Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Doan Minh Phu
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 27/06/2023

Mẹ cho con bú mà bị cảm cúm thì uống thuốc gì? Lưu ý cần nhớ

Mẹ cho con bú mà bị cảm cúm thì uống thuốc gì? Lưu ý cần nhớ
Không riêng gì trong thai kỳ, ngay cả sau khi sinh và giai đoạn cho con bú, các bà mẹ cũng cần phải hết sức thận trọng với những gì mình tiêu thụ, đặc biệt là vấn đề sử dụng thuốc, kể cả loại tưởng chừng vô hại như thuốc trị cảm.

Với thời tiết đang diễn biến thất thường như hiện nay, các bà mẹ bỉm sữa dễ mắc bệnh cảm lạnh hơn cả. Điều đáng nói là có rất nhiều trường hợp đang nuôi con bằng sữa mẹ, nhưng khi bị cảm lại vội vã chạy đi mua thuốc dùng.

Khi mẹ dùng thuốc, có một lượng nhỏ thuốc se đi vào đường sữa mẹ trong 24 giờ. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi bú mẹ.

Bài viết này, Marry Baby chia sẻ với mẹ về vấn đề cho con bú bị cảm cúm thì uống thuốc gì và cho con bú bị cảm cúm thì không nên uống thuốc gì.

Mẹ cho con bú có dùng thuốc trị cảm được không?

cho con bú bị cảm cúm thì uống thuốc gì
Mẹ bị cảm cúm khi đang cho con bú thì nên uống thuốc gì?

Cảm lạnh hay cảm cúm, viêm họng đều bắt nguồn từ việc nhiễm virus. Khi mắc bệnh, các triệu chứng thông thường là: mệt mỏi, đau nhức cơ thể, ho, sổ mũ, đôi khi có thể có hoặc không có sốt… khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.

Để nhanh khỏi bệnh và thoát khỏi những triệu chứng trên thì không cách nào khác là mẹ cần phải dùng thuốc. Tuy nhiên, mẹ nên cảnh giác về các thành phần có trong những loại thuốc này và biết được cho con bú bị cảm cúm thì nên uống thuốc gì.

Do vậy, để biết cho con bú bị cảm cúm thì nên uống thuốc gì, tốt nhất là mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, bất kể là thuốc kê toa hay thuốc không cần đơn, thảo dược hay tân dược. Thậm chí là với những thuốc đã được khuyến cáo dùng được trên phụ nữ cho con bú, bạn cũng cần sự tham vấn chuyên môn trước khi sử dụng.

>> Mẹ có thể tham khảo: Cho con bú sau khi sinh mổ: Mẹ cần lưu ý những gì?

Mẹ bị cảm cúm khi đang cho con bú thì nên uống thuốc gì?

Dưới đây là các loại thuốc trị cảm phù hợp với những ai đang nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, một lần nữa MarryBaby cần nhấn mạnh rằng, việc dùng thuốc nên có sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc.

1. Paracetamol hay Acetaminophen

Có thể kể đến một vài thuốc thành phẩm nổi tiếng có chứa hoạt chất là paracetamol dùng trong điều trị cảm hiện nay như panadol, tylenol… Chúng thường được ứng dụng nhiều nhất trong vấn đề giảm đau nhức và hạ sốt. Dù rằng, acetaminophen cũng được biết là có thể đi qua đường sữa mẹ. Tuy nhiên, độ an toàn đã được xác định nếu bạn dùng ở liều khuyến nghị.

Với những dạng có kết hợp thêm caffein, các bà mẹ cần thận trọng bởi nó có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ, đồng thời kích thích nhịp tim của mẹ đập nhanh hơn.

2. Bị cảm cúm thì uống thuốc gì khi đang cho con bú? Ibuprofen

cho con bú bị cảm cúm thì uống thuốc gì
Mẹ bị cảm cúm đang cho con bú thì uống thuốc gì – Ibuprofen

Một đại diện thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) là ibuprofen. Cũng tương tự như paracetamol, thuốc này cũng dùng để hạ sốt, giảm đau nhưng sự khác biệt là có thêm khả năng kháng viêm.

Nó có thể dùng để điều trị chứng đau đầu trong cảm lạnh hay nhiễm trùng xoang. Dù rằng ibuprofen có thể đi vào sữa mẹ nhưng với lượng không nhiều. Lưu ý là với những mẹ mắc bệnh hen suyễn hoặc loét dạ dày tá tràng cần thận trọng với loại thuốc này.

3. Dextromethorphan

Mẹ bị cảm cúm khi đang cho con bú thì nên uống thuốc gì? Đó là Dextromethorphan.

Loại thuốc trị cảm này cũng an toàn với các bà mẹ cho con bú, hỗ trợ ngăn ngừa triệu chứng ho trong cảm lạnh. Tuy vậy, dextromethorphan vẫn không được khuyến cáo trong trường hợp người mẹ mắc bệnh hen suyễn, viêm phế quản, tiểu đường và bệnh gan. Bởi lẽ nó càng làm cho tình trạng của người bệnh thêm nghiêm trọng hơn.

4. Bromhexine và guaifenesin

Mẹ bị cảm cúm khi đang cho con bú thì nên uống thuốc gì? Mẹ có thể dùng Bromhexine và Guaifenesin.

So với những loại thuốc vừa kể trên, hai loại này là thuốc theo toa. Tác dụng của chúng là giúp chữa ho đờm bằng cách làm loãng chất nhầy ở niêm mạc đường hô hấp, từ đó giúp tống xuất chất nhầy thông qua phản xạ ho. Cả hai đều an toàn cho cả mẹ lẫn bé.

5. Bị cảm cúm thì uống thuốc gì khi đang cho con bú? Amoxicillin

Amoxicillin
Mẹ bị cảm cúm đang cho con bú thì uống thuốc gì – Amoxicillin

Amoxicillin là một loại kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp và viêm xoang. Mặc dù đã có một số trường hợp đặc biệt được báo cáo về tác dụng phụ ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, những ảnh hưởng này thông thường tự mất đi mà không gây nguy hiểm. Để sử dụng loại thuốc này, nhất thiết mẹ cần có sự chỉ định của bác sĩ.

6. Bị cảm cúm thì uống thuốc gì khi đang cho con bú? Kẽm gluconat

Loại hợp chất này được dùng phối hợp với các thuốc trị cảm thông thường. Bạn có thể tìm mua tại các nhà thuốc ở dạng chai xịt thông mũi hoặc viên uống dạng nén. Trong trường hợp dùng tại chỗ, bạn nên chú ý chỉ sử dụng 12 mg/ngày để tránh tác dụng phụ.

7. Clorpheniramine và hydroxyzine

Hai loại thuốc này thuộc nhóm kháng histamine và được dùng để điều trị nghẹt mũi do dị ứng, tắc nghẽn hoặc chảy nước mũi. Thậm chí, chúng cũng có thể được kê đơn trong trường hợp bạn bị sốt cỏ khô.

Cả hai loại thuốc này đều an toàn dùng cho bà mẹ đang cho con bú vì chỉ có một lượng nhỏ được truyền qua sữa mẹ. Mặc dù vẫn có những tác dụng phụ ở trẻ sơ sinh như đau bụng, khó chịu và buồn ngủ. Tuy nhiên các triệu chứng này không quá nghiêm trọng cũng như đa phần tự khỏi mà không cần có sự can thiệp y tế.

>> Mẹ có thể tham khảo: Phụ nữ cho con bú có được uống nước dừa không? Những điều bạn nên biết

Mẹ bị cảm cúm thì không được uống thuốc gì khi đang cho con bú?

Bên cạnh những loại thuốc dùng được trong trường hợp cho con bú như trên, bạn cần chú ý tránh sử dụng những loại thuốc sau khi bị cảm:

1. Aspirin

Aspirin
Mẹ bị cảm cúm đang cho con bú thì không nên uống thuốc gì – Aspirin

Aspirin có thể dẫn đến nhiễm toan ở trẻ sơ sinh do làm giảm chức năng của thận trong việc duy trì nồng độ pH máu. Bên cạnh đó, nó còn có thể gây ra hội chứng Reye vô cùng nguy hiểm. Đây là một bệnh hiếm gặp có liên quan trực tiếp đến não và gan của bé. Gây ra hiện tượng như phù não, thoái hóa tế bào thần kinh, suy gan… Nếu không xử lý kịp sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

2. Codein và dihydrocodeine

Đây là những thuốc giảm đau và được chuyển hóa thành morphin ở gan sau khi dùng. Chúng ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương và cũng gây ra chứng tiêu chảy, buồn ngủ và suy nhược ở trẻ.

3. Mẹ bị cảm cúm thì không được uống thuốc gì khi đang cho con bú? Pseudoephedrine

Được sử dụng như một thuốc chống ngạt mũi để làm sạch sự tích tụ chất nhầy trong xoang và mũi. Một vấn đề là thuốc này lại có thể làm giảm việc sản xuất prolactin ở người mẹ. Điều này có thể làm giảm lượng sữa mẹ và khiến bé bị thiếu cân.

4. Phenylephrine

Cũng là một thuốc dùng trong điều trị ngạt mũi, thuốc này được biết là có tác dụng tương tự như pseudoephedrine. Tuy nhiên, nó cũng được cho là gây buồn ngủ ở trẻ sơ sinh.

Những lưu ý thận trọng khi dùng thuốc trị cảm

cho con bú bị cảm cúm thì uống thuốc gì

Trong khi cân nhắc cho con bú bị cảm cúm thì uống thuốc gì, mẹ cần nên ghi nhớ những điểm lưu ý sau đây:

  • Tránh xa các loại thuốc có nồng độ cồn cao.
  • Uống các loại thuốc một thành phần để hạn chế tác dụng phụ có thể đến từ những thành phần phối hợp.
  • Uống thuốc ngay sau khi cho con bú và tránh cho con bú trong hai hoặc ba giờ sau khi dùng thuốc.
  • Nếu dùng viên ngậm, hãy đảm bảo rằng mẹ đã đọc kỹ các thành phần. Tránh bất cứ điều gì với povidone-iodine vì nó làm tăng mức độ i ốt trong sữa mẹ có thể làm tăng nguy cơ suy giáp ở trẻ sơ sinh.

Khi nào bạn cần nên gặp bác sĩ?

Trong hầu hết trường hợp, chứng cảm lạnh hay cảm cúm đều thuyên giảm trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu sau 5 – 7 ngày mà tình trạng bệnh không thuyên giảm và mẹ nhận thấy các triệu chứng như thở khò khè, đau mặt, đau tai, ho dữ dội… mẹ nên đến gặp ​​bác sĩ. Vì đôi khi những triệu chứng này có thể chỉ ra những vấn đề nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng tai, viêm phổi, viêm phế quản…

Thuốc trị cảm có thể giúp bạn giảm bớt sự khó chịu khi mắc bệnh. Thế nhưng, điều tốt nhất mẹ cần nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào khi mang thai hoặc cho con bú để tránh những biến chứng có thể xảy ra với thai nhi hoặc với bé cưng.

Bên cạnh thuốc, mẹ cũng nên tham khảo những thực phẩm cần tránh sau khi sinhcách làm tăng sữa mẹ để đảm bảo co sức khỏe mẹ và bé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Cough and cold remedies and Breastfeeding
https://www.breastfeedingnetwork.org.uk/cold-remedies/
Ngày truy cập: 06/09/2022

2. Medications and breastfeeding
https://healthywa.wa.gov.au/Articles/J_M/Medications-and-breastfeeding
Ngày truy cập: 06/09/2022

3. Safe Medication Use During Breastfeeding
https://www.drugs.com/drug-safety-breastfeeding.html
Ngày truy cập: 06/09/2022

4. Breastfeeding and medications: What’s safe?
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/breastfeeding-and-medications/art-20043975
Ngày truy cập: 06/09/2022

5. Breastfeeding and medicines
https://www.nhs.uk/conditions/baby/breastfeeding-and-bottle-feeding/breastfeeding-and-lifestyle/medicines/
Ngày truy cập: 06/09/2022

x