Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 28/02/2024

Cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không?

Cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không?
Có thể nói, tình trạng gù lưng đang khá phổ biến ở nhiều trẻ nhỏ ngày nay. Tình trạng gù lưng không chỉ ảnh hưởng đến dáng đi, ngoại hình mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển xương cũng như sức khỏe của bé. Một trong những nguyên nhân khiến cha mẹ sợ bé gù lưng chính là cho bé tập ngồi sớm.

Vậy cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không? Hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về vấn đề này ngay nhé!

1. Trẻ như thế nào là bị gù lưng?

Trẻ bị gù lưng là tình trạng cột sống ở phần ngực cong bất thường về phía trước. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thể trạng và quá trình phát triển chiều cao của trẻ.

Một số dấu hiệu trẻ sơ sinh bị gù lưng bao gồm: lưng trên có vẻ cao hơn bình thường khi cúi về phía trước, ngoại hình tròn trịa và khối vai lớn. Một số trường hợp gù lưng nặng có thể bị đau và cứng lưng, khó thở hoặc căng cơ đùi khi vận động chân.

Gù lưng ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:

  • Dị tật bẩm sinh.
  • Bệnh gù lưng Scheuermann.
  • Nhiễm trùng cột sống.
  • Rối loạn dinh dưỡng, thiếu chất.
  • Chấn thương nhiều ảnh hưởng đến xương.

Ngoài ra, cũng không ít mẹ có thắc mắc rằng liệu cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không. Vậy thì mẹ hãy đọc ngay phần dưới đây để có câu trả lời nhé!

Cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không?
Trẻ sơ sinh ngồi bị cong lưng là như thế nào? Cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không?

2. Cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không?

Thật ra, vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng hay không. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu khác (1,2) chỉ ra rằng sự phát triển của các vận động đầu đời có thể ảnh hưởng đến sự phát triển, hình dáng của cột sống bé sau này. Vì vậy, để nói cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không thì câu trả lời là cũng có thể. Chính vì thế, mẹ chỉ nên cho bé tập ngồi đúng với độ tuổi phát triển của bé.

Thời điểm cho trẻ tập ngồi sớm là lúc trẻ 1-4 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, mẹ chỉ nên cho bé nằm sấp, lật, cầm nắm đồ đạc chứ chưa nên cho bé ngồi. Khi nào cột sống bé thật sự cứng cáp, đó mới là thời điểm thích hợp cho bé tập ngồi.

Cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không thì câu trả lời là cũng có thể
Cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không thì câu trả lời là cũng có thể

>> Mẹ xem thêm: Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh – Trườn, bò, cầm nắm, ngồi

3. Trẻ mấy tháng biết ngồi? Khi nào nên cho trẻ tập ngồi?

Thời điểm tập ngồi sẽ phụ thuộc vào thời điểm trẻ mấy tháng biết ngồi. Thông thường, trẻ 6 tháng tuổi đã có thể biết ngồi do đã đủ cứng cáp ở cơ cổ và cơ lưng. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn về độ cứng cáp của bé, mẹ nên cho trẻ tập ngồi từ giai đoạn 8 tháng. Đây cũng là thời điểm thích hợp để cho trẻ tập ngồi.

Ngoài ra, mẹ còn có thể dựa vào một số dấu hiệu bé đã sẵn sàng để tập ngồi như:

  • Chống tay lên khi nằm sấp.
  • Có thể xoay đầu sang hai bên khi nằm sấp.
  • Có khả năng tự ngẩng đầu lên hoặc chống tay khi nằm sấp.
  • Giữ tư thế ngồi lâu nếu cha mẹ đặt cho bé ngồi.
  • Trẻ biết lẫy, trườn, bò cũng đã sẵn sàng tập ngồi
  • Bé có thể tự ngồi dậy từ tư thế nằm.

4. Cách tập ngồi cho bé

Cách tập ngồi cho bé

Vậy là cha mẹ đã biết cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không và khi nào nên cho trẻ tập ngồi rồi, bước cuối cùng để khung xương bé phát triển bình thường, cha mẹ hãy tập ngồi cho bé đúng cách nhé.

Các cách tập bé ngồi bao gồm:

  • Khuyến khích bé nằm sấp: Bước đầu tiên để có một tư thế ngồi hoàn hảo là phải tập giữ đầu ổn định. Và nằm sấp chính là tư thế hoàn hảo để giúp bé tập cơ cổ và giữ đầu. Việc tập cho bé ngẩng đầu lên khi nằm sấp sẽ giúp bé cân bằng trọng lượng của bản thân khi ngồi.
  • Hỗ trợ bé ngồi: Khi bé còn nhỏ và chưa có đủ sức mạnh để ngồi đứng một mình, cha mẹ có thể ngồi sau bé để hỗ trợ con khi con ngồi chưa vững.
  • Cho bé ngồi trên sàn: Đặt bé trên sàn hoặc một chiếc thảm mềm để bé có không gian tự do vận động và tập ngồi. Cha mẹ có thể sử dụng gối lót hoặc tựa lưng nhẹ để hỗ trợ bé trong giai đoạn đầu.
  • Tập ngồi bằng gối: Đặt một gối lớn hoặc một gối hình tròn sau lưng bé để tạo sự ổn định và hỗ trợ cho bé khi ngồi. Điều này giúp bé cảm thấy an toàn hơn và dễ dàng duy trì tư thế ngồi.
  • Luyện tập cơ cho bé: Cơ chắc khỏe sẽ có vai trò vô cùng to lớn trong việc giúp bé ngồi nhanh hơn. Chính vì thế, mẹ có thể cho bé tập một số bài tập giúp hỗ trợ cơ cũng như giúp bé ngồi nhanh như bài tập gập bụng, xoay người, tập yoga với bóng…
  • >> Xem thêm: Giai đoạn bám mẹ – Khám phá tâm lý của bé 6-12 tháng tuổi

    Tóm lại, cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không thì câu trả lời là cũng có thể. Nếu cho trẻ tập ngồi quá sớm, xương bé chưa đủ cứng cáp để nâng cơ thể lên nên dễ xảy ra tình trạng gù lưng. Chính vì thế, cha mẹ nên tập cho bé ngồi vào thời điểm bé sẵn sàng tập ngồi; cụ thể là tháng thứ 6. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên tập cho bé ngồi đúng cách để bé có thể ngồi vững vàng mà không ảnh hưởng đến sức khỏe nhé!

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Motor development in infancy and spine shape in early old age: Findings from a British birth cohort study
    https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1002/jor.24656
    Ngày truy cập: 16/02/2024

    2. Round and angular kyphosis in paediatric patients – ScienceDirect
    https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1877056812003015
    Ngày truy cập: 16/02/2024

    3. Kyphosis | Boston Children’s Hospital
    https://www.childrenshospital.org/conditions/kyphosis
    Ngày truy cập: 16/02/2024

    4. FBaby Milestones – When Babies Sit Up, Roll Over and Crawl | Help Me Grow MN
    https://helpmegrowmn.org/HMG/HelpfulRes/Articles/BabyMilestones/index.html
    Ngày truy cập: 16/02/2024

    5. When Will Baby Sit Up On Their Own?
    https://pathways.org/baby-sitting-on-their-own/
    Ngày truy cập: 16/02/2024

    x