Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Kiều Vân
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 07/04/2022

Đau bầu sữa khi cho con bú: 3 nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Đau bầu sữa khi cho con bú: 3 nguyên nhân và giải pháp khắc phục
Sữa mẹ là thực phẩm hoàn hảo nhất của tự nhiên dành cho trẻ sơ sinh, làm tăng sức đề kháng, nuôi dưỡng nguồn sinh lực dồi dào mang đến cho con sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống. Đặc biệt nó còn là sợi dây vô hình gắn kết tình mẫu tử thiêng liêng giữa mẹ và bé. Đây là lý do tại sao tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu.

Tuy nhiên, công việc tưởng chừng như đơn giản này cũng có thể khiến cho nhiều bà mẹ phải đau đầu. Với các bà mẹ “mới toanh” khi lần đầu cho con bú chắc hẳn sẽ gặp không ít khó khăn cũng như cảm giác đau bầu ti tưởng chừng như mẹ không thể tiếp tục cho con bú Vậy nguyên nhân cơn đau bầu sữa khi cho con bú khiến mẹ lo lắng là gì? Cách khắc phục cho mẹ như thế nào? MarryBaby mời mẹ xem bài viết bên dưới.

1. Bầu vú căng, đau bầu sữa khi cho con bú do tắc tia sữa

Nguyên nhân gây tắc tia sữa

Đau bầu sữa khi cho con bú có thể đến từ nguyên nhân mẹ bị tắc tia sữa. Về cơ bản, các tuyến tạo sữa trong vú được chia thành các múi với các ống dẫn sữa là ống hẹp có nhiệm vụ dẫn sữa từ các đoạn đến núm vú. Nói một cách nôm na, các tuyến sữa được sắp xếp hơi giống một quả cam.

Mẹ có thể bị tắc ống dẫn sữa khi bất kỳ một trong các đoạn vú không thoát sữa đúng cách trong khi cho con bú. Điều này có thể xảy ra nếu con bạn không ngậm vú mẹ vào miệng đủ sâu để bú một cách hiệu quả – hay còn gọi là bú đúng “khớp ngậm”. Bạn cũng có thể mắc chứng này nếu bé bị tưa lưỡi.

Theo NCT – Tổ chức New Parent Support (Anh), đôi khi ống dẫn sữa bị tắc có thể xảy ra nếu mô vú của mẹ bị kích thích vì những lý do khác. Điều này có thể là do mẹ mặc áo ngực quá chật hoặc thắt dây an toàn ngang ngực trong một hành trình dài trên ô tô hoặc tư thế ngủ sấp khiến ngực bị đè và ống dẫn sữa bị tắc.

Biểu hiện tắc tia sữa: Mẹ cảm thấy vùng vú nóng, nặng và cứng. Khi rờ vào vú có cảm giác như nổi cục, mặc dù dịch sữa vẫn được tiết ra. Nếu tình trạng kéo dài, mẹ có thể bị sốt, nhiễm trùng vú.

đau bầu sữa khi cho con bú
Tắc tia sữa có thể gây nên tình trạng đau bầu sữa khi cho con bú.

Đau bầu sữa khi cho con bú vì tắc tia sữa: Một số biện pháp khắc phục tại nhà

Ðây là hiện tượng căng sữa bình thường, khi người mẹ cảm thấy bầu vú bị cương lên, hơi đau thì nên cho trẻ bú nhiều lần để hút bớt sữa ra, hoặc dùng tay nắn nhẹ vắt sữa ra. Trong vòng 1 – 2 ngày, vú mẹ sẽ tự điều chỉnh theo nhu cầu của trẻ và sẽ hết căng.

Đau bầu sữa khi cho con bú có nguy hiểm không? Nếu vú bị căng to, càng lúc càng to dần, sờ đau, cứng rắn, bề mặt da đỏ, nóng rực, sản phụ có thể hơi hâm hấp sốt,… Mẹ có thể làm theo các bước cách như sau để giảm cơn đau:

  • Chườm khăn ấm lên 2 bên ngực trước khi cho bé bú từ 3-5 phút để giúp sữa chảy dễ dàng hơn.
  • Sau đó, mát-xa hai vú theo hình tròn hướng về vùng có quầng và núm vú, giúp sữa chuyển xuống.
  • Xoa bóp thêm bên dưới cánh tay nếu vùng này cứng và khó chịu.

Ngoài ra hiện nay, một số bệnh viện, có sử dụng đèn hồng ngoại và đèn chiếu ánh sáng xanh giảm tác động của việc tắc tia sữa, cương sữa, giúp thông tia, làm mềm bầu vú. Do vậy trong trường hợp cơn đau kéo dài, thai phụ nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và xử trí kịp thời, tránh những biến chứng không đáng có.

>>> Có thể mẹ quan tâm: Các bệnh về vú khi cho bé bú

2. Nứt núm vú, tụt đầu vú: Nguyên nhân đau bầu sữa khi cho con bú

Thông thường đầu vú nhô cao lên trên bề mặt của quầng vú. Khi mang thai, đầu vú càng to hơn, càng nhô hẳn lên. Trường hợp nếu đầu vú tụt sâu vào trong, trẻ sẽ không thể bú được. Sữa bị tích đọng trong vú gây tắc tia sữa, viêm tuyến sữa.

Do đó, trong thai kỳ, mẹ cần chăm sóc bầu vú cẩn thận để không ảnh hưởng đến lượng sữa con bú sau này.

Một số biện pháp mẹ có thể làm trong giai đoạn bị nứt hoặc thụt đầu vú như sau:

Rửa, hoặc tắm bằng nước sạch, là tất cả những gì cần thiết để giữ cho ngực và núm vú sạch sẽ. Tuy nhiên, mẹ không cần phải rửa bằng xà phòng hoặc bôi cồn vì có thể sẽ khiến vết nứt lở loét và đau rát hơn.

Trường hợp núm vú bị xước hoặc rạn nứt, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn dùng loại dầu dưỡng ẩm hoặc cách khắc phục theo y khoa hiệu quả, an toàn. Tránh làm theo các kinh nghiệm dân gian vì có thể ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng của sữa mẹ.

Đau bầu sữa khi cho con bú, mẹ cần làm gì? Nếu thấy đầu vú tụt vào, mẹ có thể dùng tay kéo nhẹ đầu vú ra ngoài, công việc này cần thực hiện đều đặn và làm hằng ngày mẹ nhé. Một cách khá hữu hiệu cho các mẹ bị thụt đầu ti nhẹ, đó là hãy “tích cực” cho con bú mẹ trực tiếp. Tác động từ việc bú mẹ của em bé có thể giúp đầu ti bị thụt được kéo ra ngoài. Đồng thời, mẹ cần mặc áo lót cho con bú mỏng, thấm hút mồ hôi, khô thoáng để tránh vi khuẩn phát triển phía trong áo ngực.

>>> Mẹ có thể tham khảo: Cách chữa nứt cổ gà tại nhà đơn giản và hiệu quả cho mẹ

đau bầu sữa khi cho con bú
Khi bị đau bầu sữa khi cho con bú, mẹ nên chọn loại áo ngực mỏng, nhẹ, kháng khuẩn để tránh dẫn đến tình trạng nhiễm trùng vú.

3. Đau bầu sữa khi cho con bú vì bị viêm tuyến sữa

Trong thời kỳ cho con bú, mẹ rất dễ bị viêm tuyến sữa do vi khuẩn xâm nhập vào mô vú gây ra, thông qua vết nứt trên núm vú.

Nguyên nhân là vì tư thế cho bú không đúng làm trẻ khó bú, khiến trẻ không nhận được sữa, trẻ có thể làm tổn thương vùng da (nứt) đầu núm vú do trẻ day đi day lại hoặc lôi kéo núm vú; hoặc do núm vú tụt vào hoặc bằng phẳng quá, trẻ sẽ cắn mút đầu vú, hình thành nên những vết thương nhỏ và loét rộng ra

Mặt khác, viêm tuyến sữa còn có thể là do mẹ nặn/hút sữa nhưng chưa biết cách làm đúng, không giữ vệ sinh núm vú. Nên kết quả là, núm vú bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập qua vết nứt của đầu vú, dẫn đến viêm tuyến sữa.

Đau bầu sữa khi cho con bú, nhất là khi mẹ bị viêm tuyến sữa, thường có những biểu hiện chủ yếu như: Vú bị viêm, sưng, ấn thấy đau, sữa tiết ra không thông suốt, da vú hơi đỏ, người bệnh có cảm giác sốt, sợ rét. Nặng hơn sẽ sốt, đau đớn rất khó chịu, tuyến sữa có mủ,… Nếu không được điều trị sẽ có thể dẫn đến biến chứng bại huyết, áp-xe vú…

đau bầu sữa khi cho con bú
Cho con bú trực tiếp là một trong những giải pháp giúp giảm đau bầu sữa khi cho con bú. Mẹ sẽ cảm thấy cơn đau giảm dần sau nhiều lần cho bé bú kết hợp với việc điều trị khác theo hướng dẫn chuyên khoa của bác sĩ.

Một số giải pháp khắc phục

  • Ngoài cách sử dụng thuốc kháng sinh để chữa viêm tuyến vú, việc tiếp tục cho con bú cũng như chú ý vắt sữa đúng cách sẽ giúp rút ngắn thời gian nhiễm bệnh và giảm tình trạng đau bầu sữa khi cho con bú.
  • Trên thực tế, cho con bú chính là cách tốt nhất để mẹ có thể lấy hết sữa ra. Sữa này vẫn an toàn cho trẻ vì dịch tiêu hóa trong cơ thể trẻ có khả năng tiêu diệt vi khuẩn.
  • Trước khi cho con bú, mẹ cần làm sạch vú bằng vải thấm nước ấm khoảng 15 phút. Làm như vậy ít nhất 3 lần một ngày. Điều này giúp sữa dễ ra hơn. Ngoài ra mẹ cũng có thể mát-xa bên ngực bị viêm.
  • Nếu có thể, mẹ hãy cho bé bú cả hai bên. Lý tưởng nhất là bắt đầu ở bên viêm để trẻ bú hết sữa. Bên ngực bị viêm quá đau, mẹ có thể cho bé bú bên còn lại trước. Sau khi sữa đã ra đều, mẹ cho bé bú lại bên bị viêm. Mẹ có thể bơm hoặc vắt sữa nếu việc cho trẻ bú khiến ngực mẹ đau.
  • Sử dụng kem có chứa lanolin như Lansinoh có thể làm vết nứt mau lành và giảm cơn đau.

Phần lớn các mẹ đều vượt qua cơn đau bầu sữa khi cho con bú và cho trẻ bú thành công ngay sau đó. Trong trường hợp bệnh gây đau đớn, mẹ nhớ lấy hết nguồn sữa còn tích tụ bên trong bầu ngực ra ngoài thường xuyên. Ngoài ra, mẹ cũng đừng ngần ngại đi khám nếu thấy bệnh có dấu hiệu bất thường và không thấy dấu hiệu tình trạng thuyên giảm để được bác sĩ tư vấn cách chăm sóc và điều trị hiệu quả.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Đẻ mổ ăn gì để nhiều sữa? Thực đơn vàng dành cho mẹ bỉm

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Xử trí những phiền toái ở vú sau sinh

http://bachmai.gov.vn/tin-tuc-va-su-kien/y-hoc-thuong-thuc-menuleft-32/2801-x-tri-nh-ng-phi-n-toai-vu-sau-sinh.html

Ngày truy cập: 15/1/2022

2. Mẹ bị viêm tuyến vú có nên tiếp tục cho trẻ bú?

https://hellobacsi.com/mang-thai/cham-soc-me-sau-sinh/chu-de-sau-sinh-khac/me-bi-viem-tuyen-vu-co-nen-tiep-tuc-cho-tre-bu/

Ngày truy cập: 15/1/2022

3. Mastitis

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mastitis/basics/lifestyle-home

Ngày truy cập: 15/1/2022

4. Mastitis While Breast-Feeding – Home Treatment

http://www.webmd.com/parenting/baby/tc/mastitis-while-breast-feeding-home-treatment#2

Ngày truy cập: 15/1/2022

5. Why Breast Massages Should Be A Thing

https://www.okwhatever.org/topics/naughty/breast-massage-benefitshttps://www.okwhatever.org/topics/naughty/breast-massage-benefits

Ngày truy cập: 15/1/2022

6. Blocked milk ducts

https://www.nct.org.uk/baby-toddler/feeding/common-concerns/blocked-milk-ducts

Ngày truy cập: 15/1/2022

x