Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 06/07/2016

Ngực mẹ nhỏ, con ít sữa bú?

Ngực mẹ nhỏ, con ít sữa bú?
"Tôi luôn muốn nuôi con bằng sữa của mình nhưng vẫn thầm lo sẽ không đủ sữa do ngực nhỏ. Việc bộ ngực nhỏ của tôi có thể tạo đủ sữa để nuôi một đứa bé dường như là điều không thể", chị Phạm Thanh Tâm (35 tuổi, TP.HCM) chia sẻ.

Trên thực tế, bộ ngực nhỏ không phải là một bất lợi cho những người nuôi con bằng sữa mẹ. Thậm chí, ngực lớn có thể khiến việc cho con bú trở nên khó khăn hơn, bởi vì phụ nữ có ngực lớn phải lo lắng nhiều hơn về sự căng sữa, tư thế cho bú. Trẻ sơ sinh có miệng nhỏ nên khó ngậm núm vú lớn, bộ ngực lớn cũng nặng nề hơn khi có sữa, dẫn đến nhu cầu về áo ngực “hạng nặng” và gây khó khăn khi duy trì tư thế cho bú lý tưởng.

Các mô mỡ tạo nên sự tròn trịa của bầu ngực và bảo vệ các cấu trúc bên trong khỏi chấn thương. Lượng mô béo và kích cỡ của ngực không liên quan đến khả năng tạo sữa, nên những người có ngực “khiêm tốn” vẫn có thể tạo đủ sữa như những người đầy đặn hơn.

Yếu tố ảnh hưởng việc cho con bú
Dù “khiêm tốn”, ngực bạn vẫn sẽ cung cấp đủ lượng sữa cho cục cưng

Khi bạn nuôi con bằng sữa mẹ, ngực liên tục tạo sữa và tích lũy trong tuyến sữa giữa các lần cho bú. Khi bú, bé sẽ uống gần hết phần sữa trong ngực – thường khoảng 75-80%. Những phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ có thể tạo ra một lượng sữa bằng nhau trong 24 giờ bất kể kích cỡ của ngực, nhưng những phụ nữ có ngực lớn có “sức chứa” lớn hơn những người ngực nhỏ. Những mẹ có bầu ngực lớn có thể dự trữ nhiều sữa hơn giữa các lần cho bú, đôi khi nhiều hơn nhiều lần so với ngực nhỏ. Ví dụ: Nếu một ngực lớn chứa được 180ml, và bé bú 120ml mỗi bên (tổng cộng là 240ml) thì mỗi bên ngực sẽ còn lại 60ml (tổng cộng là 120ml) cho lần bú tiếp theo, chưa kể lượng sữa tạo ra khi bé bú.

Ngực nhỏ hơn có thể chứa 120ml mỗi bên. Nếu bé bú 90ml mỗi bên (tổng cộng là 180ml) thì mỗi bên ngực sẽ còn lại 30ml (tổng cộng là 60ml) cho lần bú tiếp theo, chưa kể lượng sữa tạo ra khi bé bú.

Do sự khác biệt về “sức chứa”, phụ nữ có ngực nhỏ hơn có thể cần phải cho bú thường xuyên hơn, bởi vì con của họ uống được ít hơn trong mỗi lần bú. Phụ nữ có ngực lớn hơn có thể cho nhiều sữa hơn trong mỗi lần cho bú nên bé sẽ không phải bú nhiều lần trong ngày, hoặc bé chỉ bú một bên ngực mỗi lần bú.

Tất cả những chỉ dẫn này áp dụng cho những em bé “trung bình”. Mặc dù ngực lớn hơn thường có sức chứa lớn hơn ngực nhỏ nhưng không nhất thiết có nghĩa là bé sẽ bú ít hoặc nhiều lần hơn trong ngày chỉ vì kích thước ngực của bạn.

Một người mẹ có bộ ngực lớn có thể phải cho con bú nhiều lần hơn so với người mẹ ngực nhỏ vì mỗi cặp mẹ con là duy nhất. Những khác biệt cá nhân này là một trong những lý do tại sao chúng ta nên cho bé bú khi bé có nhu cầu thay vì cho bú theo giờ cố định. Bé sẽ lấy đi lượng sữa cần thiết trong mỗi lần bú, và đây là yếu tố quyết định bé cần bú bao nhiêu lần chứ không phải là cái đồng hồ.

Có một vài ngoại lệ đối với quy luật “kích thước ngực không có gì liên quan đến khả năng tạo ra lượng sữa cần thiết”. Một số ít phụ nữ (ước tính khoảng một trên một nghìn) bị thiếu mô tuyến (IGT) ở ngực. Tình trạng này cũng được gọi là thiểu sản tuyến vú. Những người bị IGT không phát triển đủ mô tạo sữa trong giai đoạn thiếu nữ và mang thai nên không có khả năng tạo ra đủ sữa. Người mẹ bị IGT có thể tạo ra một ít sữa, và lượng sữa dù nhỏ cũng rất có lợi về mặt dinh dưỡng cho bé.

Điều quan trọng cần nhớ là việc nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ là một hệ thống cung cấp sữa. Bất kỳ lượng sữa mẹ nào mà bé nhận được điều có giá trị dinh dưỡng và hỗ trợ miễn dịch. Hơn nữa, sự gần gũi đặc biệt mà bạn cảm thấy khi cho bé bú không phụ thuộc vào số lần bé bú hoặc lượng sữa bạn có thể tạo ra.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x