh, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Thông tin trong bài viết sẽ giúp mẹ giải đáp việc không cho con bú bao lâu thì mất sữa. Đồng thời hướng dẫn mẹ cách làm mất sữa tự nhiên, an toàn lại hiệu quả.
Mẹ không cho con bú bao lâu thì mất sữa? Khoảng thời gian để sữa mẹ cạn dần khi cai sữa cho trẻ khác nhau ở mỗi người. Thời gian này còn phụ thuộc vào độ tuổi của bé và lượng sữa tiết ra. Một số bà mẹ có thể ngừng sản xuất sữa chỉ trong vài ngày. Trong khi nhiều người khác có thể mất vài tuần để sữa cạn hoàn toàn hoặc phải trải qua cảm giác rỉ sữa trong nhiều tháng sau khi ngừng cho con bú.
Ban đầu, ngực của mẹ có thể cảm bị sưng hoặc căng cứng nhưng dần dần sẽ thích nghi. Bởi vì trong sữa mẹ có chứa một chất được gọi là chất ức chế phản hồi tiết sữa (FIL). Khi bé ngừng bú, FIL báo cho cơ thể giảm sản xuất sữa. Nhưng tuyến vú có thể mất vài ngày hoặc thậm chí là vài tuần để điều chỉnh.
Vậy không cho con bú bao lâu thì mất sữa? Có thể vài ngày hoặc vài tuần tùy vào cơ địa mỗi người.
Mặc dù khuyến cáo của các chuyên gia là không nên ngừng cho con bú đột ngột nhưng đôi khi vì lý do sức khỏe hoặc mẹ và bé không thể ở cùng nhau. Dù lý do là gì vẫn có nhiều cách an toàn giúp mẹ nhanh chóng làm cạn nguồn sữa mà không bị viêm tuyến sữa hoặc căng tức.
Theo nghiên cứu năm 2014, cây xô thơm là một trong những loại thảo dược có tác dụng giúp ngăn chặn sản xuất sữa. Mẹ nên bắt đầu uống một lượng nhỏ và xem phản ứng của cơ thể.
Ngoài cây xô thơm có nhiều loại thảo mộc khác có khả năng làm mất sữa mẹ như bạc hà, mùi tây, hoa nhài… Các thảo dược có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Nếu chưa biết không cho con bú bao lâu thì mất sữa, mẹ có thử áp dụng cách đắp lá bắp cải. Lá bắp cải có thể ức chế tiết sữa khi sử dụng trong thời gian dài, mặc dù vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn. Dùng lá bắp cải để làm mất sữa như sau:
Ngoài tác dụng trên, lá bắp cải còn giúp giảm các triệu chứng sưng, căng sữa.
Liều cao vitamin B1 (thiamine), B6 (pyridoxine) và B12 (cobalamin) có thể có tác dụng tốt trong việc ức chế tiết sữa. Một nghiên cứu cho thấy rằng cách này không gây ra tác dụng khó chịu cho 96% người dùng. Nếu áp dụng theo cách này, mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng thuốc nhé.
Không cho con bú bao lâu thì mất sữa? Thời gian mất sữa sau khi không cho con bú có thể khác nhau tùy người như đã nói trên. Nếu mong muốn cơ thể mau ngừng tiết sữa, mẹ có thể bổ sung những thực phẩm sau vào chế độ ăn uống như măng tây, khổ qua, dưa muối, lá lốt…. Đây là cách giúp mẹ mất sữa tự nhiên, an toàn.
Cai sữa là quá trình ngưng cho con bú sữa mẹ. Không có câu trả lời chính xác khi nào nên cai sữa cho con. Thời điểm cai sữa có thể khác nhau ở mỗi trẻ. Thậm chí một số mẹ phải cai sữa cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Hãy cân nhắc thời điểm nào thực sự tốt cho bé.
Dưới đây là một vài yếu tố mẹ có thể cân nhắc về thời điểm cai sữa cho con:
Mong rằng bài viết đã giúp mẹ làm rõ thắc mắc không cho con bú bao lâu thì mất sữa. Bất kể mẹ ngừng cho con bú khi nào và vì lý do gì, hãy chăm sóc thật tốt cho mình và em bé. Đây cũng là sự thay đổi rất lớn về thể chất và tinh thần của hai mẹ con. Vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ mẹ nhé.
Hương Lê
Nguồn
1. Weaning Your Baby
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/breastfeeding/Pages/Weaning-Your-Baby.aspx
Ngày truy cập: 31/8/2021.
2. Breastfeeding – deciding when to stop
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/breastfeeding-deciding-when-to-stop
Ngày truy cập: 31/8/2021.
3. How to stop breastfeeding
https://www.nhs.uk/conditions/baby/breastfeeding-and-bottle-feeding/breastfeeding/how-to-stop/
Ngày truy cập: 31/8/2021.
4. Breastfeeding: Hints to Help You Get Off to a Good Start
https://familydoctor.org/breastfeeding-hints-to-help-you-get-off-to-a-good-start/
Ngày truy cập: 31/8/2021.
5. Helpful Tips for Breastfeeding
https://www.aafp.org/afp/2018/0915/p368-s1.html
Ngày truy cập: 31/8/2021.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.