Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Hiện tượng trớ sữa thường gặp hầu hết ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là khi trẻ ăn no, vặn mình. Tuy nhiên, Mẹ cần tìm hiểu kỹ xem trẻ sơ sinh bị trớ sữa hay ọc sữa là hiện tượng tự nhiên hay dấu hiệu bệnh lý.
Nôn trớ hoặc trớ sữa ở trẻ sơ sinh (Vomiting in Baby) là biểu hiện thức ăn trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản rồi trào ra miệng. Hiện tượng trớ sữa thường gặp hầu hết ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là khi trẻ ăn no, vặn mình. Nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nôn trớ cũng là biểu hiện của một bệnh lý, và thường đi kèm với những dấu hiệu khác như:
Trẻ sơ sinh bị trớ, ọc sữa là hiện tượng thường gặp ở các bé từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi.
Hầu như trẻ sơ sinh nào cũng nôn trớ, ọc sữa. Đa số đây là một hiện tượng không đáng lo ngại. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nôn trớ, ọc sữa là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, dạ dày nằm ngang và cơ thắt tâm vị còn yếu. Do đó, khi trẻ ăn no thường dễ dẫn tới hiện tượng nôn trớ.
Ngoài ra, một số nguyên nhân sinh lý khác khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa, nôn trớ chính là cha mẹ cho bé bú, ăn quá nhiều; trẻ vừa bú, ăn xong đã cho trẻ nằm; quấn tã quá chặc.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân liên quan đến bệnh lý cha mẹ hãy đọc tiếp ở dưới nhé!
Nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ sơ sinh bị trớ sữa có thể là do:
>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Nguyên nhân bé ăn cháo hay bị nôn và cách xử lý
Nôn trớ ở trẻ sơ sinh rất phổ biến và thường không gây hại. Tuy nhiên, khi tình trạng nôn trớ trở nên nghiêm trọng hơn, trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày và lượng thức ăn nôn trớ ra rất nhiều thì đã trở thành bệnh lý ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Trẻ sơ sinh bị trớ sữa liên tục dù không bú hoặc bị ói ra rồi bú, bú xong lại ói có thể là do các dị tật ở đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng. Một số bệnh đường tiêu hóa tắc ruột, lồng ruột hay gặp ở những trẻ sau 3 tháng tuổi. Trẻ đột nhiên ói, đang bú bình thường bỗng nhiên khóc thét lên, ưỡn bụng, bụng có thể nổi phồng lên… cần phải xử trí cấp cứu càng sớm càng tốt.
Với những trẻ sơ sinh hay bị trớ sữa và bị co giật, có dấu hiệu chậm tăng cân, tiêu chảy kém hấp thu, suy dinh dưỡng mẹ nên xem lại thực đơn dinh dưỡng cho bé, hoặc dinh dưỡng hàng ngày của mình trong trường hợp bé bú mẹ và đưa bé đến bệnh viện chuyên khoa nhi để bác sĩ khám tìm nguyên nhân cho bé. Đây là có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang bị thiếu canxi, cần được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị.
>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Cách làm sữa chua cho bé
Trẻ sơ sinh hay nôn trớ phải làm sao? Mẹ hãy thực hiện các bước dưới đây:
Hi vọng những cách trên đã giúp mẹ biết xử trí trẻ sơ sinh hay nôn trớ phải làm sao.
>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Cho bé bú bình đúng cách để con yêu tránh bỏ bú, sặc sữa, đầy hơi…
Mẹ có thể giúp bé loại trừ những nguy cơ trẻ bị trớ sữa bằng cách chia nhỏ thời gian bú để giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, nếu mẹ chưa biết khi trẻ sơ sinh bị trớ sữa làm sao khắc phục, mẹ có thể tham khảo một số cách giúp bé như:
Nếu đã thử khắc phục nhiều cách nhưng trẻ sơ sinh bị trớ sữa vẫn cứ tái diễn, hãy đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và nhận lời khuyên từ chuyên gia.
>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Tư thế cho con bú đúng cách để bé không bị sặc sữa và các vấn đề khi cho con bú
Với các mẹ mới có con lần đầu, chắc chắn trong quá trình nuôi dạy con sẽ gặp hiện tượng trẻ sơ sinh hay bị trớ sữa. Quan trọng là mẹ đủ kiến thức để xử lý. Lời khuyên là mẹ nên chú ý khi thấy trẻ sơ sinh bị trớ kèm theo sốt, ho, phát ban, đau bụng quằn quại, co giật… Đây không phải là nôn sinh lý mà là dấu hiệu bệnh lý, liên quan tới việc trẻ bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm trùng đường ruột hay nhiễm khuẩn tiêu chảy, viêm màng não, dị ứng sữa… Với những trường hợp này, mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để trẻ được thăm khám và xử trí kịp thời.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Vomiting in children
https://www.healthdirect.gov.au/vomiting-in-children
Ngày truy cập: 08/03/2023
2. Vomiting (0-12 Months)
https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/vomiting-0-12-months/
Ngày truy cập: 08/03/2023
3. First Aid: Vomiting
https://kidshealth.org/en/parents/vomiting-sheet.html
Ngày truy cập: 08/03/2023
4. Vomiting in children and babies
https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/stomach-liver-and-gastrointestinal-tract/vomiting-in-children-and-babies
Ngày truy cập: 08/03/2023
5. Infant Vomiting
https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/abdominal/Pages/Infant-Vomiting.aspx
Ngày truy cập: 08/03/2023