Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 10/12/2013

Vì sao bé bỏ bú sớm?

Vì sao bé bỏ bú sớm?
Sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, có nhiều bé lại bỏ bú mẹ từ sớm, khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng

Sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cho các bé, như: đạm, đường, muối khoáng,… giúp bé khỏe mạnh, chóng lớn và phát triển trí thông minh. Tuy nhiên, có nhiều bé bỏ bú mẹ từ sớm, khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến việc bé không chịu bú mẹ và cách khắc phục hiện tượng này như thế nào? Marry Baby xin được chia sẻ với các bạn những thông tin bổ ích dưới đây.

Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là các nguyên nhân sau:

  • Do bé bị đau hoặc bệnh: kiểm tra kĩ xem bé bị đau ở đâu, hoặc có đang trong thời gian bị các bệnh như: tưa lưỡi, nghẹt mũi, hoặc là mọc răng hay không. Vì nếu đang bị đau ốm, bé sẽ khó chịu trong người và không chịu bú mẹ.
  • Do sai tư thế khi cho bé bú khiến các bé ngậm bắt núm vú không tốt, hoặc sữa mẹ quá nhiều làm các bé bị sặc và sợ hãi.
  • Do sữa mẹ có mùi lạ: khi các bạn sử dựng nước hoa và ăn các gia vị nặng mùi như: hành, tỏi, tiêu,…thì sữa cũng sẽ có mùi khó chịu, khiến các bé không thích và bỏ bú mẹ.
  • Do sữa mẹ không đủ cho bé: nếu bạn ít sữa, không đủ cho bé mỗi lần bú, lâu ngày bé sẽ không còn thích bú mẹ nữa.
  • Do người mẹ không có nhiều thời gian chăm sóc, gần gũi với bé, khiến các bé “lạ” với mùi của mẹ và không thích thú với việc bú mẹ nữa.
  • Vì sao bé bỏ bú sớm?
    Mẹ nên tìm hiểu vì sao bé lại bỏ bú sớm.

    Khi đã xác định rõ nguyên nhân, các bạn sẽ tìm được hướng xử trí thích hợp:

    • Nếu bé lười bú do bệnh tật… thì tốt nhất nên đưa bé đi khám và điều trị bệnh, phải kiên trì dỗ dành cho bé ăn ít một, chia thành nhiều bữa trong ngày, khi khỏi bệnh bé sẽ bú trở lại. Nếu bé bị tưa lưỡi thì bạn có thể đánh tưa lưỡi cho bé bằng mật ong, nước rau ngót. Còn nếu bé bị tắc mũi, cần nhỏ thuốc muối sinh lý, vệ sinh mũi sạch sẽ cho bé trước khi bú.
    • Tư thế bú mẹ cần chỉnh lại cho đúng: đây là việc tưởng như đơn giản, nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết cho bé bú đúng cách. Tư thế bú mẹ đúng là mặt trẻ đối diện với vú mẹ, môi trẻ vừa tầm với núm vú. Mẹ ngồi ở tư thế thoải mái và thư giãn, bế trẻ bằng hai tay sao cho đầu và thân trẻ thẳng hàng, đầu không bị gập hoặc xoay nghiêng. Trẻ nằm sát vào lòng mẹ, bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ. Đỡ tay dưới mông trẻ hay kê gối để nâng bé vừa tầm với vú mẹ. Mẹ chạm môi trẻ vào vú, đợi đến khi trẻ há miệng rộng thì đưa trẻ tới vú sao cho môi dưới của trẻ ở dưới núm vú. Khi bú, cằm trẻ phải chạm vào vú mẹ, tránh việc để vú mẹ làm bít hai lỗ mũi của trẻ làm trẻ khó thở.
    • Khi nuôi con bằng sữa mẹ, bạn nên tránh ăn uống kiêng cữ quá mức sẽ làm sữa ít đi và thiếu chất dinh dưỡng, tránh sử dụng những chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá.. Ngoài ra, sữa mẹ tạo ra còn chịu ảnh hưởng của vấn đề tâm lý, bạn cần giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng buồn phiền. Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng quá nhiều gia vị như hành, tiêu, tỏi, ớt.
    • Cần tạo điều kiện để mẹ và bé nằm cạnh nhau để thuận tiện cho bé bú, cho bé bú nhiều lần bất cứ khi nào bé muốn, càng cho bé bú nhiều sữa càng nhiều. Các bà mẹ dù bận rộn cố gắng dành thời gian gần gũi, ẵm bồng và nói chuyện với bé thường xuyên.

    Thủy Chính

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x