Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 13/05/2016

Sự phát triển của trẻ 0 - 3 tuổi: Khi nào đáng lo?

Sự phát triển của trẻ 0 - 3 tuổi: Khi nào đáng lo?
Mỗi trẻ nhỏ sẽ có các mốc phát triển kỹ năng vận động, trí tuệ khác nhau. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên quá lơ là, hãy theo dõi kỹ sự phát triển của trẻ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu báo động đỏ sau

Sự phát triển của trẻ từ 0-3 tuổi
Mỗi trẻ khác nhau sẽ có tốc độ lớn khác nhau, tuy nhiên, hầu hết các bé sẽ đi qua các mốc phát triển tương tự nhau

Mẹ hãy “đọc vị” những dấu hiệu đáng lưu ý, báo hiệu những bất thường trong sự phát triển của trẻ theo từng giai đoạn nhé

1/ Từ 0- 4 tháng tuổi

– Hầu hết thời gian, bé gặp phải vấn đề về khả năng di chuyển mắt

– Dù tiếng ồn lớn đến mấy, bé cũng không phản ứng

– Bé 2 tháng tuổi nhưng không nhận biết bàn tay của mình

– Với bé 3 tháng tuổi, bất thường là khi bé không nhìn theo hướng di chuyển của đồ vật trước mắt cũng như không thể ngóc đầu. Đồng thời, bé cũng không thể cầm nắm đồ vật hoặc mỉm cười với mọi người.

– 4 tháng tuổi, bé không thể bập bẹ hoặc bắt chước âm thanh, không thường đưa đồ vật vào miệng cũng như không đẩy chân khi bàn chân đặt trên mặt phẳng.

2/ Khi trẻ 5- 7 tháng tuổi

– Bé 5 tháng không lăn qua một trong hai hướng

– Với sự giúp đỡ của mẹ nhưng bé vẫn không thể ngồi (6 tháng)

– Không cười, kêu hoặc phát ra âm thanh (6 tháng)

– Cơ bắp căng cứng hoặc có vẻ rất mềm

– Đầu ngả về sau khi ngồi

– Chỉ vươn được một tay

– Bé không thích hoặc không muốn ôm ấp. Ít biểu hiện tình cảm với người thân

– Chảy nhiều nước mắt, mắt bị khô hoặc nhạy cảm với ánh sáng

– Khó dùng miệng ngậm đồ vật

3/ Bé 1 tuổi

– Không bò hoặc trườn một bên của cơ thể khi trườn bò

– Không thể đứng khi được hỗ trợ

– Không tìm kiếm các vật bị giấu đi

– Không nói những từ đơn

– Không dùng cử chỉ hoặc lắc đầu khi thể hiện ý muốn không đồng ý

– Không chỉ trỏ các đồ vật hoặc hình ảnh

4/ Khi bé lên 2

– Không nói được ít nhất 15 từ

– Không sử dụng câu có hai từ

– Không bắt chước hành động hay lời nói của người thân

– Không làm theo chỉ dẫn đơn giản

– Không thể đẩy xe đồ chơi

5/ Bé 3 tuổi

– Thường gặp vấn đề với cầu thang hoặc bị ngã liên tục

– Chảy nước miếng thường xuyên hoặc nói không rõ ràng

– Không thể xây một tòa tháp hơn bốn khối

– Có vấn đề thao tác với đồ vật nhỏ

– Không thể bắt chước vẽ vòng tròn

Không thể giao tiếp bằng cụm từ ngắn

– Không tham gia vào các trò chơi giả vờ

– Không hiểu các hướng dẫn đơn giản

– Không thể hiện sự quan tâm với trẻ khác

– Giao tiếp bằng mắt kém

– Ít quan tâm đến đồ chơi

Nếu nhận thấy bé có những hiểu hiện trên, mẹ nên đưa bé đi khám ngây để được tư vấn và xử lý kịp thời để đảm bảo sự phát triển của trẻ diễn ra bình thường như tất cả các bạn đồng trang lứa.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x