Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Có nên bổ sung dha cho bé hay không? DHA là chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện chức năng của não bộ và mắt ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy bổ sung DHA luôn được khuyến khích ở trẻ em.
DHA hay axit docosahexaenoic, là một axit béo omega-3 được tìm thấy trong các loại cá chứa chất béo, sống ở nước lạnh nước lạnh; chẳng hạn như cá hồi. DHA cũng được tìm thấy trong chất bổ sung dầu cá, cùng với axit eicosapentaenoic (EPA). Nguồn DHA cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đến chủ yếu từ sữa mẹ. Những người ăn chay bổ sung DHA từ rong biển, bơ, dầu oliu…
Để biết có nên bổ sung dha cho bé hay không; cha mẹ nên xem thử vai trò của DHA là gì. Axit béo omega-3 hay DHA tốt cho tim của trẻ. Cơ thể trẻ cần DHA để giúp cho não bộ phát triển khỏe mạnh. Trẻ sơ sinh cần DHA, đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời để não, mắt và hệ thần kinh của trẻ có thể phát triển như mong muốn.
Giai đoạn sơ sinh và mới biết đi là giai đoạn tăng trưởng và phát triển quan trọng của bé. Trong khoảng thời gian này, trẻ em phải học nhiều thứ, từ trườn bò đến chạy nhảy, bập bẹ nói chuyện… Cơ thể trẻ em cũng trải qua những thay đổi đáng kể về cấu trúc và chức năng trong những năm phát triển đầu tiên.
Chính vì thế, trẻ sơ sinh cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để hỗ trợ những thay đổi quan trọng xảy ra trong quá trình phát triển. Đặc biệt, cha mẹ nên bổ sung đầy đủ axit béo không bão hòa EPA (axit eicosapentaenoic) và DHA (axit docosahexaenoic). Bởi vì EPA và DHA vô cùng quan trọng cho sự phát triển bình thường của trẻ.
Nếu bé sơ sinh nạp đủ DHA, cơ thể sẽ có sự tăng trưởng vượt trội về:
Ngược lại, trẻ sơ sinh nhận được không đủ omega-3, DHA trong quá trình phát triển sớm có nhiều khả năng gặp phải những hậu quả tiêu cực như:
DHA được tìm thấy trong sữa mẹ và được thêm vào một số loại sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh.
Ngoài thực phẩm; cha mẹ cũng có thể bổ sung DHA cho bé qua thuốc uống.
Dù DHA quan trọng nhưng cha mẹ cũng lưu ý nên bổ sung có liều lượng cho bé:
>> Cha mẹ có thể tham khảo: Có nên bổ sung dha cho bé? 10 dầu ăn cho bé ăn dặm thông minh
Có nên bổ sung DHA cho bé vào buổi sáng? Đây là thời điểm thích hợp để bổ sung DHA cho bé. Vì lúc này cơ thể bé dễ hấp thu nhất. Hãy bổ sung các thực phẩm giàu DHA như bơ, trứng, hạt, cá để bé hấp thụ DHA nhiều nhất có thể.
Có nên bổ sung DHA cho bé vào buổi tối? Bổ sung lượng DHA cần thiết vào buổi tối sẽ giúp cơ thể có nguồn năng lượng tích cực cho một ngày mới bắt đầu. Giúp trẻ ngủ ngon và sâu hơn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về việc có nên bổ sung dha cho bé hay không. Việc bổ sung DHA cho bé là vô cùng cần thiết vì trong giai đoạn phát triển nhanh này, trẻ cần nhiều chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Docosahexaenoic acid (DHA)
https://www.mountsinai.org/health-library/supplement/docosahexaenoic-acid-dha
Ngày truy cập: 17/10/2022
2. Do Kids Need Omega 3 Fats
https://www.eatright.org/food/vitamins-and-supplements/types-of-vitamins-and-nutrients/do-kids-need-omega-3-fats
Ngày truy cập: 17/10/2022
3. The Relationship of Docosahexaenoic Acid (DHA) with Learning and Behavior in Healthy Children: A Review
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3738999/
Ngày truy cập: 17/10/2022
4. The role of omega-3 fatty acids in child development
https://www.ocl-journal.org/articles/ocl/pdf/2011/06/ocl2011186p307.pdf
Ngày truy cập: 17/10/2022
5. Reduced Symptoms of Inattention after Dietary Omega-3 Fatty Acid Supplementation in Boys with and without Attention Deficit/Hyperactivity Disorder
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25790022/
Ngày truy cập: 17/10/2022