Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 14/09/2016

Nuôi con bằng sữa mẹ: Mâu thuẫn xưa và nay

Nuôi con bằng sữa mẹ: Mâu thuẫn xưa và nay
Nuôi con bằng sữa mẹ tưởng là chuyện hiển nhiên, đơn giản ai cũng làm được và thời nào cũng thế. Nhưng có nghe các mẹ của MarryBaby chia sẻ mới thấy nhiều chuyện xưa và nay khác biệt quá nhiều
Nuôi con bằng sữa mẹ: Quan niệm xưa và nay
Không phải kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ nào cũng đúng đâu mẹ nhé!

1/ Muôn kiểu gọi sữa về

Phần lớn các mẹ sau khi sinh thường chưa có sữa cho con bú ngay nên thường áp dụng những kinh nghiệm được truyền lại từ ngày xưa: dùng lược và lá mít chải ti cho sữa nhanh về, ủ cơm nếp, ủ rượu… Thậm chí có mẹ chồng còn dùng cả quần đùi của con trai hơ than bồ kết để chà lên ngực con dâu nhằm làm mẹo cho sữa nhanh về. Không biết kết quả đến đâu nhưng chị Hoàng Anh (Thủ Đức) chia sẻ: “Mình sinh mổ, sau sinh vẫn cho con ti nhưng sữa chưa về chưa ra nhiều, ngực cũng không căng lên. Bà nội thì xót cháu không có sữa bú nên làm đủ cách, từ chải lá mít đến mát xa, nhào nặn đủ cách khiến các nang sữa của mình bị vỡ và tắc sữa ngay ngày thứ 3 sau sinh. Lúc bị áp-xe đến bác sĩ siêu âm mới biết nguyên nhân. Lúc đấy vừa đau vừa giận bản thân không cương quyết vì thật ra đến ngày thứ 3 sau sinh nếu cho bé bú mẹ thì sữa sẽ tự động về mà không cần phải nhào nặn gì cả”

Cũng như chị Hoàng Anh, chị Minh Đào (quận 7, TPHCM) thì tưởng mẹ chồng làm “bùa” gì vì lấy quần đùi của chồng hơ nóng rồi chà lên ngực. “Sữa thì chưa thấy đâu nhưng mình sinh xong vừa đau vết mổ vừa đau ngực ê ẩm, mà nói thì bà không nghe bảo không thương con. Cho con bú là điều tự nhiên nhưng cũng khiến mình ức chế vì mâu thuẫn với các bà lắm”.

Thực tế theo các chuyên gia y tế, lượng sữa mẹ đều như nhau, bất kể bạn sinh mổ hay sinh thường. Mẹ sau khi sinh mổ cho con bú ngay trong một giờ đầu sau sinh hoàn toàn không có hại, nhưng cần người trợ giúp để đỡ bé được bú trong tư thế thoải mái nhất. Sữa sẽ về nếu mẹ kiên trì cho con bú. Tuỳ theo cơ địa từng mẹ mà có người sẽ tràn trề sữa nhưng có người cũng chỉ vừa đủ sữa cho bé bú, các mẹ đừng quá lo lắng nhé.

2/ Dinh dưỡng sau khi sinh: Những món ăn lợi sữa

– Quan niệm xưa:

Dường như trong tiềm thức của hầu hết những mẹ ruột, mẹ chồng hay bà nội bà ngoại thì móng giò hầm đu đủ là món ăn lợi sữa nhất. Cứ mẹ nào sinh xong cũng được “nhồi” món móng giò. Bên cạnh đó, những “truyền miệng” lợi sữa được lưu truyền hầu hết là các món khiến các mẹ sữa tăng cân vùn vụt như: cơm nếp, khoai lang, sữa ông thọ nóng…

Món ăn lợi sữa
Bị ép ăn liên tục trong thời gian dài vô tình làm món móng giò trở thành nỗi ám ảnh của các mẹ sau sinh

– Sự thật:

Thực tế, để cơ thể được phục hồi nhanh chóng, các mẹ sau sinh cần có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cân bằng, đa dạng các loại thực phẩm giàu sắt và đạm như: thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá, trứng… Đặc biệt, mẹ cũng nên ăn nhiều rau xanh và trái cây. Điều này giúp cơ thể sản xuất ra sữa mẹ đều đặn, giúp mau lành vết mổ và phòng chống thiếu máu, thiếu sắt.

3/ Nuôi con bằng sữa mẹ nên không cần máy hút?

Cuộc sống hiện đại nên nhiều mẹ chọn giải pháp vừa cho con bú vừa hút sữa để người nhà cho bé bú lúc mẹ vắng nhà. Tuy nhiên, khi thấy con dâu bỏ ra gần 5 triệu mua máy hút sữa, cô Thanh Danh (TPHCM) phàn nàn cho rằng con dâu không biết tiết kiệm, phí tiền đua đòi theo bạn bè. Theo cô thì: “Không phải chỉ tốn kém mà vắt sữa ra còn không vệ sinh, sữa cất tủ lạnh xong lại cho con bú không còn chất dinh dưỡng. Đã thế còn phí thời gian hút xong cất đầy tủ lạnh đem cho người khác”

Thực tế, việc các mẹ hút sữa trữ tủ lạnh để cho bé bú khi không có mẹ ở nhà rất phổ biến. Chuyện các mẹ hút sữa trữ đông để cho những bé thiếu sữa còn trở thành một nét văn hoá đẹp của các mẹ bỉm sữa với nhau. Đặc biệt, theo các bác sĩ, sữa trữ đông để tủ lạnh thường có thể sử dụng đến 6 tháng, còn khi trữ vào tủ đông chuyên dụng có thể bảo quản được 1 năm. Chính vì vậy tuỳ theo hoàn cảnh của mỗi nhà mà các mẹ có thể lựa chọn cách nuôi con sữa mẹ khác nhau, miễn là các bé đều được hưởng nguồn sữa mẹ quý giá ít nhất trong 1 năm đầu đời.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x