Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bé biết lạ, quen
Ở thời điểm này, bé thường khóc và tỏ ra khó chịu khi được ôm, bế bởi một người không quen. Bé cũng gắn bó với bạn nhiều hơn, nên bố hay mẹ sẽ thấy con thích theo mình và trở nên nhõng nhẽo hơn trước đây. Bé sẽ ít chịu nằm mà đòi bạn bế lên thường xuyên hơn.
Nhận ra tên gọi
Nếu bạn gọi tên con, bé sẽ quay đầu lại ngay. Điều này ít khi xảy ra với những bé nhỏ hơn 5 tháng. Đây là một mốc phát triển cực kỳ có ý nghĩa, nhất là khi bạn đã cùng con trải qua từng khoảnh khắc cho đến thời điểm này.
Thể hiện bản thân
Bé bắt đầu bập bẹ được rất nhiều âm thanh vui tai để diễn tả ý muốn của mình hoặc chỉ đơn giản là kể một điều gì đó theo cách của mình. Nhiều bé còn cố bắt chước khi bạn lên hoặc xuống giọng.
Chụp lấy mọi thứ
Bé cực kỳ hăng hái khi nắm lấy mọi thứ mà mình nhìn thấy để đưa vào miệng: xe đồ chơi, khăn sữa, bàn tay của mẹ… Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy bé sử dụng bàn tay thành thạo hơn trước rất nhiều, có thể di chuyển đồ vật theo ý muốn của mình.
Bé biết lăn
Không chỉ lật nhanh hơn, các bé 5 tháng tuổi cũng biết lăn để giúp bé di chuyển đến nơi mình muốn. Vì vậy, những chiếc nệm thấp, miếng xốp để sát với sàn chính là bề mặt an toàn nhất. Nếu để bé nằm chung giường cao, bạn cần để mắt canh chừng kẻo bé sẽ lăn đến cạnh giường và té ngã.
Nhận ra mình trong gương
Bé thích trò chuyện với chính mình trong gương, và bạn có thể lặp lại trò chơi này nhiều lần mà bé vẫn đầy hào hứng.
Bé có thể ngồi
Ở thời điểm này, bạn có thể giúp bé ngồi ngay ngắn trong lòng mình hoặc nôi ăn bột, chỉ cần trợ giúp bé ở phần mông và lưng dưới.
Quan tâm đến những thứ bố mẹ ăn
Bé sẽ vô cùng thích thú nếu được chia sẻ một miếng trái cây hay rau củ. Lưu ý, bạn không để kích cỡ của thức ăn nhỏ hơn miệng bé. Nếu có ý định cho bé thử hương vị của các món ăn, tốt nhất nên sử dụng túi chống hóc cho trẻ nhỏ và canh chừng khi bé cho đồ ăn vào miệng.
Thúc đẩy sự phát triển của bé
Để bé thành thục các kỹ năng của mình, bạn nên trợ giúp con bằng những bước đơn giản như:
-Đáp lại tiếng khóc của bé: Tiếng khóc của bé sơ sinh thường là để tìm sự giúp đỡ. Bé có thể đang khó chịu vì phòng quá nóng, vì bé muốn được chơi đùa, vì tã ướt… Việc bạn đưa ra một hành động lúc này sẽ giúp bé có được sự tin tưởng để nương tựa vào bạn.
-Nói chuyện với bé: Bé rất thích nhìn khuôn mặt của bạn khi nói chuyện, và thậm chí bé còn có thể đáp lại bằng cách ê a nữa. Đây là cách để dạy con về mối liên kết giữa từ ngữ và cảm giác của chúng ta.
-Chơi cùng bé: Nói, hát và chơi đồ chơi với bé, cùng bé làm những hoạt động đơn giản như nằm sấp, lăn… và giữ sự giao tiếp bằng mắt, đó là cách để giúp bé thêm hào hứng với những hoạt động mà mình mới học được.
-Giữ cho ngôi nhà an toàn: Bé đã bắt đầu di chuyển nhiều hơn, nghịch ngợm hơn nên bạn cần đảm bảo những vật nguy hiểm được giữ xa khỏi tầm tay bé
MarryBaby
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.