Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Việc cho con bú khi mẹ bị cảm có thể gây ra nhiều lo lắng; nhiều bà mẹ loay hoay tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Mẹ cho con bú bị cảm phải làm sao?”. Sau đây là câu trả lời và lưu ý dành cho mẹ.
Cúm là bệnh do một loại virus lây lan qua đường hô hấp bằng nhiều con đường khác nhau:
– Qua sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
– Qua những hạt nước nhỏ li ti mà người bệnh bắn ra
– Qua sự tiếp xúc với các đồ đạc nhiễm virus.
Khi virus xâm nhập vào sẽ cần qua hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Nếu hàng rào tự nhiên của cơ thể không cản được virus sẽ gây ra bệnh cúm với những biểu hiện như: Ho, hắt hơi, chảy mũi, khạc đờm trong, mệt mỏi, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao.
Bệnh cảm cúm không có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ chủ yếu là điều trị các triệu chứng lâm sàng, bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng 14 ngày. Tuy nhiên, có một số ít những người có sức đề kháng kém như người già, người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ có thể gặp những biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não màng não, viêm và hoại tử cơ, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.
Nhiều mẹ lo sợ khi bị cảm, việc cho con bú sẽ làm lây vi-rút qua cho bé; ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Vậy mẹ cho con bú bị cảm phải làm sao; trước hết, mẹ cần hiểu khi mẹ bị cảm có cho con bú được không?
Câu trả lời là mẹ nên cho con bú, ngay cả khi bị cảm. Và việc cho con bú không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé như đa số mọi người vẫn nghĩ. Mẹ chỉ nên ngừng cho con bú khi bị cảm nếu có chỉ định từ bác sĩ.
Không chỉ cảm cúm, những trường hợp mẹ bị bệnh do vi-rút gây ra đều vẫn nên cho con bú. Vì khi cơ thể mẹ mang vi-rút gây bệnh; bé cưng cũng đã có nguy cơ nhiễm bệnh; ngay cả khi chưa có biểu hiện cụ thể. Việc cho con bú lúc này sẽ không làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh mà ngược lại sẽ giúp bé cưng tăng cường sức đề kháng; giúp cơ thể đánh bại vi-rút gây bệnh.
Vì khi bị bệnh, cơ thể mẹ sẽ sản sinh chất đề kháng. Những kháng thể này cũng có trong sữa mẹ. Cho con bú là cách tốt nhất để giúp bé tăng cường kháng thể chống bệnh. Hơn nữa, nghiên cứu cũng cho biết; bé bú mẹ sẽ có hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn so với những bé khác.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao? 7 mẹo hiệu quả tức thì!
Mẹ cho con bú bị cảm mà ngừng cho bé bú chẳng những không tốt mà còn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Vì khi bạn ngừng cho bú sẽ làm ngực căng tức sữa, lâu dần có thể làm tắc tia sữa, hoặc nghiêm trọng hơn là áp xe vú.
Bên cạnh đó, ngưng cho con bú trong thời gian dài cũng ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ. Thậm chí còn có thể là nguyên nhân gây mất sữa.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Không cho con bú bao lâu thì mất sữa?
Với những trường hợp cảm sốt thông thường; việc tạm thời ngưng bú sữa là không cần thiết. Tuy nhiên, mẹ nên đặc biệt lưu ý đến nguyên nhân gây sốt và nên dừng cho bú trong trường hợp:
Vậy mẹ đã biết vẫn nên cho con bú ngay cả khi bị cảm; sau đây là một số gợi ý “mẹ cho con bú bị cảm phải làm sao”; và những lưu ý để chăm sóc sức khỏe.
Để tránh lây sang cho bé, mẹ bị cảm cho con bú cần làm một số điều như:
Mẹ bị cảm cúm khi cho con bú có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho trẻ sơ sinh. Do đó, mẹ cho con bú bị cảm cúm cần biết uống thuốc gì; và những cách chữa cảm cúm khi cho con bú khác.
Theo khuyến nghị của CDC Hoa Kỳ, mẹ cho con bú bị cảm cúm có thể uống những loại thuốc sau:
Panadol có thành phần chủ yếu là paracetamol, hoạt chất có tác dụng hạ sốt, giảm đau. Nghiên cứu cho thấy, hàm lượng paracetamol ở liều dùng khuyến nghị không gây bất cứ tác dụng phụ nào cho mẹ cũng như bé bú mẹ.
Ibuprofen cũng được xem là an toàn với những người nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, nếu bị loét dạ dày hoặc hen suyễn, mẹ không nên dùng ibuprofen.
Tuy nhiên, mẹ bị cảm cúm chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý uống thuốc nếu chưa tham khảo qua ý kiến bác sĩ mẹ nhé.
Ngoài biết mẹ cho con bú bị cảm cúm phải uống thuốc gì, uống làm sao? Có một cách hữu ích hỗ trợ chữa cảm cúm khi cho con bú:
Nếu mẹ quá ốm và lo lắng về việc cho con bú; hãy vắt sữa và nhờ người khác cho con bú trong khi thời gian mẹ hồi phục.
Ngoài Paracetamol, một viên Panadol còn chứa khoảng 65mg caffeine. Cả Paracetamol và caffeine đều có thể chuyển hóa vào sữa mẹ. Tuy không gây nguy hiểm, nhưng để hạn chế tối đa ảnh hưởng của thuốc đến bé cưng, mẹ cho con bú nên lưu ý những điều sau:
Tóm lại, mẹ cho con bú bị cảm phải làm sao? Trong các trường hợp thông thường; mẹ cho con bú bị cảm vẫn nên tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ để duy trì nguồn sữa cũng như tăng cường sức đề kháng; giúp bảo vệ con khỏi nguy cơ nhiễm bệnh.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Influenza (Flu)
https://www.cdc.gov/breastfeeding/breastfeeding-special-circumstances/maternal-or-infant-illnesses/influenza.html
Ngày truy cập: 12.08.2022
2. Contraindications to Breastfeeding or Feeding Expressed Breast Milk to Infants
https://www.cdc.gov/breastfeeding/breastfeeding-special-circumstances/contraindications-to-breastfeeding.html
Ngày truy cập: 12.08.2022
3. Breastfeeding – Frequently Asked Questions
https://www.aap.org/en/patient-care/breastfeeding/frequently-asked-questions/
Ngày truy cập: 12.08.2022
4. Medication Safety Tips for the Breastfeeding Mom
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/breastfeeding/Pages/Medications-and-Breastfeeding.aspx
Ngày truy cập: 12.08.2022
5. Protect Against Flu: Caregivers of Infants and Young Children
https://www.cdc.gov/flu/highrisk/infantcare.htm
Ngày truy cập: 12.08.2022