Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bé 8 tuần tuổi đánh dấu cột mốc con trở thành trẻ 2 tháng tuổi. Đến thời điểm hiện tại, nếu mẹ chưa thật sự tự tin với công việc làm mẹ thì cũng chớ lo nghĩ nhiều. Sự khỏe mạnh, lanh lợi, sự tăng trưởng của con đều đặn hàng tuần, hàng tháng chính là sự đánh giá chân thực nhất những nỗ lực của mẹ.
Trẻ 8 tuần tuổi nặng bao nhiêu kg là chuẩn? Trên trung bình, các chỉ số chiều cao, cân nặng của bé 8 tuần tuổi hay trẻ 2 tháng tuổi là:
Hãy nhớ rằng những con số trên chỉ đơn giản là chỉ số trung bình và em bé 8 tuần tuổi của mẹ có thể tăng nhiều hơn về chiều cao, cân nặng. Nhưng những tuần tiếp theo bé có thể tăng trưởng chậm lại thì cũng là bình thường.
Tuần thứ 8 là một trong những “tuần kỳ diệu/tuần khủng hoảng – wonder weeks”, là thời điểm mà bé trải qua một bước phát triển mới về tinh thần và trí tuệ. Ở mốc phát triển thứ 2 trong cuộc đời, bé bắt đầu xâu chuỗi thế giới xung quanh thành những mô hình, công thức nhất định.
>> Mẹ đọc thêm Cách giúp con vượt qua “bão tố” Wonder week 8 tuần tuổi nhé!
Mẹ có biết bé 8 tuần tuổi hay trẻ 2 tháng tuổi biết làm gì không?
>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi và mốc phát triển trí tuệ thứ hai của bé
1. Trẻ 2 tháng tuổi bị nghẹt mũi
Ở độ tuổi này, bé bắt đầu hắt hơi nhiều. Hệ hô hấp non nớt của bé cực kỳ nhạy cảm với các chất gây kích ứng trong không khí. Đó là lý do trẻ 2 tháng tuổi bị nghẹt mũi. Để hạn chế tình trạng này, mẹ hãy cố gắng để bé tránh xa các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, lông vật nuôi…
Mẹ cũng có thể sử dụng máy tạo ẩm trong phòng để giúp trẻ 2 tháng tuổi bị nghẹt mũi dễ chịu hơn. Ngoài ra, mẹ nên thường xuyên nhỏ mũi bé bằng nước muối sinh lý để làm sạch mũi, sát khuẩn và làm mũi thông thoáng.
>> Mẹ có thể xem thêm: 5 bí quyết đơn giản “giải cứu” trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
2. Trẻ 8 tuần tuổi bị tưa miệng
Nếu mẹ thấy bé 8 tuần tuổi có những mảng trắng trên lưỡi mà không thể lau sạch thì e rằng con đã bị tưa miệng. Đây là một bệnh nhiễm trùng nấm thường gặp ở trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ và có thể chữa khỏi.
3. Mụn trứng cá, da bong tróc, chảy nước dãi
4. Trào ngược ở trẻ 2 tháng tuổi
Nhiều trẻ ọc sữa sau khi ăn do bú quá no hoặc do van đóng dạ dày thực quản chưa hoàn thiện. Điều này thường không đáng lo ngại miễn là bé tăng cân và không bị ho, sặc.
Để hạn chế tình trạng trào ngược, mẹ hãy cho con bú với lượng ít hơn, cho bé ợ hơi sau khi bú, tránh các hoạt động tạo áp lực lên bụng như nằm sấp sau khi bé vừa bú no.
Tình trạng này sẽ cải thiện theo thời gian bé lớn dần lên và không cần điều trị. Nhưng nếu việc nôn trớ làm bé chậm lớn hoặc không tăng cân, hãy cho con đi thăm khám để yên tâm mẹ nhé.
5. Trẻ bị hăm tã
Trẻ bị hăm tã là hiện tượng thường gặp ở giai đoạn bé 8 tuần tuổi. Nếu không biết cách xử trí, hăm tã có thể gây nhiễm trùng da nặng. Mẹ có thể tìm hiểu thêm cách chăm sóc khi trẻ bị hăm tã tại đây nhé.
6. Nhiễm trùng đường hô hấp trên
Do hệ miễn dịch còn non yếu nên bé 8 tuần tuổi rất dễ bị cảm ho, viêm đường hô hấp trên. Bệnh do virus gây ra và thường tự khỏi sau 7-10 ngày.
Để giúp bé dễ chịu vì sổ mũi, nghẹt mũi, mẹ có thể nhỏ mũi cho con bằng nước muối sinh lý. Cho bé đi gặp bác sĩ nếu trẻ 2 tháng tuổi bị sốt từ 38 độ trở lên, ho nhiều, khó thở tím tái, dịch mũi màu vàng… Mẹ nhớ là không tự ý cho con dùng thuốc dù là siro ho hay các loại thuốc không kê đơn.
Đồng thời, mẹ hãy nhớ cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ để duy trì kháng thể cho con, hạn chế việc trẻ 2 tháng tuổi bị sốt do mắc bệnh cảm, viêm hô hấp.
Mẹ có thể tham khảo thêm cách xử trí khi bé bị cảm lạnh để có thêm kinh nghiệm chăm con.
Bé 8 tuần tuổi vẫn cần bú ít nhất 6 lần trong 24 giờ. Nếu mẹ muốn biết bé có bú đủ hay không thì hãy xem mức độ tăng cân của bé. Bé tăng từ 150g đến 200g mỗi tuần và thay ít nhất 6 tã lót mỗi ngày là được. Ngoài ra, khi bé bú đủ, bé sẽ tỏ ra vui vẻ và lanh lợi.
Bé 8 tuần biếng ăn mẹ phải làm sao? Theo các chuyên gia, giai đoạn bé 8 tuần biếng ăn và hay cáu gắt là mốc phát triển bình thường của trẻ. Bởi vì, đây là giai đoạn hậu sinh của người mẹ, hormone của mẹ thay đổi dẫn đến nguồn sữa có sự đổi thay. Giai đoạn này, mẹ bé dễ bị trầm cảm sau sinh nhất vì thế nhiều bé có những biểu hiện khác thường. Bé hay cáu gắt, ngủ ít và bú ít nhưng giai đoạn này sẽ qua nhanh thôi. Ngoài ra, khi bé khóc và cáu gắt thì bé sẽ dành thời gian nghỉ ngơi đôi khi 1 ngày. Bố mẹ có thể tranh thủ thời gian này để tận hưởng không gian yên bình.
Dù biết rằng bé 8 tuần biếng ăn là biểu hiện bình thường. Nhưng chẳng mẹ nào có thể làm ngơ được với các thiên thần nhỏ của mình. Vậy nên, nếu bố mẹ phải trải qua vấn đề trên thì hãy áp dụng cách sau nhé:
>> Mẹ có thể xem thêm: 6 trò chơi cho trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tháng tuổi
Một trong những thói quen ở bé mà mẹ cần quan tâm là mút núm vú giả. Hãy cân nhắc các yếu tố sau trước khi quyết định có nên cho bé dùng núm vú giả hay không; và nếu có, mẹ cần quyết định khi nào bé nên dùng và trong bao lâu.
Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng việc sử dụng núm vú giả có thể khiến bé ngưng bú mẹ sớm hơn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng việc cho bé dùng núm vú giả sớm không hề làm bé nhầm lẫn núm vú giả với vú mẹ hay cản trở việc cho bé bú trong ba tháng đầu tiên. Mẹ cần theo dõi bé thật chặt chẽ nếu quyết định cho bé sử dụng núm vú giả. Núm vú giả có thể phát huy tác dụng khi vật dụng này có khả năng giúp bé trở nên ngoan và dễ chịu hơn; đặc biệt là khi bạn cần ru bé ngủ, hát cho bé nghe, cho bé ngồi xe đẩy.
Tuy nhiên, núm vú giả cũng có thể phản tác dụng nếu bé trở nên ỷ lại và quá phụ thuộc. Trong một vài trường hợp, ngậm núm vú giả khi đi ngủ có thể gây trở ngại khi bé đang học cách ngủ một mình. Nếu quá lệ thuộc vào núm vú giả, bé có thể tỉnh giấc khi để rơi mất núm vú vào nửa đêm và không thể ngủ trở lại mà không có nó. Trong trường hợp đó, chính mẹ sẽ là người phải thức dậy để đặt lại núm vú vào miệng bé. Chính vì điều đó, mẹ chỉ nên cho bé dùng núm vú giả tạm thời để thỏa mãn nhu cầu ngậm vú và hoặc làm dịu cơn quấy khóc của bé. Nếu sử dụng lâu dài, việc sử dụng núm vú giả có thể gây nghiện cho bé và trở thành thói quen khó bỏ của bé.
Bé 8 tuần tuổi hay trẻ 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Trong khi trẻ có thể ngủ đến 18 tiếng trong vài tuần đầu tiên thì thời gian ngủ của trẻ 8 tuần tuổi giảm xuống, chỉ còn khoảng 14 đến 17 tiếng mỗi ngày.
Mặc dù trẻ vẫn thức dậy vào nửa đêm để bú nhưng với trẻ 2 tháng tuổi, bé bắt đầu ngủ giấc dài 5 đến 6 tiếng. Một số bé có thể có lịch trình ngủ ổn định. Trái lại, nhiều bé vẫn còn ngủ không theo giờ giấc ổn định. Nhìn chung, rất khó để kiểm soát lịch trình ngủ của bé 8 tuần tuổi. Vì vậy, mẹ cần điều chỉnh lịch sinh hoạt của mình theo nhu cầu của trẻ.
Khi bé 8 tuần tuổi mà chính xác là khi bé đủ 2 tháng tuổi, mẹ cần cho bé đi tiêm ngừa và uống vắc-xin ngừa một số bệnh theo lịch tiêm chủng mở rộng.
Khi đi khám và kiểm tra thể chất, bác sĩ hoặc y tá sẽ kiểm tra các vấn đề sau:
Thóp của em bé (các điểm mềm trên đầu, hơi lõm) là một trong những vị trí có thể dựa vào để đánh giá tình trạng sức khỏe của bé.
Một số trường hợp sau mẹ cần lưu ý, nên cho con đi thăm khám.
Khi bé 8 tuần tuổi, chắc chắn sẽ phát sinh nhiều vấn đề trong quá trình chăm sóc bé. Nhưng dù thế nào mẹ nhớ luôn phải bình tĩnh, trao đổi kinh nghiệm với các mẹ bỉm sữa khác, tìm hiểu qua sách báo hoặc nhờ sự trợ giúp từ bác sĩ.
Hương Lê
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Sleep in Your Baby’s First Year
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/14300-sleep-in-your-babys-first-year
Ngày truy cập: 30/9/2021.
2. 5 Warning Signs From Your Baby’s Soft Spot
https://health.clevelandclinic.org/5-warning-signs-from-your-babys-soft-spot/
Ngày truy cập: 30/9/2021.
3. Your baby’s health and development reviews
https://www.nhs.uk/conditions/baby/babys-development/height-weight-and-reviews/baby-reviews/
Ngày truy cập: 30/9/2021.
4. Newborn Illness – How to Recognize
https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/newborn-illness-how-to-recognize/
Ngày truy cập: 30/9/2021.
5. Fever in a Newborn
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=fever-in-a-newborn-90-P02662
Ngày truy cập: 30/9/2021.