Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Bích Trâm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 21/10/2020

Mẹ nhiều sữa quá phải làm sao là lo lắng không ngờ của nhiều sản phụ!

Mẹ nhiều sữa quá phải làm sao là lo lắng không ngờ của nhiều sản phụ!
Dấu hiệu của hiện tượng tiết sữa quá nhiều là mẹ hay căng tức bầu ngực và hay bị rỉ sữa, khi bé bú ở một bên thì bên kia cũng tiết sữa nhiều. Tình trạng này có thể khiến bé bị đầy hơi, thậm chí thiếu dinh dưỡng do không kiểm soát được dòng sữa.

Tiết sữa quá nhiều là gì?

Tiết sữa quá nhiều là khi lượng sữa trong cơ thể bạn tạo ra vượt xa so với nhu cầu của bé. Sữa có thể phun ra nhanh và mạnh khiến việc cho bé bú trở nên khó khăn. Nhiều trường hợp sữa rỉ hoặc phun thành tia và trào ra rất nhiều. Lúc này, câu hỏi đặt ra là mẹ nhiều sữa quá phải làm sao?

Một số dấu hiệu của hiện tượng tiết sữa quá nhiều?

Dấu hiệu của mẹ:

  • Ngực mẹ có cảm giác căng. Mẹ có thể bị tắc tia sữa hoặc viêm vú.
  • Mẹ hay thấy căng tức bầu ngực và đau khi cho bé bú.
  • Ngoài ra, ngực mẹ cũng có thể rỉ sữa giữa những lần cho bé bú làm ướt áo ngực.
  • Khi cho bú ở ngực bên này, ngực bên kia cũng tiết sữa rất nhiều.

Các triệu chứng này có thể diễn ra trong tuần đầu sau khi sinh hoặc sau đó một chút, khoảng hai đến ba tuần sau khi sinh khiến nhiều bạn cũng hoang mang không biết mẹ nhiều sữa quá phải làm sao. Ba tháng sau khi sinh, nguồn sữa sẽ tự điều chỉnh, nhưng nếu thắc mắc mẹ nhiều sữa quá phải làm sao không được xử lý, tình trạng sữa nhiều này có thế kéo dài từ bốn đến năm tháng sau khi sinh.

Dấu hiệu của bé:

  • Nếu tia sữa phun ra quá nhanh hoặc quá mạnh, bé sẽ giãy ra hoặc bị sặc ngay sau tia sữa đầu tiên.
  • Bé cũng có thể bú trong khoảng năm đến mười phút rồi cố kiềm chế tia sữa bằng cách cắn vào núm bạn.
  • Bé có thể thường xuyên đòi bú hoặc không chịu bú, nhõng nhẽo, vặn vẹo hoặc gồng mình khi đang bú. Bé cũng thường xuyên nhả sữa ra sau khi bú làm mẹ tưởng bé bị trớ sữa.
  • Bé có thể no và ngừng bú trước khi bú đến phần sữa cuối có chất béo cao (thường nằm sâu trong ngực mẹ). Hậu quả là có quá nhiều lactose trong bụng bé dẫn đến đầy hơi, tiêu tiểu nhiều, phân thỉnh thoảng có màu xanh và sủi bọt.
  • Bé tăng cân rất nhanh hoặc rất chậm.
mẹ nhiều sữa quá phải làm sao
Trong khi nhiều mẹ lo lắng vì sữa không về thì cũng có những mẹ bối rối khi thấy sữa về quá nhiều

Nguyên nhân của hiện tượng mẹ quá nhiều sữa là gì?

Một số phụ nữ tiết ra nhiều sữa hơn bình thường tới mức phải đặt ra câu hỏi mẹ nhiều sữa quá phải làm sao. Với trường hợp này, chỉ cần để cơ thể tự động điều chỉnh lượng sữa cho phù hợp với nhu cầu của bé là được. Dù vậy, một số phụ nữ vẫn tiết nhiều sữa sau quá trình điều chỉnh.

Đây là vấn đề thường gặp ở các bà mẹ có nhiều tuyến sữa trong ngực. Trung bình trên mỗi bên ngực của mẹ có khoảng từ từ 100.000 đến 300.000 tuyến sữa. Những người tiết nhiều sữa có số tuyến sữa gần như tối đa.

Đôi khi các mẹ có những hành động vô tình khiến cơ thể tiết ra nhiều sữa như dùng máy hút sữa quá nhiều. Thiếu cân bằng một số hormone, khối u ở tuyến yên và một số loại thuốc đều có thể kích thích cơ thể tiết nhiều sữa.

Mẹ nhiều sữa quá phải làm sao?

Bạn có thể gặp chuyên gia tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ để được hướng dẫn giảm lượng sữa của mình. Chuyên gia có thể kiến nghị:

  • Trước khi cho bé bú, bạn nên dùng máy hút sữa hoặc dùng tay để nặn bớt sữa. Bạn có thể bỏ phần sữa này hoặc trữ vào chai để dùng sau. Tuy nhiên, không nên bơm quá nhiều nếu bạn đang muốn điều chỉnh nguồn sữa của mình. Chọn chế độ thấp nhất nếu dùng máy bơm.
  • Bạn cũng có thể dùng máy hút hết sữa ở hai bên ngực. Sau đó, cho bé bú từ hai đến bốn lần liên tục ở một bên ngực. Bé muốn bú bao nhiêu, cho bé bú bấy nhiêu nhưng nhớ là chỉ dùng một bên ngực mà thôi. Mẹ có thể hút một ít sữa ở ngực bên kia để giảm căng tức. Phương pháp này sẽ bắt đầu có hiệu quả trong 24 đến 48 giờ. Ngoài ra, nếu mẹ có thói quen hút sữa để trữ cho bé sử dụng dần, hãy ngừng hút cho đến khi nào lượng sữa mẹ tiết ra tương đương với nhu cầu của bé. Đây là cách đơn giản để trả lời câu hỏi mẹ nhiều sữa quá phải làm sao.
  • Bạn kích thích ngực mình càng nhiều và bơm càng nhiều sữa, cơ thể sẽ lầm tưởng rằng bé có nhu cầu rất lớn nên sẽ sản xuất nhiều sữa hơn. Hãy cho bé bú trước khi bé quá đói hoặc sau khi bé mới ngủ dậy. Những lúc này, bé sẽ không bú quá mạnh, đồng nghĩa với việc ngực ít bị kích thích hơn.
  • Một số tư thế cho bú sẽ giúp bé đối phó với dòng sữa tốt hơn. Để trả lời câu hỏi mẹ nhiều sữa quá phải làm sao, bạn thử để bé bú với tư thế ngồi, bụng áp bụng với mẹ còn mẹ dựa ra sau để trọng lực làm chậm dòng sữa. Mẹ cũng có thể cho bé bú khi nằm nghiêng và dùng một cái khăn lót bên dưới để hứng sữa chảy ra.
  • Nếu thấy bé nuốt sữa quá nhanh hoặc dòng sữa quá mạnh, để bé tạm ngừng bú, vỗ nhẹ vào lưng để bé có thể ợ bớt hơi rồi cho bé bú tiếp.
  • Một số phụ nữ dùng “núm vú hỗ trợ cho bú” để kiểm soát dòng sữa. Chuyên viên tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ có thể hướng dẫn bạn sử dụng vật này.
  • Lưu ý các triệu chứng tắc tia sữa hoặc viêm vú. Nếu bị các chứng này, mẹ phải điều trị xong rồi mới thực hiện các bước điều chỉnh nguồn sữa.

Nếu đã thực hiện tất cả các biện pháp kể trên nhưng không có hiệu quả, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa. Trong một số trường hợp, điều trị bằng thuốc có thể giải quyết vấn đề tiết nhiều sữa. Trong lúc này, nhớ rằng việc bé không thể bú một cách thoải mái không có nghĩa là bé không yêu bạn.

Tiết nhiều sữa có ảnh hưởng đến bé hay không?

Nếu nhìn vào mặt tốt của vấn đề thì hiện tượng này đảm bảo bé có đủ thức ăn. Tuy vậy, những trẻ có mẹ tiết nhiều sữa thường được bú nhiều sữa đầu hơn là sữa cuối dẫn đến hiện tượng đầy hơi. Một số trẻ lại không uống đủ sữa vì không thể kiểm soát dòng sữa. Nếu việc này kéo dài sẽ khiến bé thiếu dinh dưỡng.

Nếu đã thực hiện những biện pháp trong bài nhưng vẫn không cải thiện được tình trạng tiết nhiều sữa, thay vì cứ mãi thắc mắc mẹ nhiều sữa quá phải làm sao thì bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Có thể tiếp tục cho bé bú được không?

Có thể, vì tiếp tục cho bé bú cũng góp phần giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, mẹ có thể cần phải thử nhiều tư thế, phương pháp để lượng sữa tiết ra tương ứng với nhu cầu của bé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x