Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trẻ 9 tuần tuổi đánh dấu sự phát triển bằng việc sử dụng thành thạo hơn đôi tay của mình. Mẹ sẽ thấy con rất hứng thú với việc đưa cả nắm tay vào miệng, lắc lắc những món đồ chơi phát ra âm thanh. Cũng có khi bé biểu lộ tình cảm bằng cách túm lấy tóc mẹ, sờ mặt mẹ hay chụp mắt kính của bố.
Nhưng chưa hết, sẽ còn rất nhiều điều liên quan đến trẻ 9 tuần tuổi mà mẹ cần biết để chăm sóc bé tốt hơn.
Mẹ thắc mắc cân nặng của trẻ 9 tuần tuổi là bao nhiêu? Trên trung bình, một em bé 9 tuần tuổi sẽ có chỉ số như sau:
Với nhiều bé, việc tăng cân đều đặn hàng tuần sẽ làm con trông mũm mĩm và đáng yêu hơn.
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh ở đây sẽ giúp mẹ theo dõi tốc độ tăng trưởng của bé yêu. Ngoài ra, bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh còn chỉ ra những dấu hiệu cho thấy em bé của mẹ thừa cân hay suy dinh dưỡng.
Mẹ tự hỏi em bé 9 tuần tuổi biết làm gì? Đi kèm với sự thay đổi các chỉ số chiều dài, cân nặng là nhiều cột mốc phát triển khác của trẻ 9 tuần tuổi. Cụ thể như sau:
– Thính giác hoàn chỉnh, bé đã nghe và phản hồi với âm thanh tốt hơn
Thính giác của bé 9 tuần tuổi đã phát triển hoàn chỉnh hơn so với những tuần trước. Vì vậy, bé có thể phân biệt âm thanh cũng như phản ứng theo nhiều cách khác nhau. Nếu mẹ mở một bản nhạc sôi động, em bé 9 tuần tuổi sẽ chú ý lắng nghe, đạp chân liên tục. Và khi mẹ tắt nhạc đi, con có thể tỏ ra khó chịu.
Hoặc nếu mẹ mở một bản nhạc êm dịu, “đúng ý” con, con sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.
Vậy nhạc ru ngủ cho bé nên là loại nhạc nào?
Nhạc ru ngủ cho bé 9 tuần tuổi nói riêng hay nhạc cho trẻ dưới 1 tuổi nói chung thường là những bản nhạc hòa tấu, êm dịu hay các bài hát ru. Những thể loại nhạc này không chỉ giúp bé ngủ ngon, ngủ sâu, giảm quấy khóc mà còn hỗ trợ phát triển trí não, cho bé thông minh hơn.
– Biết cầm, nắm, lôi, kéo
Khoảng thời gian này, bé bắt đầu khám phá bàn tay của mình với nhiều hoạt động như cầm, nắm, kéo… Bé có thể túm tóc, túm lấy hoa tai của mẹ nếu mọi thứ ở trong tầm với của bé.
– Phối hợp các giác quan
Em bé 9 tuần tuổi biết làm gì nữa? Bé còn biết phối hợp các giác quan với nhau. Nếu mẹ cho bé một chiếc lục lạc, bé không chỉ lắc để tạo âm thanh, lắng nghe âm phát ra mà còn quan sát các cử động của bàn tay.
– Thị giác phát triển, bé quan sát được chuyển động và nhìn tập trung hơn
– Trẻ sơ sinh 9 tuần tuổi thích tương tác với người lớn
Bé rất thích nói chuyện với mọi người và thường xuyên cười lúc trò chuyện hay được mẹ âu yếm. Đặc biệt, trẻ 9 tuần tuổi có thể cười thành tiếng.
Mẹ càng tương tác nhiều với bé càng giúp bé phát triển tốt về cảm xúc và trí tuệ.
Mặc dù cụm từ trẻ sơ sinh 9 tuần tuổi không đúng với trẻ đã ra tháng nhưng mẹ vẫn có thể áp dụng cách dạy trẻ sơ sinh thông minh để thức đẩy sự phát triển não bộ ở con.
– Giữ đầu thẳng hàng với cơ thể ở tư thế ngồi
Đối với trẻ 9 tuần tuổi, khi mẹ nắm hai tay bé rồi kéo nhẹ nhàng chuyển từ tư thế nằm sang tư thế ngồi, bé có thể giữ đầu thẳng hàng với cơ thể. Nhưng cũng đừng lo lắng nếu cơ cổ của bé chưa đủ khỏe để làm điều này. Bởi vì mỗi em bé sẽ phát triển với một tốc độ khác nhau.
>> Mẹ có thể xem thêm: 6 cách dạy trẻ sơ sinh thông minh
– Em bé 9 tuần tuổi có thể ngẩng cao đầu, nhìn thẳng về phía trước khi nằm sấp
Ở trẻ 9 tuần tuổi, khi nằm sấp, bé có thể ngẩng cao đầu và nhìn thẳng về phía trước. Tuy nhiên, do không thể giữ lâu ở tư thế này nên bé có thể thỉnh thoảng ngã về bên này hoặc bên kia. Vì vậy, để tránh làm con đau, mẹ nên cho con nằm sấp trên nệm, tránh để bé nằm trên bề mặt cứng.
1. Bé bú căng bụng vẫn đòi bú: Mẹ nên làm gì?
Nhiều mẹ thấy bé bú căng bụng vẫn đòi bú và không biết phải làm sao. Đầu tiên, mẹ cần hiểu lý do vì sao con có nhu cầu như vậy. Nếu bé bú no nê mà vẫn muốn bú thêm, điều này chứng tỏ bé đang có những mong muốn khác như:
Đối với vấn đề này, tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng của em bé mà mẹ có thể chọn cách xử lý phù hợp. Nếu bé bú căng bụng vẫn đòi bú là để dễ ngủ hoặc giúp con cảm thấy dễ chịu, mẹ có thể tiếp tục cho bú với điều kiện là trẻ không có biểu hiện nôn ói, quấy khóc nhiều hơn.
Ngược lại, nếu bé đòi bú liên tục nhưng lại dễ bị ọc sữa, trớ sữa thì mẹ nên ngừng cho con bú. Thay vào đó, mẹ có thể chọn cách cho con ngậm ti giả, hát ru, dùng thiết bị tạo tiếng ồn trắng hoặc đổi tư thế bế con để em bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Mặt khác, mẹ cũng nên theo dõi sức khỏe của trẻ thường xuyên. Trong trường hợp trẻ có các triệu chứng bất thường hoặc đòi bú nhiều nhưng không tăng cân; chậm phát triển thì mẹ nên cho trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán bệnh lý (nếu có) nhằm đưa phương pháp xử lý phù hợp và hiệu quả.
2. Bé 9 tuần tuổi ngủ nhiều có sao không?
Trẻ 9 tuần tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Em bé nên bắt đầu ngủ thành từng giấc vào ban đêm; thường là khoảng 5-6 giờ một giấc mặc dù mỗi bé khác nhau và thậm chí một giấc ngủ có thể khoảng từ 6-7 giờ vẫn là hoàn toàn bình thường. Chúng sẽ ngủ trung bình từ 11 đến 15 giờ mỗi ngày, với những giấc ngủ ngắn trở nên ít thường xuyên hơn.
Trừ khi có những triệu chứng khác thường, bé 9 tuần tuổi ngủ nhiều hơn bình thường mà không có lý do đáng ngại nào. Một số lý do phổ biến của việc trẻ 9 tuần tuổi ngủ nhiều là:
Việc nguy hiểm nhất khi bé 9 tuần tuổi ngủ nhiều là trẻ không được bú đủ theo nhu cầu, ảnh hưởng tới thể chất và sự phát triển của trẻ. Vì vậy khi trẻ 9 tuần tuổi ngủ nhiều, mẹ nên đánh thức trẻ cách 5-6 giờ một lần để cho trẻ bú.
Trẻ 9 tuần tuổi chắc chắn sẽ bú tăng lượng sữa mẹ so với lúc mới sinh. Bé tiếp tục trải qua các giai đoạn tăng trưởng khác nhau, bú nhiều hơn, thường là khoảng 5-6 cữ trong 24 giờ; mỗi cữ sữa dao động từ 150-200ml theo cân nặng. Mặc dù rất khó biết chính xác lượng sữa bé nhận được mỗi lần bú mẹ là bao nhiêu nhưng mẹ có thể căn cứ vào những dấu hiệu sau để biết bé bú no hay chưa:
– Luyện các giác quan
Mẹ có thể kết hợp luyện thính giác, xúc giác, thị giác cho trẻ bằng cách cho con làm quen và thực hành với nhiều loại âm thanh khác nhau như tiếng gõ các thanh gỗ, thanh kim loại hay các đồ vật khác có trong nhà (tránh các loại âm thanh điện tử).
Đầu tiên hãy cho bé nghe trước tiếng va chạm của đồ vật, sau đó mới cho bé nhìn thấy món đồ và cách tạo ra âm thanh. Cuối cùng hãy cho bé cầm món đồ và thao tác với chúng. Chắc chắn bé sẽ rất phấn khích vì có thể tự tạo ra các âm thanh khác nhau. Nhớ là các món đồ phải nhẹ, vừa tay bé, không có bề mặt sắc nhọn gây nguy hiểm cho bé.
– Bài tập ngồi thẳng lưng
Nếu phần thân trên và cổ của bé đã tương đối cứng cáp, mẹ có thể tập cho bé bài tập ngồi thẳng lưng. Hãy chồng vài cái gối để bé nằm ở tư thế nghiêng, cách mặt phẳng khoảng 45 độ. Sau đó, mẹ nắm hai tay của bé và nhẹ nhàng kéo bé lên từ từ để bé ngồi thẳng lưng, giữ cổ thẳng với cơ thể trong vài giây trước khi cho bé trở về vị trí ban đầu. Lặp lại thao tác này vài lần.
– Cho bé ra ngoài đi dạo
Cho con đi dạo không chỉ là cách để bé tận hưởng không khí trong lành mà còn giúp con mở mang tầm nhìn, có dịp quan sát, khám phá cuộc sống bên ngoài.
Trên đường đi, mẹ hãy trò chuyện cùng bé, chỉ vào những sự vật, hiện tượng trên đường và giải thích với bé. Đây là cách giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ cũng như hình thành nhận thức về thế giới xung quanh.
Trẻ 9 tuần tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Bé thường ngủ trung bình từ 11 đến 15 tiếng mỗi ngày. Giấc ngủ ban đêm thường kéo dài hơn, giấc ngủ ban ngày thường ngắn hơn.
Vào ban ngày, khi thấy bé dụi mắt, ngáp, cáu kỉnh, gào khóc thì mẹ hãy giúp bé vào giấc ngủ bằng cách âu yếm, hát ru con ngủ.
Thời điểm dao động quanh mốc 2 tháng tuổi là một trong những giai đoạn cao điểm bé quấy khóc nhiều. Ngay cả các xáo trộn nhỏ nhất liên quan đến giấc ngủ cũng làm bé mất bình tĩnh và khóc to, khóc kéo dài. Cũng có khi bé khóc vì không rõ nguyên nhân.
Nếu cơn khóc hơn 5 phút, mẹ hãy ôm bé vào lòng và thủ thỉ vào tai trẻ. Bằng cách xoa dịu tinh thần, trẻ có thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Hoặc mẹ có thể làm bé phân tâm, quên khóc bằng cách cho bé xem các hình ảnh nhiều màu sắc, gõ các đồ vật để tạo âm thanh…
Nếu con phải hoãn các mũi tiêm ở thời điểm 2 tháng vì lý do nào đó thì khi trẻ 9 tuần tuổi, mẹ nên nhanh chóng cho con bổ sung các mũi tiêm còn thiếu như viêm gan B (mũi 2), bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm não do Hib (mũi 1). Ngoài ra, đây cũng là lúc bé cần được uống vắc xin phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus gây ra.
Từ 6 tuần tuổi trở đi, trẻ đã có thể tiêm ngừa vắc-xin phế cầu. Đây là mũi tiêm ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng nhưng nếu có điều kiện, mẹ nên cho con tiêm vì giúp ngừa nhiều bệnh nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết.
Dù cho tiêm chủng cứu hàng ngàn sinh mạng trẻ em mỗi năm, loại hình phòng bệnh này vẫn không hoàn hảo. Hầu hết trẻ em có thể bị chút phản ứng nhẹ với vắc xin; một số trẻ khác lại trở bệnh, một số trường hợp khác lại trở bệnh rất nghiêm trọng. Một số loại vắc xin trong những trường hợp hi hữu còn gây ra tổn thương vĩnh viễn, thậm chí là tử vong ở trẻ sơ sinh. Để hạn chế rủi ro, hãy tham khảo và áp dụng một số biện pháp phòng ngừa dưới đây để đảm bảo rằng trẻ 9 tuần tuổi luôn được tiêm chủng an toàn:
Cho dù mẹ không có kế hoạch cho bé bú bình thường xuyên, hãy vắt và giữ lạnh sáu bình sữa mẹ để đề phòng những trường hợp bất đắc dĩ. Việc này sẽ cung cấp cho bé một nguồn sữa dự trữ phòng khi mẹ bị bệnh, hoặc đang tạm thời dùng thuốc. Đừng quá lo lắng nếu con chưa bao giờ bú bình bởi hương vị sữa mẹ gần gũi sẽ giúp bé bú bình dễ dàng hơn.
Một số trẻ 9 tuần không gặp phải khó khăn gì khi chuyển từ bú mẹ qua bú bình và ngược lại. Nhưng hầu hết các bé sẽ thích nghi tốt hơn nếu mẹ kéo dài thời gian cho bé bú sữa mẹ trong ba tuần; tốt nhất là năm tuần đầu của bé. Việc cho bé bú bình sớm có thể cản trở việc bú mẹ bởi bé có thể nhầm lẫn giữa vú mẹ và núm vú. Một lý do khác là bú mẹ và bú bình cần các kĩ thuật khác nhau. Tuy vậy nếu cho bé bú bình trễ hơn thời điểm này, nhiều bé sẽ từ chối bú bình vì đã quen thuộc với việc bú mẹ.
Khi bắt đầu cho bé bú bình, trở ngại đầu tiên chính là xác định lượng sữa mà bé cần. Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trong trường hợp này, bởi mỗi bé khác nhau ở từng độ tuổi sẽ có các nhu cầu dinh dưỡng hết sức khác nhau.
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ từ 0-6 tháng tuổi nhìn chung dễ gặp bệnh về đường hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa (với bé bú sữa ngoài). Tốt nhất, mẹ nên cho con tiêm ngừa đầy đủ các mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng lẫn tự nguyện.
Đặc biệt, nếu có điều kiện, mẹ hãy cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Mẹ tăng cường ăn uống đủ chất, ăn các thực phẩm lợi sữa để sữa luôn tràn trề miệng con. Nhờ đó, con sẽ phát triển tốt, cơ thể tăng khả năng chống chọi với các tác nhân gây bệnh.
Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, sẽ có lúc mẹ thấy trẻ sơ sinh đòi bú quá nhiều hay em bé của mẹ đòi bú liên tục dù đã căng bụng. Việc trẻ sơ sinh đòi bú quá nhiều có thể con đang ở thời kỳ tăng trưởng nhảy vọt (growth spurts)
Khi thấy trẻ có các triệu chứng như sốt 38 độ trở lên, biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc, nôn ói, khó thở, tím tái, ho nhiều… thì mẹ cần đứa trẻ đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị.
Thêm nữa, ở giai đoạn này, đôi khi mắt trẻ 9 tuần tuổi có thể chảy nước nhiều hơn bình thường. Nếu mẹ nhận thấy gỉ mắt bé màu xanh, có thể bé đã mắc bệnh viêm kết mạc. Hãy cho con đi thăm khám sớm nhất có thể.
Hy vọng những thông tin trên phần nào cung cấp cho mẹ các kiến thức cần thiết để chăm trẻ 9 tuần tuổi thuận lợi hơn.
Hương Lê
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Developmental Milestones
https://www.mottchildren.org/posts/your-child/developmental-milestones
Ngày truy cập: 4/10/2021.
2. Infants (0-1 year of age)
https://www.cdc.gov/ncbddd/childdevelopment/positiveparenting/infants.html
Ngày truy cập: 7/7/2021.
3. Child development (1) – newborn to three months
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/child-development-1-newborn-to-three-months
Ngày truy cập: 7/7/2021.
4. The Growing Child: 1 to 3 Months
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=the-growing-child-1-to-3-months-90-P02166
Ngày truy cập: 4/10/2021.
5. Infant development: Birth to 3 months
Ngày truy cập: 7/7/2021.