Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 18/04/2023

Những cột mốc phát hiện trẻ chậm nói và giải pháp cho mẹ!

Những cột mốc phát hiện trẻ chậm nói và giải pháp cho mẹ!
Bé cưng có dấu hiệu chậm nói hơn so với các bé cùng trang lứa? Liệu đây có phải dấu hiệu bất thường? Tìm hiểu ngay những thông tin sau đây để biết liệu bé có đang phát triển sai "tiến độ" không mẹ nhé!

Chậm nói là một trong những tình trạng có thể khiến mẹ hốt hoảng. Tuy mỗi trẻ có một tốc độ phát triển ngôn ngữ riêng, nhưng hầu hết các bé vẫn có những mốc chung nhất định. Vì vậy, nếu bé cưng không thể đạt được những kỹ năng mới trong một thời gian dài, bạn nên bình tĩnh đưa bé đi khám bác sĩ. Trẻ em học ngôn ngữ ở các mức độ khác nhau, nhưng hầu hết theo một thời gian chung.

Những cột mốc phát hiện trẻ chậm nói

chậm nói

Có thể là không có vấn đề gì nghiêm trọng, nhưng nếu con bạn bị chậm nói, việc nhận ra và việc điều trị các vấn đề sớm có vai trò rất quan trọng cho việc phát triển ngôn ngữ và kỹ năng nhận thức của trẻ.

Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng khi bé chậm nói, bởi thời gian biểu cho sự phát triển ngôn ngữ rất rộng, và con của bạn có thể vấp vào những rào chắn nhỏ trong quá trình phát triển. Đặc biệt, những trẻ sinh non hoặc sinh thiếu tháng thường sẽ bị chậm hơn so với những bé khác.

Trẻ chậm nói: Khi nào nên lo?

Bạn nên nói chuyện với bác sĩ của con nếu thấy bé có một hoặc nhiều những dấu hiệu sau đây:

Trẻ 4 tháng tuổi

  • Không chỉ cho bạn biết khi nào bé buồn hay vui.
  • Không thì thầm hoặc bắt đầu bập bẹ.

Trẻ 6 tháng tuổi

  • Không cười hoặc thét lên.
  • Không kết hợp nguyên âm để bập bẹ (a, e, o).

Trẻ 7 tháng tuổi

  • Không bắt chước các âm thanh do người khác làm.
  • Không dùng các hành động để có được sự chú ý của bạn.

Trẻ 8 tháng tuổi

  • Không bắt đầu bập bẹ phụ âm.

Trẻ 9 tháng tuổi

  • Không phản ứng khi được gọi tên.
  • Không lảm nhảm phụ âm và nguyên âm với nhau (“mama”, “baba”).
  • Không nhìn nơi bạn chỉ.

Trẻ 12 tháng tuổi

  • Không nói “mama” hay “baba”.
  • Không sử dụng cử chỉ như vẫy tay, lắc đầu, hoặc chỉ trỏ.
  • Không thực hành sử dụng ít nhất một vài phụ âm (ví dụ như p hoặc b).
  • Không hiểu và phản ứng với những từ như “không” và “bye-bye”.
  • Không phải chỉ ra được những điều quan tâm chẳng hạn như một con chim hay máy bay trên không.
  • Không thể nói những từ đơn.

Từ 12 tháng đến 15 tháng

  • Không bi bô, nói chuyện.

Trẻ chậm nói hơn so với bạn bè khiến nhiều mẹ đứng ngồi không yên. Có nhiều nguyên nhân khác nhau đã được chỉ ra về vấn đề này, lý do mới nhất được các bác sĩ chuyên khoa nhi Singapore chỉ ra là do môi trường song ngữ mà trẻ đang sống.

Xem ngay Video Dấu hiệu sớm cảnh báo trẻ bị chậm nói:

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói: Môi trường song ngữ có thể dẫn tới tình trạng này

Tiến sĩ Natalie Epton, bác sĩ nhi khoa tại Singapore đã chia sẻ với tờ Young Parents: “Hầu hết trẻ nhỏ có thể nói lời đầu tiên vào lúc 14 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh nói một hoặc hai từ sớm hơn khi được 9 tháng”.

chậm nói
Trẻ chậm nói có thể là do sống trong môi trường sử dụng song ngữ

Cũng theo bác sĩ này, những trẻ sơ sinh lớn lên trong môi trường sử dụng song ngữ thường chậm nói hơn. Trẻ sẽ tiếp xúc với ngôn ngữ mà các thành viên trong gia đình thường trao đổi và học nói bằng ngôn ngữ đó trước tiên.

Nếu trong vòng 18 tháng mà trẻ không có xu hướng nói chuyện vì chậm nói không còn thuộc về tính tự nhiên nữa và có vấn đề về phát triển cơ bản. Bố mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn.

Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ đề xuất kiểm tra thính giác để đảm bảo rằng bé vẫn nghe tốt và việc trẻ chậm nói không xuất phát từ vấn đề nghe. Ví dụ đơn giản hơn bạn có thể làm tại nhà là làm trẻ tập trung vào sự vật, sự việc nào đó và đứng phía sau gọi lớn. Nếu bé không quay lại, có thể là vấn đề thính giác.

Một nguyên nhân khác cũng có thể là do bé gặp vấn đề trong việc phát âm, khó sử dụng răng, lưỡi để tạo thành âm thanh.

Làm gì khi con chậm nói?

Nghe và nói là hai kỹ năng đi kèm với nhau. Thông thường, nếu gặp vấn đề về khả năng nghe, bé cũng sẽ bị rối loạn khả năng ngôn ngữ. Một nguyên nhân khác cũng có thể là do bé gặp vấn đề trong việc phát âm, khó sử dụng răng, lưỡi để tạo thành âm thanh.

Nếu nhóc của bạn có các dấu hiệu trên, mẹ nên:

1. Dành thời gian nói chuyện nhiều hơn với con, cho dù bé đang trong giai đoạn trẻ sơ sinh. Bạn có thể hát, nói chuyện hoặc khuyến khích bé bắt chước âm thanh hoặc cử chỉ của bạn.

2. Đọc sách cho bé nghe. Nên chọn những cuốn nhiều màu sắc vì chúng sẽ thu hút bé hơn. Khi bé cưng lớn hơn một chút, bạn có thể khuyến khích trẻ chỉ vào những hình ảnh và gọi tên chúng.

3. Sử dụng những tình huống hằng ngày để khuyến khích con nói chuyện. Để con gọi tên những món ăn, sự vật hoặc đồ dùng trong nhà. Bạn cũng có thể hỏi những câu đơn giản và khuyến khích bé trả lời.

4. Mua những cuốn sách dành riêng cho bé tập nói. Những sách này thường có nhiều hình ảnh của các loại động vật, xe cộ, đồ dùng…

Dù bé bao nhiêu tuổi, việc phát hiện và điều trị kịp thời khi trẻ chậm nói là hết sức cần thiết. Tốt nhất, bạn nên đưa bé đên bác sĩ để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và giải pháp.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x