Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Làm thế nào để giúp bé cảm thấy yên tâm và an toàn?
Bé có thể làm được gì | Mẹ xử lý ra sao |
Bé bắt đầu nhận biết mẹ của mình và những người yêu thương, quan tâm đến bé.
| Hãy nói và hát cho bé nghe. Điều này giúp bé cảm thấy bé được yêu thương và tạo sợi dây tình cảm với mẹ. Ôm bé vào lòng. Hãy ôm ấp, âu yếm bé vào lòng cho da thịt của bạn và bé tiếp xúc với nhau. |
Bé biết cách “báo hiệu” cho bạn biết bé đang cần gì.
| Hãy nhìn bé để học được những tín hiệu của bé. Bé khóc vì đòi bú không? Bé có dụi mắt hoặc quay mặt đi chỗ khác không nhìn mẹ khi đang mệt mỏi? Nụ cười là biểu diện dễ nhận biết nhất. Đáp lại tín hiệu của bé. Khi mắt bé mở to và sáng thì có nghĩa là “giờ chơi đến rồi”. Hãy làm mọi thứ êm dịu những lúc bé khóc, quay mặt đi hoặc cong lưng lại. |
Bé bắt đầu sử dụng cơ thể để diễn đạt.
| Cho bé một thứ gì đó để với tới hoặc cầm nắm – ngón tay hoặc đồ chơi. Để bé sờ vào đồ vật đủ mọi chất liệu và hình dạng. Giữ một món đồ chơi trong tầm với của bé để bé có thể dùng tay hoặc chân đập vào đồ chơi. Quan sát cách bé tự khám phá cơ thể mình. Bé có nhìn tay mình không, có ngậm bàn chân hay cố lật người không? |
Hai mẹ con mỗi ngày mỗi gần nhau hơn.
| Hãy dỗ dành bé bất cứ khi nào bé la khóc. Bạn không thể làm hư một đứa bé. Xoa dịu, vỗ về làm bé cảm thấy an toàn, yên tâm, và được yêu thương. Giúp bé giữ bình tĩnh bằng cách hướng dẫn bé cho ngón tay của bé vào miệng, hoặc cho bé ngậm núm vú, hoặc cho bé một chiếc mền hay đồ vật mềm mại đặc biệt với bé. |
Khi bé khóc
Khóc là cách thức bình thường mà đứa bé sơ sinh nào cũng vận dụng để “diễn đạt” sự đói bụng, khó chịu, buồn bã, hoặc cần ai đó quan tâm, chú ý.
bắt đầu và chấm dứt không có lý do rõ ràng
kéo dài ít nhất 3 giờ một ngày
xảy ra ít nhất 3 ngày một tuần
liên tục từ 3 tuần đến 3 tháng
Cần làm gì khi bé khóc?
Hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa. Một số nguyên nhân kiến bé khóc có thể là do mắc chứng bệnh nào đó – mẫn cảm với thức phẩm, ợ chua, đau bụng…
Ôm bé vào lòng nhiều hơn. Một số bé khóc ít đi mỗi khi chúng được ôm ấp hoặc bồng bế nhiều hơn. Hãy quấn bé vào một tấm chăn mỏng và mềm mại và lắc lư bé thật nhẹ nhàng.
Dùng âm thanh để xoa dịu cảm giác khó chịu. Hãy khẽ trò chuyện hay hát cho bé nghe. Thử bật quạt hoặc máy điều hòa trong phòng ngủ của bé. Vài đứa bé nín khóc nhờ nghe những tạp âm này.
Giảm kích thích – đèn, cảnh vật, âm thanh, và đồ đạc xung quanh bé. Đôi khi sự ít kích thích từ các tác nhân bên ngoài sẽ khiến trẻ khóc vì bị đau bụng ít khóc hơn.
Tìm kiếm sự hỗ trợ. Hãy nhờ người thân, bạn bè của bạn giúp đỡ để bạn có thời gian nghỉ ngơi, dưỡng sức.
Bình tĩnh. Khi bạn giữ được bình tĩnh thì bé của bạn sẽ “bắt chước” bình tĩnh theo. Nếu bạn cảm thấy tuyệt vọng, bất lực thì hãy đặt bé nằm xuống một nơi an toàn – chẳng hạn như nôi hoặc giường – và tự cho mình giải lao một chút. Khóc lóc không hề làm đau con trẻ, và nếu bạn nghỉ ngơi hợp lý sẹ giúp xoa dịu một nhân vật không kém phần quan trọng: đó chính là bạn!
Đừng đầu hàng. Dỗ bé nín khóc là cả một quá trình mà các bậc làm cha mẹ tự mày mò. Nếu một chiến lược này không hiệu quả thì hãy thử thay thế bằng một chiêu thức khác. Hãy luôn kiên trì, bền bĩ và ghi nhớ một điều rằng bé khóc nhiều cũng có lợi.
Bạn có biết?
Mẹ càng căng thẳng thì bé càng quấy khóc nhiều hơn
Điều đó có ý nghĩa gì đối với bạn :
Thậm chí một đứa trẻ mới lọt lòng đã có thể cảm nhận tình cảm của người mà nó yêu thương. Khi bạn bình tĩnh và thoải mái, bé sẽ cảm thấy bình tĩnh. Khi bạn cảm thấy căng thẳng và muốn nổ tung thì bé cũng cảm thấy khó chịu theo. Vì vậy để chăm sóc bé thì trước hết hãy tự chăm sóc bạn thật tốt. Hãy nhờ người thân hoặc bè bạn giúp đỡ khi bạn cần được nghỉ ngơi. Hãy dành thời gian làm những việc bạn cảm thấy thoải mái. Và nên hỏi ý kiến một bác sĩ tin cậy nếu bạn đang cảm thấy căng thẳng quá mức hoặc trầm cảm.
MarryBABY
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.