Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trẻ cáu gắt khi bú mẹ không chỉ khiến bé kém hấp thu mà còn làm giảm sức đề kháng, từ đó dễ ốm vặt, chậm tăng cân.
Tác hại khi trẻ cáu gắt khi bú mẹ là vậy, nhưng để có cách khắc phục, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trước.
Các bác sĩ nhi khoa cho biết trẻ cáu gắt khi bú mẹ hoặc quấy khóc nhiều thường là do những nguyên nhân dưới đây.
Sữa mẹ tiết ra không đều là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh cáu gắt khi bú mẹ, quấy khóc.
Tình trạng này xảy ra khi bé ngủ chưa đủ giấc, đang ngủ thì giật mình dậy hoặc bị đánh thức khiến bé khó chịu, càu nhàu. Vì thế, lúc mẹ cho bú thì bé sẽ khóc nhiều, không muốn bú do giấc ngủ bị cắt ngang giữa chừng.
Nhiều chị em vì công việc quá bận rộn, chỗ làm ở xa hoặc đi công tác nên ít có thời gian ở nhà chăm con, cho bé bú.
Để thuận tiện, các mẹ hay lựa chọn phương pháp vắt sữa ra sẵn, trữ lạnh và để người thân cho bé bú. Điều này vô hình chung sẽ tạo cho con thói quen bú bằng bình, khiến trẻ không muốn bú mẹ nữa.
Lúc này, nếu mẹ thử cho con bú sữa mẹ trực tiếp; trẻ không quen với ti mẹ sẽ cương quyết không bú, mà quấy khóc và càu nhàu để được bú bình.
Bên cạnh đó, khi không để trẻ bú thường xuyên thì sữa mẹ sẽ về chậm và ít, con sẽ khó chịu và lười bú hơn.
Một số mẹ vì tiết sữa ít hoặc ít có thời gian ở bên con nên thường cho bé bú thêm sữa bột hoặc sữa công thức để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé.
Và đây cũng là nguyên nhân làm trẻ sơ sinh cáu gắt khi bú mẹ. Bởi khi bé đã no hoặc quen với nguồn sữa từ bên ngoài rồi thì trẻ sẽ không còn hứng thú với sữa mẹ nữa.
Để tốt cho con, mẹ nên để bé được bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời.
Nếu sữa về ít, mẹ nên tham khảo các phương pháp dân gian giúp lợi sữa hoặc gặp bác sĩ tư vấn để tạo điều kiện tốt nhất cho con bú sữa mẹ.
Nếu những ngày trước đó bé vẫn bú ngoan, bú nhiều nhưng đột nhiên trở nên cáu gắt khi bú hay bú ít, bỏ bú và khóc nhiều thì rất có thể bé đang khó chịu trong người.
Một số vấn đề khiến bé khó chịu có thể là:
Ngoài ra, bé cũng có thể khó chịu vì những tổn thương ngoài da như côn trùng đốt, viêm da dị ứng, hay bị vật gì đó cào xước làm đau.
Trẻ sơ sinh cáu gắt khi bú mẹ do bị bệnh còn biểu hiện những dấu hiệu khác như cơ thể mệt mỏi, khó chịu và thường xuyên quấy khóc không thể dỗ được.
Lúc này, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Không nên tự chữa trị ở nhà hay tự ý mua thuốc để tránh khiến bệnh của con nặng thêm.
Một nguyên nhân khác có thể khiến trẻ cáu gắt khi bú mẹ là vì đầu ti, sữa mẹ có mùi lạ. Nếu kích thước đầu ti của mẹ quá nhỏ hoặc quá to, hay bị thụt sâu sẽ khiến bé khó bú, làm con khó chịu và quấy khóc.
Ngoài ra, sữa mẹ rã đông có mùi tanh hoặc sữa mẹ có mùi lạ do ảnh hưởng từ thực phẩm mẹ ăn hàng ngày cũng làm bé chán, lười bú sữa hơn.
>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi và cách làm sữa mẹ thơm thế nào các mom ơi…
Khi trẻ sơ sinh phát triển vượt bậc; bé có xu hướng trở nên cáu kỉnh và quấy khóc. Đây có thể là lý do khiến trẻ khóc trong khi bú.
Bé khóc khi bú mẹ có thể là do bé muốn ợ hoặc xì hơi. Khi chuyển bé từ vú này sang vú khác, mẹ có thể đặt bé lên vai và xoa lưng nhẹ nhàng cho bé. Những bé từ bốn tháng tuổi trở lên có thể tự mình ợ hơi.
Trẻ sơ sinh từ ba tháng tuổi trở lên thường rất chú ý đến môi trường xung quanh và dễ bị phân tâm. Nếu khi bú, nghe thấy tiếng ồn lớn từ phòng khác, bé có thể trở nên tò mò. Việc ẹm cố gắng cho bé bú tiếp có thể khiến bé khó chịu.
Trẻ sơ sinh phát triển liên tục và đôi khi những thay đổi về thể chất hoặc tình cảm có thể khiến bé khó chịu. Hoạt động não bộ tăng lên có thể cản trở thói quen bú của bé.
Đôi khi mẹ sẽ thấy bé nhả ti ngay khi mẹ bắt đầu cho bé bú; hoặc bé không chịu bú. Điều này có thể là do bé không thấy đói và không muốn bú mẹ. Nếu rơi vào tình huống này, mẹ nên dỗ bé nín và không nên ép bé bú.
Nấm miệng có thể là nguyên nhân khiến bé khóc khi bú mẹ. Những đốm trắng trên lưỡi hoặc bên trong miệng của bé có thể là cặn sữa nhưng cũng có thể là do nấm miệng. Tình trạng này có thể gây đau đớn và khiến bé khó chịu khi bú. Nếu mẹ thấy bé có triệu chứng trên; mẹ nên đưa bé đến bác sĩ khám ngay nhé.
Để khắc phục trẻ sơ sinh cáu gắt khi bú mẹ, mẹ nên lưu ý những điều dưới đây:
Hy vọng những cách khắc phục trẻ cáu gắt khi bú mẹ sẽ giúp mẹ có thêm kinh nghiệm để bé thoải mái khi bú và mẹ sẽ nhẹ nhàng khi nuôi con hơn.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Baby Crying While Breastfeeding – Causes and Solutions
https://parenting.firstcry.com/articles/baby-crying-while-breastfeeding-causes-and-solutions/
Ngày truy cập: 12.04.2021
Baby Fussing At Breast? 7 Reasons Babies Get Fussy
https://www.bellybelly.com.au/breastfeeding/fussing-at-breast/
Ngày truy cập: 12.04.2021
7 Breastfeeding Tips for Fussy-at-the-Breast Babies
https://www.parents.com/baby/breastfeeding/basics/fussy-at-the-breast-baby-breastfeeding-tips/
Ngày truy cập: 12.04.2021
20 Things That Make A Breastfed Baby Uncomfortable
https://www.babygaga.com/20-things-that-make-a-breastfed-baby-uncomfortable/
Ngày truy cập: 12.04.2021
How to Calm a Fussy Baby: Tips for Parents & Caregivers
Ngày truy cập: 12.04.2021