Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nhóc nhà bạn có thể bắt đầu nẩy từ bụng đến lưng của bé, ở giai đoạn khoảng 4 tháng tuổi. Đến tháng thứ 5, thứ 6, khi cổ và những cách tay khỏe hơn, bé đã có thể lật mình một cách điêu luyện. Tuy nhiên, không phải nhóc nào cũng như vậy.
Khi nào trẻ biết lẫy?
Khi được 3 tháng tuổi, nếu được đặt nằm sấp, bé của bạn sẽ tự nâng cao đầu và vai nhờ vào sự giúp sức của hai cánh tay. Những động tác hít đất nhỏ này giúp bé tăng cường cơ bắp, và bé sẽ sẽ sử dụng chúng để có thể lật người qua.
Vào tháng thứ 5, bé có thể sẽ có thể nâng đầu lên, đẩy lên trên cánh tay của mình, và cong lưng để nâng ngực lên khỏi mặt đất. Bé thậm chí còn có thể đá vào bụng, đá phải chân của mình, và bơi với hai cánh tay.
Tất cả các bài tập này giúp bé phát triển các cơ mà bé cần để lật qua lại trên cả hai hướng. Tuy nhiên, một số bé có thể bỏ qua giai đoạn lẫy, lật và chuyển sang những bước tiếp theo như ngồi, bò. Những miễn là bé vẫn đang phát triển kỹ năng mới, và tò mò với thế giới xung quanh, mẹ không cần phải lo lắng quá.
Mẹ có thể làm gì giúp trẻ tập lẫy?
Thông qua các trò chơi, mẹ có thể giúp bé phát triển các kỹ năng của mình. Thử đặt hoặc lắc lư một món đồ chơi bên cạnh, và khuyến khích bé lật qua để lấy đồ chơi. Hoặc mẹ cũng có thể nằm xuống bên cạnh bé, nhớ cách bé một khoảng nhỏ, để xem bé có cố gắng tìm cách “tiếp cận” mẹ hay không. Vỗ tay hoặc mỉm cười như một cách khen ngợi những nỗ lực của con. Có sự khuyến khích của mẹ, các bé sẽ hào hứng với “trò” này hơn.
Lưu ý dành cho mẹ đang có con trong giai đoạn tập lẫy: Nên giữ tay bé trong khi thay tã và tốt nhất không nên để bé một mình trên giường hoặc bất kỳ một nơi cao ráo nào khác. Hẳn mẹ cũng không muốn lần đầu tiên bé có thể lẫy, lật lại kết thúc bằng một “tai nạn” đúng không nào?
Khi nào mẹ nên lo lắng?
Dù mỗi bé có một cách phát triển khác nhau, có bé biết lật sớm, có bé lật trễ, thậm chí bỏ qua giai đoạn lật, nhưng nếu bé không đạt được những kỹ năng khác như ngồi, trườn hay bò, mẹ nên đưa bé đi bác sĩ. Nếu được 6 tháng tuổi, bé vẫn chưa tìm cách lật, và cũng không cố gắng trườn, bò hay hứng thú với việc tập ngồi, mẹ cũng nên đưa bé đi khám.
Đa số các bé sẽ bắt đầu tập ngồi, và có thể làm chủ khả năng ngồi khi bé được khoảng 6-8 tháng tuổi. Sau đó, bé sẽ chuyển sang tập bò khi được khoảng 10 tháng tuổi.
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.