Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nhiều gia đình có thói quen cho trẻ sơ sinh ngủ dưới ánh đèn quá sáng để giúp dễ dàng quan sát khi con quấy khóc. Tuy nhiên điều này lại vô tình ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé.
Các chuyên gia khuyên bố mẹ nên từ bỏ thói quen cho trẻ sơ sinh ngủ dưới ánh đèn quá sáng và tập cho bé ngủ trong bóng tối hoàn toàn. Như vậy bé sẽ có một môi trường phát triển toàn diện và lý tưởng nhất đồng thời có thể tránh khỏi những tác hại khôn lường.
Vậy có nên bật đèn khi trẻ sơ sinh ngủ không, kể cả ban ngày hay đêm? Và làm thế nào để con ngủ ngon giấc hơn? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay!
1. Những ảnh hưởng của ánh sáng đèn đến sức khỏe trẻ sơ sinh
1.1 Khó chìm vào giấc ngủ
Việc liên tục tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo trong đêm sẽ làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, do cơ thể bị ức chế sản sinh melatonin. Một loại hormone tiết ra từ tuyến tùng của não bộ (Pineal gland).
Melatonin sản sinh càng nhiều, cơ thể sẽ càng dễ chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, hormone melatonin có mối liên hệ mật thiết với ánh sáng. Ánh sáng càng mạnh tuyến tùng trong não bộ càng ít tiết ra melatonin; và ngược lại.
Khi con khó chìm vào giấc ngủ và quấy khóc liên tục, cũng là nguyên nhân khiến nhiều mẹ bị trầm cảm sau sinh.
1.2 Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh là rất quan trọng đối với sự phát triển; và giúp con chống lại các vi khuẩn để đẩy lùi các bệnh.
Trong khi đó, hệ miễn dịch của con sẽ phần nào được quyết định trong lúc cơ thể của con nghỉ ngơi và được ngủ sâu. Nếu để trẻ sơ sinh ngủ dưới ánh đèn quá sáng, điều này sẽ cản trở quá trình nghỉ ngơi của cơ thể; và kéo theo làm suy giảm hệ miễn dịch của con.
Ánh sáng đèn ngủ quá sáng không chỉ khiếntrẻ khó ngủ, giảm hệ miễn dịch do thiếu ngủ mà còn khiến thị lực của trẻ kém đi rất nhiều. Vì nếu con ngủ trong không gian đủ tối, các cơ mi mắt sẽ dễ thả lỏng và thư giãn hơn.
Ngược lại với môi trường có nhiều ánh sáng, các cơ mi mắt phải hoạt động liên tục. Tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm đi thời gian nghỉ ngơi của mắt. Từ đó kéo theo tình trạng suy giảm thị lực ở trẻ sơ sinh.
Đối với trẻ sơ sinh, cụ thể là trong giai đoạn từ 0 – 3 tháng tuổi. Lúc này con chưa có khả năng phân biệt giữa ngày và đêm. Thay vào đó, cơ thể của con sẽ tự sản xuất Cortisol giúp con tỉnh táo hơn khi có ánh sáng; và tiết ra Melatonin khi trời tối để tạo cảm giác buồn ngủ.
Chính vì thế, nếu cha mẹ mở đèn trước trước và trong khi con ngủ, cơ thể của con sẽ bị bối rối và không biết nên tiết ra loại hormone nào cho phù hợp.
1.5 Bị tăng cân và thừa cân
Mặc dù chưa đủ cơ sở để cho rằng cho trẻ sơ sinh ngủ dưới ánh đèn quá sáng khiến trẻ thừa cân (béo phì).
Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế về giấc ngủ Sleep Foundation cho thấy, nhóm phụ nữ trưởng thành bật TV trước khi ngủ, đã tăng khoảng 5kg trong 5 năm. Lý do là vì cơ thể của họ bị thay đổi nhịp học; kéo theo rối loạn thói quen ăn uống và cường độ tập luyện bị giảm.
Có nên bật đèn ngủ cho trẻ sơ sinh không? Câu trả lời là không.Tốt nhất là cha mẹ nên cho con ngủ trong một căn phòng đủ tối và yên tĩnh.
Vậy khi nào nên bật đèn ngủ cho con? Theo lời khuyên của các chuyên gia, cha mẹ có thể bắt đầu sử dụng đèn ngủ cho con khi con được khoảng 2 tuổi. Đồng thời các con cảm thấy sợ bóng tối trong lúc ngủ. Nếu con đã được 2 tuổi và ngủ trong bóng tối bình thường thì cha mẹ vẫn không cần bật đèn ngủ cho con.
Sau khi cha mẹ đã biết về vấn đề cho trẻ sơ sinh ngủ dưới ánh đèn quá sáng sẽ có những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con. Đồng thời việc có nên bật đèn ngủ cho trẻ sơ sinh khi ngủ hay không, cha mẹ cũng đã được giải đáp.
Dưới đây là những việc cha mẹ nên làm để con có thể ngủ ngon hơn:
Giữ cho phòng ngủ của con được đủ tối và yên tĩnh.
Cha mẹ có thể sử dụng tiếng ồn trắng, đặt cách cũi khoảng 2m.
Bật một chiếc đèn từ toilet cách đó vài căn phòng, để con yên tâm hơn.
Trường hợp con không thể ngủ trong bối tối, cha mẹ có thể sử dụng đèn ngủ màu đỏ.
Tóm lại, việc cho trẻ sơ sinh ngủ dưới ánh đèn quá sáng là KHÔNG NÊN. Tốt nhất là cho con ngủ trong bóng tối hoàn toàn.
Tất cả nội dung trên là những gì cha mẹ cần biết về có nên bật đèn cho trẻ sơ sinh trong lúc ngủ không. Cũng như là những cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
2. Association of Exposure to Artificial Light at Night While Sleeping With Risk of Obesity in Women https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31180469/
Ngày truy cập: 31/03/2024