Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 18/12/2020

Giai đoạn "vàng" cho con phát triển toàn diện

Giai đoạn "vàng" cho con phát triển toàn diện
Mẹ có để ý không, hầu hết các nhóc từ 3 tháng tuổi đã biết “theo dõi” người khác bằnh ánh mắt của mình. Thậm chí, tới 5 tháng tuổi, có bé đã nhận diện khuôn mặt người lạ và người quen. Đến tháng thứ 7, bé đã có thể định vị và hiểu được ý nghĩa của một số âm thanh
giai doan phat trien quan trong cua be
Những trò chơi tư duy kích thích sự phát triển não của bé

Thật ra, theo nhiều nghiên cứu của chuyên gia, 3 năm đầu đời của bé mới là “thời điểm vàng” cho bé phát triển. Tuy nhiên, nhiều mẹ lại bỏ qua mất giai đoạn quan trọng này.

Từ lúc 6 tháng đến 3 tuổi, não bộ của bé đạt 80% so với não bộ người lớn. Trong giai đoạn này, ngôn ngữ, trí nhớ, thính giác và thị giác là những phần não phát triển nhất. Từ năm thứ 3 trở đi, não bé vẫn tiếp tục phát triển. Đến khi bé được 6 tuổi, não bộ đã gần như hoàn chỉnh. Mẹ nên đặc biệt chú ý hai điều sau trong giai đoạn phát triển này của con nhé!

1/ Chế độ dinh dưỡng

Ngoài những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não như DHA, AA, Omega…, theo một nghiên cứu mới đây, lutein cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển não bộ của bé. Lutein là một sắc tố carotenoid, chiếm gần 70% cấu trúc não, đặc biệt ảnh huởng nhiều đến vùng não liên quan đến khả năng nghe nhìn, ngôn ngữ và trí nhớ của bé.

Tuy nhiên, lutein lại là chất cơ thể không thể tự tổng hợp mà phải bổ sung thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Sữa mẹ là nguồn cung cấp lutein tuyệt vời cho những nhóc nhỏ. Khi bé lớn hơn, mẹ có thể cho bé ăn thêm những loại rau củ có màu xanh đậm, đỏ, cam như ớt chuông, cải thìa, cà rốt, lòng đỏ trứng… Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho con uống thêm sữa công thức hoặc thức ăn dặm có tăng cường lutein.

2/ Phát triển tư duy

Dựa vào các mốc phát triển cơ bản của trẻ, mẹ có thể dạy con các trò chơi nhằm giúp bé phát triển tư duy. Những trò chơi đơn giản như gọi tên đồ vật, cho bé nhìn gương hay chỉ đơn giản như việc cho bé nghe nhạc cũng có tác dụng kích thích sự phát triển của bé.

Thỉnh thoảng, mẹ có thể nhờ con tìm dùm một chiếc tất cùng màu “thất lạc” trong đống quần áo của con. Hoặc mẹ có thể in ảnh của con và nhờ mấy nhóc sắp xếp lại. Qua đó, khả nẳng ghi nhớ và học hỏi của bé cũng được tăng cao đáng kể.

>>> Xem thêm thảo luận cùng chủ đề:

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x