Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 08/01/2018

Viêm tuyến sữa có mủ, đừng cho con bú kẻo nguy mẹ ơi!

Viêm tuyến sữa có mủ, đừng cho con bú kẻo nguy mẹ ơi!
Viêm tuyến sữa có mủ là cách gọi cụ thể của tắc tia sữa kéo dài ở mẹ sau khi sinh. Tình trạng này thường xảy ra với phụ nữ lần đầu làm mẹ và không quá nguy hiểm nếu điều trị kịp thời.

Nói về tình trạng viêm tuyến vú có mủ các chuyên gia phân tích có 6 cấp độ khác nhau. Tắc tia sữa là cách gọi chung. Trường hợp xuất hiện có mủ ở đầu ti sau khi sinh thuộc mức độ nghiêm trọng cần sự thăm khám với bác sĩ.

Về cơ bản, tình trạng sưng mủ ở núm ti được hiểu là do mẹ lơ đãng trong việc chăm sóc bản thân và tìm hiểu kiến thức chưa đủ. Thông thường, khi mẹ bị tắc tia sữa khoảng 1 tuần mà không tìm được biện pháp khắc phục thì sẽ chuyển sang tắc tia sữa kèm mủ.

viêm tuyến sữa có mủ 2
Sốt và viêm sưng bầu vú là biểu hiện ban đầu của viêm sưng tuyến sữa

Sữa đọng lại lâu ngày gây ôi, tắc và ung nhũ hoa. Mẹ sẽ các biểu hiện đi kèm như cảm giác sưng tức, sốt cao, bầu ngực có cục sữa vón lại, co thể mệt mỏi. Trường hợp chuẩn đoán bị viêm vú, áp xe vú do tắc ống dẫn sữa cộng với đầu núm vú bị nứt hoặc xước, các bà mẹ đặc biệt cẩn trọng khi cho con bú vì lúc này trong sữa có thể có lẫn mủ.

Đầu tia sữa có mủ trắng

Khi đầu tia sẽ có mủ trắng, đó là dấu hiệu cảnh báo của cấp đị viêm sưng nặng. Cụ thể:

Tắc tia sữa vừa chuyển sang có mủ

Biểu hiện thường thấy là cưng cứng bầu ngực, khi sờ vào kiểm tra và bóp nhẹ ra có dịch có dịch mủ. Nếu đến mức độ này mẹ thường sốt cao khoảng 38,5 độ C trở lên và chuyển sang trạng thái bệnh viêm tuyến vú và đã có mủ. Hiện tượng xuất hiện khi mẹ để tắc tia sữa sau 5-7 ngày không được điều trị. Tùy vào sức khỏe của mẹ mà có thể phát hiện bệnh sớm hơn.

Tắc tia sữa chớm bị Áp xe nhưng chưa phải chích

Triệu chứng xuất hiện khi để tắc tia sữa nhiều ngày không được điều trị. Biểu hiện vẫn là sốt cao 38,5 độ C, đầu ti bị ửng đỏ đau rát , sờ bầu ngực có một số cục cứng và khi kiểm tra và bóp nhẹ ra có dịch có dịch mủ đặc.

Càng để lâu tình trạng tắc tia sữa càng trở nên trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bầu sữa của bé. Tốt nhất mẹ nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị thích hợp.

Viêm tuyến sữa có nguy hiểm không?

Nguy hiểm đến tính mạng ngay tức khắc thì không nhưng về lâu dài tắc tia sữa có mủ sẽ quấy rất sức khỏe của mẹ và là tiền đề cho nhiều bệnh lý phát triển.

Cảm giác căng tức ngực, sữa tràn trề mà không thể “thoát” ra ngoài khiến mẹ cực kỳ khó chịu. Đau buốt ngực, không thể nghỉ ngơi, chỉ muốn khóc dẫn đến suy nhược cơ thể, trầm cảm sau sinh.

viêm tuyến sữa có mủ
Mẹ bị tắc tia sữa con thiệt thòi vì không được bú mẹ, chậm phát triển

Viêm tuyến vú có mủ là nguyên nhân phổ biến dẫn đến áp xe vú, không phát hiện sớm và chữa trị sẽ tạo thành khối viêm mãn tính, dễ dàng tái phát. Nghiêm trọng hơn mẹ bị tổn thương tuyến sữa nên không thể tiết sữa nữa hoặc bầu ngực có nguy cơ hoại tử.

Trong nhiều trường hợp, tắc tuyến vú có mủ sẽ tạo điều kiện hình thành các bệnh liên quan đến tuyến vú như u xơ tuyến vú, u nang tuyến vú rất nguy hiểm. Hệ lụy đối với trẻ: Con không có sữa bú chậm lớn, nhẹ cân, thấp còi.

Phòng ngừa viêm tắc tuyến sữa

Dù không có cách nào đảm bảo được mẹ sẽ không bị tắc tia sữa sau khi sinh nhưng phòng bệnh hơn chữa bệnh. Cố gắng thực hiện tốt một số biện pháp dưới đây, tỉ lệ sẽ giảm xuống mức thấp nhất:

  • Cân bằng dinh dưỡng trong việc ăn uống, đủ chất và đa dạng thực phẩm
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
  • Giữ tinh thần lạc quan
  • Cho trẻ ti mẹ ngay sau sinh và bú thường xuyên
  • Massage bầu sữa để sữa xuống đều và không vón cục
  • Bé bú xong dùng hai tay nặn hết sữa thừa và làm sạch đầu ti
  • Nếu trẻ bú ít hơn so với lượng sữa mẹ đang có, mẹ nên sử dụng máy hút sữa
  • Cho bé bú đều cả hai bên đầu ngực
  • Nên mặc áo ngực, nhưng là loại dành cho phụ nữ sau sinh loại không có gọng.

Viêm tuyến vú có mủ không nguy hiểm nhưng là tiền đề của nhiều bệnh lý, nếu chẳng may mẹ vướng phải tình trạng này, nên sớm điều trị dứt điểm, tránh phiền lo không đáng có.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x