Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hương Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 08/09/2021

Chuyên gia giải thích mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú không?

Chuyên gia giải thích mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú không?
Bệnh thủy đậu tuy là bệnh truyền nhiễm lành tính nhưng vẫn có khả năng gây các biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, nhiều mẹ mới thắc mắc mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú không vì sợ lây bệnh cho con.
mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú
Mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú không chắc chắn là thắc mắc của rất nhiều chị em, nào cùng tìm hiểu nhé.

Một trong những điều các mẹ lo lắng là mắc bệnh trong thời gian cho con bú, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như bệnh thủy đậu. Vậy khi đó, mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú không?

Trước hết, để biết mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này và mức độ nguy hiểm của nó ra sao nhé.

Tìm hiểu về bệnh thủy đậu

1. Thủy đậu là gì?

Thủy đậu (trái rạ) là bệnh do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra. Thời gian ủ bệnh khoảng 10 ngày đến hơn 2 tuần. Bệnh không phân biệt lứa tuổi nhưng trẻ em là nhóm dễ bị lây bệnh nhất.

Bệnh lây qua đường hô hấp và dịch từ các nốt mụn bị vỡ ra. Vì vậy, việc cần tránh tiếp xúc và dùng chung đồ cá nhân với người bệnh là điều cần thiết để tránh lây nhiễm. Cụ thể, những vật dụng này bao gồm như quần áo, khăn ga, trải giường, ly, chén…

2. Bệnh thủy đậu có nguy hiểm không?

Bệnh thủy đậu tuy là bệnh lành tính, thường tự khỏi sau 7-10 ngày nhưng có thể gây biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết, viêm não từ những mụn nước bị bội nhiễm.

Với phụ nữ mang thai, bệnh có thể gây sảy thai, dị tật thai nhi.

Mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú không?

Mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú? Theo chuyên gia, mẹ bị thủy đậu vẫn có thể cho con bú nhưng cần thận trọng để phòng bệnh cho con. Vì trẻ nhỏ dưới 12 tháng dễ gặp biến chứng nặng nếu mắc thủy đậu.

Đặc biệt, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Mẹ không cho con bú sữa mẹ nếu đang uống các loại thuốc điều trị chống chỉ định khi cho con bú.

– Mẹ vắt sữa và nhờ người thân cho con bú bình. Do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu ớt nên trong trường hợp bé chưa có dấu hiệu nhiễm bệnh, mẹ nên tự cách ly để bảo vệ con.

– Nếu trẻ không chịu bú bình, mẹ phải đeo khẩu trang, vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước khi cho con bú. Trong quá trình bú, mẹ tránh để trẻ cọ xát vào các nốt mụn nhằm phòng bệnh cho con và cần nhớ là sau bú hãy tiếp tục cách ly với trẻ. Thói quen này mẹ nên duy trì cho đến khi hết bệnh.

– Nên cắt móng tay, móng chân cho bé để tránh việc bé có thể làm vỡ các nốt mụn của mẹ, từ đó mà lây bệnh từ mẹ.

Như vậy, mẹ đã biết mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú không rồi nhé.

Mẹ nên làm gì khi mắc bệnh thủy đậu để nhanh khỏi bệnh?

Khi mắc bệnh, nhất là ở giai đoạn cho con bú, điều đầu tiên là mẹ phải đi đến bệnh viện khám, lắng nghe những hướng dẫn trị bệnh đúng cách từ bác sĩ.. Để an toàn cho sức khỏe của con, mẹ hãy nhờ bác sĩ tư vấn thêm về việc mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú không.

Mặt khác, mẹ hạn chế làm theo các phương cách chữa bệnh truyền miệng vì có thể dẫn đến nhiễm trùng các nốt mụn, gây hậu quả nghiêm trọng

Thường bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ bôi các loại thuốc lên tất cả các nốt mụn để phòng ngừa nhiễm khuẩn. Thường các loại thuốc là thuốc xanh methylen, thuốc đỏ eosin hay thuốc tím…

Nếu bệnh nặng, các nốt mụn sưng, chảy mủ, lở loét, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ điều trị bằng kháng sinh.

Phòng ốc nên thông thoáng, có ánh nắng chiếu vào càng tốt. Người bệnh nên sử dụng riêng các vật dụng cá nhân để an toàn cho các thành viên còn lại trong nhà.

Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách nghỉ ngơi hợp lý, ăn đầy đủ dưỡng chất, uống nhiều cam, chanh, nước ép trái cây…

Tắm rửa sạch sẽ bằng nước ấm và mặc đồ thông thoáng, thấm hút mồ hôi.

Mẹ nên làm gì khi mắc bệnh thủy đậu để nhanh khỏi bệnh?

Cách ngừa bệnh thủy đậu cho bé

Cách tốt nhất vẫn là nên tiêm phòng bệnh thủy đậu cho trẻ khi con được 12 tháng. Theo đó, mẹ sẽ không phải lo mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú không nếu chẳng may mẹ bị nhiễm bệnh.

Trẻ từ 12 tháng-12 tuổi: Tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 3 tháng. Tuy nhiên, lịch tiêm cho trẻ dưới 4 tuổi có chút thay đổi. Bác sĩ khuyến cáo mẹ nên chích mũi 1 cho bé vào lúc trẻ 12 tháng nhưng mũi 2 là vào lúc trẻ được 4-6 tuổi.

– Trẻ từ 13 tuổi trở lên (chưa mắc bệnh thủy đậu lần nào), tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng.

– Phụ nữ chuẩn bị có con nên hoàn tất việc tiêm trước khi có thai ít nhất 3 tháng.

Đang cho con bú có tiêm phòng thủy đậu được không?

Bên cạnh thắc mắc mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú không, nhiều mẹ còn muốn biết đang cho con bú có tiêm phòng thủy đậu được không

Mặc dù vắc xin ngừa thủy đậu là vắc xin sống giảm độc lực nhưng Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC) không chống chỉ định tiêm vắc xin thủy đậu cho các bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Nói cách khác, vắc xin thủy đậu được cho là không ảnh hưởng đến việc cho con bú trong khi người mẹ được tiêm. Không có bằng chứng về sự tồn tại của virus Varicella trong sữa mẹ và cũng không có khuyến nghị trì hoãn việc tiêm vắc xin thủy đậu trong thời kỳ hậu sản.

Đang cho con bú có tiêm phòng thủy đậu được không?

Những mẹ chưa có miễn dịch với bệnh thủy đậu có thể tiêm hai liều vắc xin thủy đậu trong giai đoạn hậu sản. Bác sĩ có thể tiêm liều đầu tiên cho mẹ trước khi xuất viện sau sinh em bé và liều tiếp theo là sau đó 4-8 tuần.

Nếu mẹ đang sống ở vùng có dịch hay địa phương có nguy cơ bùng phát dịch, bác sĩ cũng có thể khuyến nghị mẹ xem xét việc tiêm ngừa thủy đậu.

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp mẹ không còn băn khoăn mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú không.

Hương Lê

Nguồn

1. About Chickenpox

https://www.cdc.gov/chickenpox/about/index.html

Ngày truy cập: 1/9/2021.

2. Chickenpox

https://www.nhs.uk/conditions/chickenpox/

Ngày truy cập: 1/9/2021.

3. How long do babies carry their mother’s immunity?

https://www.nhs.uk/common-health-questions/childrens-health/how-long-do-babies-carry-their-mothers-immunity/

Ngày truy cập: 1/9/2021.

4. Is Varicella Vaccination Safe During Lactation?

https://www.aafp.org/afp/2004/0501/p2242.html

Ngày truy cập: 1/9/2021.

5. Your Baby and Breastfeeding

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=your-baby-and-breastfeeding-90-P02865

Ngày truy cập: 1/9/2021.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x