Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hương Lê
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 09/01/2024

Những thay đổi bất ngờ của trẻ 11 tuần tuổi

Những thay đổi bất ngờ của trẻ 11 tuần tuổi
Chì 1 tuần nữa thôi là bé tròn 3 tháng tuổi. Ở giai đoạn trẻ 11 tuần tuổi, bé đã có sự thay đổi rõ rệt về ngoại hình. Đặc biệt, mẹ sẽ nghe người khác nhận xét con giống ba hoặc giống mẹ như đúc từ một khuôn.

Trẻ 11 tuần tuổi sẽ phát triển dựa trên những cột mốc đạt được từ tuần thứ 10. Mẹ sẽ thấy cứ sau mỗi tuần, con biết thêm một hoặc vài điều mới. Điều đó làm mẹ rất hạnh phúc và dường như tan đi bao mệt mỏi vì chứng tỏ con đang phát triển rất tốt về nhận thức.

Lúc này, nếu cho con mặc những bộ cánh mới xinh xắn, chắc chắn mẹ sẽ bất ngờ vì con xinh yêu và “chững chạc” hẳn. Hơn nữa, các đặc điểm trên khuôn mặt của con đã rõ nét, cho thấy con giống bố hay mẹ. Tuy nhiên, khuôn mặt bé vẫn còn thay đổi theo thời gian nên việc giống ai lúc này chỉ là tạm thời.

Bên cạnh vẻ ngoài của bé, chắc chắn điều mẹ quan tâm vẫn là sự phát triển của bé yêu ở giai đoạn 11 tuần tuổi.

Sự phát triển của trẻ 11 tuần tuổi

1. Các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ 11 tuần tuổi

Nếu theo dõi các chỉ số chiều cao, cân nặng ở bé, mẹ sẽ thấy trung bình mỗi tháng bé dài thêm 2,5cm. So với lúc mới sinh thì cân nặng hiện tại của trẻ 11 tuần tuổi tăng khoảng 2-3kg. Hẳn nhiên có bé sẽ tăng cân ít hơn hoặc nhiều hơn. Nhưng không sao, miễn mẹ thấy bé hoạt bát, vui vẻ và khỏe mạnh là được. Ngoài ra, nếu con đạt được các cột mốc tăng trưởng hàng tuần thì cho thấy mẹ chăm con rất tốt.

Với bé sinh non, tốc độ phát triển của con thường chậm hơn, tùy thuộc vào thời gian con chào đời sớm hơn bao nhiêu tuần so với ngày dự sinh. Chẳng hạn nếu con chào đời sớm 4 tuần thì việc con đạt được các cột mốc phát triển chậm hơn 4 tuần so với các bạn sinh cùng ngày (nhưng đủ tháng) là điều dễ hiểu.

2. Các mốc phát triển quan trọng của trẻ 11 tuần tuổi

Mẹ thắc mắc trẻ sơ sinh 11 tuần tuổi biết làm gì? Câu trả lời dành cho mẹ ngay sau đây:

  • Chân và tay bé đã có thể duỗi thẳng hơn so với lúc chào đời.
  • Khi nằm sấp, bé không chỉ ngẩng cao đầu (và giữ khá lâu) mà còn có thể tự đẩy mình lên một chút bằng lực hai cánh tay. Điều đó cho thấy trẻ 11 tuần tuổi đã biết phối hợp và kiểm soát các cơ. Đây có thể được xem là bước đệm quan trọng, chuẩn bị cho giai đoạn bé lẫy, bò.
  • Bé có thể chộp, bắt bất cứ thứ gì xung quanh để cho vào miệng. Đó là cách bé khám phá mọi vật xung quanh bằng cách ngậm, nhai.
Ở một khía cạnh nào đó, hành động này sẽ giúp bé phát triển sức mạnh cơ hàm để chuẩn bị nhai thức ăn rắn sau này. Nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu vật bé cho vào miệng không vệ sinh hoặc có thể lọt vào sâu trong họng gây ngạt thở. Vì vậy, mẹ cần phải thận trọng với bất kỳ món đồ nào đặt gần bé, nhất là khi bé có thể nhoài người để với lấy những gì con muốn.
  • Nhận thức của bé về âm thanh ngày càng nhạy bén. Với kỹ năng nghe ngày càng cải thiện, bé có thể nhận ra giọng nói của mẹ dù ở khoảng cách xa và phản hồi tích cực như nhoẻn miệng cười, đập tay chân liên hồi.
  • Trẻ 11 tuần tuổi đã hình thành những nét tính cách cơ bản. Mẹ có thể nhận ra em bé của mình dễ tính hay khó chịu thông qua biểu cảm khuôn mặt và cách bé tương tác với mọi người xung quanh.

Vậy đã biết trẻ sơ sinh 11 tuần tuổi biết làm gì rồi đúng không nào? Mẹ đọc tiếp để có thông tin về cách chăm sóc em bé 11 tuần tuổi nhé!

Các mốc phát triển của trẻ 11 tuần tuổi

Các vấn đề thường gặp ở trẻ 11 tuần tuổi

1. Hội chứng đầu phẳng

Nếu bé thường xuyên nằm ngửa thì con rất dễ bị hội chứng đầu phẳng do tư thế nằm này tạo áp lực liên tục lên một điểm trên đầu.

Để hạn chế tình trạng bẹp đầu, khi bé thức, mẹ hãy để bé nằm sấp nhiều hơn, vừa giúp tăng cường cơ cổ của bé. Mẹ cũng có thể thường xuyên thay đổi tư thế ngủ cho con. Song mẹ không nên chèn chăn gối để cố định đầu của bé vì có thể làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

2. Khóc có mục đích

Bây giờ em bé khóc có thể to hơn và sẽ có mục đích hơn. Bé bắt đầu hiểu rằng khóc sẽ giúp bé có được những thứ mình muốn . Nếu để ý, mẹ có thể hiểu được sự khác biệt giữa mỗi lúc bé khóc thật; và khóc mè nheo. Mẹ cũng đừng quá lo lắng nếu con hay khóc mẹ nheo; trẻ thường ổn định hơn sau khoảng ba tháng.

3. Sốt

  • Bé bị sốt cũng là cách cơ thể phản ứng lại khi gặp vi khuẩn xâm nhập và có thể là một dấu hiệu tích cực chứ không phải chỉ là bệnh. Khi mẹ gọi bác sĩ hoặc cho trẻ đi khám, hãy thật bình tĩnh và mô tả chi tiết các triệu chứng.
  • Mẹ cũng nên cho bác sĩ biết bé bắt đầu sốt khi nào, kéo dài trong bao lâu, có đi kèm dấu hiệu bất thường nào không, ví dụ như mọc răng.
  • Ngoài ra hãy cho bác sĩ biết bé đã từng ở gần ai bị bệnh không và đo nhiệt độ cho bé trước khi gọi bác sĩ. Đồng thời bạn cũng cần báo với bác sĩ biết liệu bé có đang sử dụng loại thuốc nào hay không.

Hướng dẫn chăm sóc cho trẻ 11 tuần tuổi

1. Dinh dưỡng cho trẻ 11 tuần tuổi

Trẻ 11 tuần tuổi vẫn duy trì số cữ bú như những tuần trước với 5-6 cữ mỗi ngày. Nhưng sẽ có bé cáu kỉnh, đòi bú liên tục dù vừa bú xong. Mẹ đừng lo lắng nếu con vẫn tăng cân tốt.

Đôi khi, có những bé cứ muốn ngậm ti mẹ như một cách trấn an hoặc đơn giản chỉ vì sở thích dù đã no bụng. Vì vậy, mẹ đừng lo thiếu sữa rồi vội vàng cho bé dặm sữa ngoài hay ăn dặm sớm. Tốt nhất, hãy nuôi bé hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Việc cho bé ăn dặm sớm sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa non nớt của bé.

Mẹ có thể xem thêm thông tin tại đây để biết con bú đủ hay chưa nhé.

Có nên cho trẻ sơ sinh ăn dặm sớm?

Cho trẻ ăn dặm quá sớm trước 6 tháng tuổi là không cần thiết; đặc biệt khi trẻ được bú mẹ một cách đầy đủ và thường xuyên. Ngoài thừa cân và béo phì, cho trẻ ăn dặm quá sớm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tật; đáng chú ý nhất là tiêu chảy, có thể làm trẻ bị sụt cân, ốm yếu, gây suy giảm sức khỏe thể chất và sự phát triển của trẻ 11 tuần tuổi.

2. Hoạt động cho em bé 11 tuần tuổi

Hoạt động cho em bé 11 tuần tuổi

Bên cạnh cho bé nghe nhạc thì mẹ có thể cho con nghe những bài đồng dao. Những vần điệu vui tai lặp đi lặp lại giúp trẻ rèn luyện trí nhớ cũng như phát triển khả năng ngôn ngữ.

Nhận thức của bé về âm thanh, hình dạng và màu sắc đã được cải thiện. Mẹ hãy tận dụng điều này để giúp ích cho sự phát triển của bé. Chẳng hạn mẹ dùng những bảng màu sắc khác nhau che mặt để chơi trò “ú òa” với bé.

Trẻ 11 tuần tuổi thường chưa biết lật nhưng bé bắt đầu cố gắng để làm điều đó. Mẹ có thể tập cho bé lật bằng cách cho bé nằm ngửa trên một mặt phẳng mềm mại và vỗ tay ở bên trái (hoặc phải) để kích thích bé nghiêng về bên phát ra âm thanh. Khi trẻ bắt đầu nghiêng đầu và cố gắng lật người, mẹ hãy đẩy nhẹ để giúp bé lật hẳn người qua. Thường xuyên tập luyện như vậy sẽ giúp con sớm biết lật và cứng cáp hơn.

3. Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh 11 tuần tuổi

Trẻ 11 tuần tuổi vẫn duy trì thời gian ngủ khoảng 15 giờ mỗi ngày. Giờ đây, hy vọng mẹ đã đỡ vất vả hơn vào buổi tối khi con ngủ giấc dài xuyên đêm. Ban ngày con sẽ có 3 hoặc 4 giấc ngủ ngắn. Chia sẻ với mẹ một số mẹo cho bé ngủ đêm ngon giấc:

  • Vào ban ngày, khi thấy bé có dấu hiệu buồn ngủ như dụi mắt, đỏ mắt, quấy khóc, mẹ nên dỗ cho bé ngủ bằng cách hát ru, massage cho con. Nếu để qua giấc, bé sẽ khó có thể ngủ lại và trở nên cáu kỉnh sau đó.
  • Vào ban đêm, mẹ nên tắt đèn (hoặc để đèn có ánh sáng dịu nhẹ), giữ không gian yên tĩnh, giúp bé tránh xa mọi tác nhân kích thích để con dễ đi vào giấc ngủ. Đây cũng là cách giúp con nhận biết ban đêm là thời điểm đi ngủ. Tạo thói quen này càng sớm càng có lợi cho bé vì giấc ngủ đêm vô cùng quan trọng, quyết định sự tăng trưởng về chiều cao và khả năng miễn dịch của cơ thể bé.
  • 4. Mẹ cần làm gì khi bé 11 tuần tuổi quấy khóc?

    Giờ đây, con có thể khóc dữ dội hơn, lớn hơn và thích được nuông chiều. Lúc này bé đã biết mình muốn gì và nếu để ý; mẹ sẽ phát hiện ra những kiểu khóc khác nhau tùy thuộc vào ý muốn của bé. Một số bé có biểu hiện rõ ràng hơn những bé khác. Có bé sẽ trở nên ít hiếu động và dễ dỗ dành hơn, nhưng một số khác lại nhõng nhẽo và đòi hỏi nhiều hơn.

    Tính khí cũng của bé phần lớn cũng được thừa hưởng đặc điểm từ gen di truyền. Nhiều bậc cha mẹ từ rất sớm đã nhìn thấy được những tính cách của chính mình phản ánh qua tính tình của bé.

    5. Đồ dùng cần thiết cho bé đi du lịch

    Mẹ có thể cho trẻ 11 tuần tuổi tham gia các buổi dã ngoại, du lịch, đi chơi công viên cùng gia đình để con hình thành những kỹ năng, nhận thức mới. Khi đi xa bằng ô tô, mẹ nhớ là nên có người bế con, tránh để bé nửa nằm nửa ngồi trên ghế sẽ làm con dễ bị chấn thương vì khung xương con còn yếu.

    Một số đồ dùng cần thiết cho bé đi du lịch bao gồm:

    • Quần áo theo mùa. Hãy xem nơi mình đến đang nóng hay lạnh, mưa hay nắng để chuẩn bị đồ đem theo hợp lý.
    • Các vật dụng ngăn ngừa Covid: khẩu trang, nước sát khuẩn dành cho trẻ sơ sinh.
    • Kính mát.
    • Kem chống nắng.
    • Dầu tắm gội bé thường dùng.
    • Các loại thuốc: thuốc hạ sốt, thuốc tiêu chảy, thuốc bôi sát trùng ngoài da khi bị sứt da, chảy máu, kem xịt muỗi/côn trùng cắn
    • Vài miếng urgo băng vết thương.
    • Khăn ướt, giấy ăn khô.
    • Các món đồ chơi bé yêu thích.
    • Giấy tờ của con: bản sao giấy khai sinh, hộ chiếu.
    • Một ít đồ ăn khô, mẹ lưu ý đừng mang nhiều; chỉ để phòng trường hợp đói về đêm tại khách sạn hoặc không quen với thức ăn lạ.

    Lời khuyên của bác sĩ để trẻ 11 tuần tuổi phát triển tốt

    Lời khuyên của bác sĩ

    1. Lưu ý cho mẹ khi chăm sóc bé

    Hầu hết trẻ 11 tuần tuổi đều đạt các cột mốc phát triển nói trên. Nếu em bé của mẹ không hề phản ứng với âm thanh, không tương tác với đồ vật, con người, không thể nâng đầu khi nằm sấp, mẹ hãy cho bé đi kiểm tra sức khỏe nhé.

    Tiêm chủng cho bé 11 tuần tuổi: Trẻ 2 tháng đã có thể tiêm 1 mũi 6 trong 1 (bạch hầu ho gà uốn ván bại liệt Hib và viêm gan B) nên khi trẻ 12 tuần sẽ nhận liều thứ 2. Tiêm chủng nên thực hiện càng sớm càng tốt để trẻ có thể tạo lượng kháng thể sớm bảo vệ trẻ khỏi các mầm bệnh. Tiêm chủng 12 tuần sẽ yêu cầu liều thứ hai cộng với liều thứ hai của vắc-xin Rotavirus và PCV (vắc-xin liên hợp phế cầu khuẩn) chống lại nhiễm trùng phế cầu khuẩn

    2. Lưu ý dành cho mẹ

    Quá trình mang thai, sinh nở khiến cơ sàn chậu bị yếu dẫn đến việc mẹ mắc chứng tiểu không kiểm soát (són tiểu) đồng thời giảm khoái cảm khi quan hệ tình dục. Điều này khiến chất lượng cuộc sống của mẹ bị giảm sút.

    Để duy trì chức năng tình dục cũng như cải thiện tình trạng són tiểu, tiểu không kiểm soát, mẹ có thể tập Kegel mỗi ngày.

    Ngoài ra, các bài tập yoga, squat không chỉ hỗ trợ mẹ phục hồi vóc dáng, nhan sắc sau sinh mà còn giúp cải thiện chức năng sàn chậu.

    Khoảng 6 tuần sau sinh, các mẹ có thể lên kế hoạch tập luyện. Nhưng tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thời điểm tốt nhất có thể bắt đầu. Đồng thời, bác sĩ cũng cho mẹ biết bài tập nào là phù hợp, không ảnh hưởng đến thể trạng phụ nữ mới sinh.

    Khi bé nhà mẹ ở giai đoạn trẻ 11 tuần tuổi, bên cạnh việc chăm sóc con, mẹ nhớ sắp xếp thời gian dành cho bản thân, nhất là đừng quên làm đẹp sau sinh để luôn xinh đẹp và tự tin nhé.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Your 11 Week Old Baby – Development, Milestones & Care

    https://parenting.firstcry.com/articles/your-11-week-old-baby/

    Ngày truy cập: 12/7/2021.

    2. Communication and Your 1- to 3-Month-Old https://www.nhs.uk/start4life/baby/baby-moves/

    https://kidshealth.org/en/parents/c13m.html

    Ngày truy cập: 12/7/2021.

    3. Baby moves

    https://www.nhs.uk/start4life/baby/baby-moves/

    Ngày truy cập: 12/7/2021.

    4. Baby sleep: 2-12 months

    https://raisingchildren.net.au/babies/sleep/understanding-sleep/sleep-2-12-months

    Ngày truy cập: 12/7/2021.

    5. Baby sleep patterns by age

    https://www.pregnancybirthbaby.org.au/sleep-patterns-for-babies

    Ngày truy cập: 12/7/2021.

    x