Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 09/10/2020

Bé mọc răng: Mẹ cần biết những gì và cách giúp con mọc răng không nước mắt

Bé mọc răng: Mẹ cần biết những gì và cách giúp con mọc răng không nước mắt
Khi mọc răng, bé có thể biểu hiện một vài rối loạn trong cơ thể như mệt mỏi, rất quấy, hay khóc, ít ngủ, bứt rứt khó chịu và hay làm nũng cha mẹ.

Mẹ cần biết những gì khi bé mọc răng?

1. Thời kỳ mọc răng của bé

Thời kỳ bé mọc răng sữa bắt đầu trong khoảng từ 6 tháng tuổi đến 8 tháng tuổi. Không có mốc chuẩn cụ thể nào cho việc thời gian mọc răng của các bé, một số bé có thể bắt đầu sớm hơn hoặc cũng có thể muộn hơn.

Bộ răng sữa của bé tất cả gồm có 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới. Hai răng cửa hàm dưới sẽ mọc đầu tiên, sau đó các răng khác sẽ tuần tự mọc. Răng thường mọc theo từng cặp. Và răng hàm dưới thường mọc sớm hơn răng tương ứng ở hàm trên.

Khi mọc răng, bé có thể biểu hiện một vài rối loạn trong cơ thể như mệt mỏi, rất quấy. Bé khóc thường xuyên, ít ngủ, bứt rứt khó chịu và hay làm nũng cha mẹ. Một số bé hay chảy nhiều nước miếng và hay gặm thứ gì đó cũng là những biểu hiện thường thấy. Khi dồn năng lượng cho việc mọc răng, sức bảo vệ cơ thể yếu đi nên bé dễ bị cảm, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, bé có thể bị sốt nhẹ và còn kèm theo đi ngoài phân lỏng.

Chăm sóc bé mọc răng: Mẹ cần biết?
Tập cho bé thói quen chăm sóc răng miệng từ khi còn nhỏ

Dấu hiệu xuất hiện của chiếc răng đầu tiên

Thông thường, bé sẽ bắt đầu mọc răng khi được 6 tháng tuổi nhưng một số bé có thể trễ hơn. Điều này hoàn toàn bình thường nên các mẹ có thể yên tâm. Dấu hiệu nhận biết bé sắp bước vào thời kỳ “răng cỏ” là bé thích gặm bất cứ thứ gì từ ngón tay đến ti mẹ, từ món đồ chơi đến vật nào “vớ được” do ngứa nứu.

Bé cũng khóc quấy hơn trước do cảm thấy khó chịu trong người. Những chiếc răng “lăm le” mọc lên làm bé trở nên biếng ăn. Bé chảy nước dãi rất nhiều, nướu cũng có thể bị sưng to hơn mức bình thường kèm theo triệu chứng sốt.

Thông thường, 2 chiếc răng hàm dưới của bé sẽ xuất hiện trước, tiếp theo là 2 chiếc ở hàm trên. Đến năm 3 tuổi, răng bé mới mọc hoàn chỉnh.

Một điều tuyệt vời trong giai đoạn này là bé cũng sẽ phát âm ra những tiếng “a a” rồi từ từ hình thành tiếng “ba” mà các bà mẹ, ông bố đang mong đợi. Theo một nghĩa nào đó, mọc răng là “bước ngoặt” đánh dấu sự phát triển của bé

Chăm sóc khi bé mọc răng

  • Trước khi răng nhú lên, bạn sẽ thấy lợi của bé đỏ và sưng to, kèm theo sốt nhẹ. Mọc răng thường làm bé bị đau và rất khó chịu, do đó bé hay quấy khóc và lười ăn, thậm chí có thể sút cân. Vì vậy bạn nên vỗ về bé, thay đổi chế độ ăn của bé bằng bột, sữa hoặc cháo loãng. Tăng cường lượng nước lọc cho bé uống.
  • Bé có thể ngứa lợi, thích gặm nhấm, cắn các vật rắn. Có thể làm dịu cho bé tạm thời bằng cách cho một vật nhẹ, mềm để bé cắn như vòng mọc răng, ngậm núm vú giả bằng cao su hoặc các loại đồ chơi bằng chất liệu mềm, có hình tròn. Tốt nhất bạn hãy thay thế đồ chơi hàng ngày của bé bằng những miếng lê, táo hay cà rốt nhỏ.
  • Nếu bé sốt trên 38,5ºC, bạn có thể cho bé uống thuốc hạ sốt (bằng paracetamol). Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và cho bé uống theo chỉ dẫn.
  • Nếu bé đi ngoài phân sệt nhiều lần trong ngày nhưng lượng phân và lượng nước ra ít thì bạn không cần cho uống bù nước, hãy cứ cho ăn uống bình thường. Nếu phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần thì bạn nên đưa đến bác sĩ.
  • Sau khi ăn, bạn nên cho bé uống một ít nước lọc để súc miệng rồi lau răng bằng khăn mềm. Bạn nên làm thường xuyên nhiều lần trong ngày để giữ vệ sinh răng miệng cho bé.

Trong trường hợp bé quấy khóc, không chịu ăn kéo dài nhiều ngày liền (khoảng 1 tuần) có thể dẫn đến nguy cơ sụt cân, chậm tăng cân thì bạn hãy cho bé đến bác sĩ để tìm những lời khuyên tốt nhất.

Một số bé chậm mọc răng, có thể sau 8 tháng mới có dấu hiệu của mọc răng. Tuy nhiên, nếu con đã được 12 tháng tuổi mà chưa có dấu hiệu nào thì bạn cần theo dõi. Vì đó có thể là những bất thường do thiếu dinh dưỡng, còi xương, cần cho bé ăn nhiều chất đạm, uống vitamin, đặc biệt là vitamin D.

Ngoài ra, bạn cũng lưu ý quá trình mọc răng không bao gồm các triệu chứng như ho, nôn mửa, tiêu chảy kéo dài… Đó có thể là triệu chứng của bệnh khác, khi này, bạn cần đưa bé đi khám ngay.

Giúp bé mọc răng không nước mắt

Bé mọc răng

1. Cho bé nhai hoặc cắn đồ lạnh

Giống như mẹ thỉnh thoảng bị đau sẽ lấy đá lạnh chườm lên chỗ đau, việc cho con nhai hoặc cắn đồ lạnh cũng có tác dụng tương tự để giúp bé mọc răng vượt qua cơn đau. Mẹ có thể chọn mua đồ chơi chuyên dụng cho bé mọc răng của những thương hiệu có uy tín trên thị trường để bé cắn cho đỡ ngứa răng. Những loại này thường có nhiều màu sắc bắt mắt nên các bé sẽ rất thích.

Tuy nhiên, mẹ nên mua loại có nước ở bên trong rồi đặt nó vào tủ lạnh làm lạnh nó để khi bé ngậm vào sẽ bớt đau nướu hơn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể để một cái khăn hoặc miếng vải dày, sạch trong tủ lạnh trong 1 giờ rồi cho bé cắn. Nếu bé bắt đầu tập ăn thức ăn cứng, thử cho bé ăn trái cây và rau củ lạnh để bé tập nhai và bớt đau.

2. Massage nướu cho bé

Trước tiên, mẹ nên rửa tay thật sach với xà phòng diệt khuẩn rồi lau khô tay, dùng ngón tay xoa ấn nhẹ vùng nướu sưng của bé mọc răng. Sau đó, bạn dùng một miếng vải lạnh để vào chỗ vừa massage nhằm tăng thêm hiệu quả giảm đau. Nếu không biết chính xác chỗ nào bé sẽ mọc răng, bạn massage hai vị trí bên cạnh chiếc răng mọc đầu tiên của bé.

3. Để con tự massage theo cách riêng

Một số bé sẽ không thích cho đồ lạnh vào miệng nhưng có thể bé sẽ thích có cái gì đó trong miệng để nhai. Việc bé nhai hoặc cắn đồ chơi, một số thức ăn cứng như bánh qui, miếng cà rốt… sẽ tạo ra áp lực nhẹ lên mặt nướu của bé, giống như khi mẹ dùng ngón tay ấn nhẹ để mát xa cho bé. Nhờ đó, bé cảm thấy đỡ đau hơn.

4. Làm bé phân tán sự chú ý

Mẹ có thể giúp bé mọc răng dần quên cảm giác khó chịu bằng cách hướng sự chú ý của bé vào một món đồ chơi nào đó. Không nhất thiết phải mua đồ chơi mới, mỗi ngày mẹ có thể cho bé chơi một món trong thùng đồ chơi. Việc thay đổi này sẽ giúp bé không có cảm giác ngày nào cũng chơi giống nhau. Nếu đồ chơi không làm bé phân tâm, mẹ có thể bế hay đẩy xe cho bé ra ngoài chơi. Ở lứa tuổi này, các bé rất dễ bị xao nhãng bởi môi trường xung quanh.

Mẹ cũng có thể giúp bé quên đi cơn đau bằng những lời ngọt ngào, bế trẻ trên tay đu đưa, cho bé nghe những loại nhạc êm dịu… để giúp bé quên đi sự khó chịu của mình.

5. Bù đắp cho bé

Khi mọc răng, có bé sẽ thích ở gần mẹ để được mẹ nâng niu hơn. Đặc biệt, với những bé đang trong giai đoạn tập ngủ riêng, bạn cứ duy trì việc này. Tuy nhiên, nếu nửa đêm bé cần, mẹ đừng lơ là con nhé!

Trong trường hợp bé thích ngủ nôi hay nằm trong ghế rung, mẹ có thể dùng nó để đánh lạc hướng bé như được mẹ bế ru ngủ.

6. Giúp bé ăn ngon: Vì nướu sưng cùng cảm giác khó chịu, bé có khi sẽ “chẳng chịu ăn uống gì cả”. Lúc này, bạn cần hạn chế tối đa những loại thức ăn, đồ vật cứng có thể làm đau nướu của bé. Cho bé bú sữa mẹ, uống sữa, ăn bột nấu chín xay thật nhuyễn để bé dễ nuốt và tiêu hóa tốt..

7. Những điều cần lưu ý

Dấu hiệu mọc răng sẽ không đúng với tất cả các bé. Có bé sẽ không chảy nước miếng nhiều và thường xuyên như một số bé khác nhưng có bé sẽ bị sốt nhẹ.

Bạn nên tăng cường giữ vệ sinh cho bé, không để cho vi khuẩn tích tụ trong vùng nướu của bé lúc này bằng cách giặt sạch, thay khăn/miếng vải lạnh mỗi ngày. Một khi chiếc răng đầu tiên của bé đã mọc, mẹ nên dùng một bàn chải mềm cùng nước sạch để vệ sinh răng miệng cho bé. Kem đánh răng có thể được “để dành” cho đến khi con được 2 tuổi hoặc khi bé đã biết cách nhổ ra ngoài.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x