Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Bích Trâm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 18/12/2020

Sự phát triển thể chất của trẻ mầm non: Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)

Sự phát triển thể chất của trẻ mầm non: Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)
Bé quá hiếu động và thiếu chú ý trong các hoạt động thường ngày có thể là dấu hiệu của hội chứng tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên tình trạng này thường chỉ được kết luận khi bé đã đến tuổi đi học.

Dấu hiệu của hội chứng tăng động giảm chú ý

Không có gì lạ nếu các bé tuổi tập đi thích được vận động, đây là chuyện hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, sẽ không bình thường nếu bé vận động quá mức như liên tục cựa quậy và nói chuyện hoặc chuyển động mà không tự chủ, những cử động không chủ ý lặp lại nhiều lần.

Ở độ tuổi này rất khó để xác định như thế nào là “quá mức”, nhưng nếu cảm thấy lo lắng khi bé hoạt động không ngừng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ nhi. Đặc biệt là những chuyển động lặp đi lặp lại nhiều lần một cách bất thường như run, máy giật, cơ thỉnh thoảng lại giật một cách tự phát, nhất là ở mặt, động kinh hoặc nhăn mặt đều cần được sự chẩn đoán y khoa chuyên nghiệp.

Nguyên nhân của hội chứng tăng động giảm chú ý

Liên tục di chuyển hoặc cựa quậy ở trẻ em có thể là dấu hiệu của chứng tăng động giảm chú ý (ADHD). Tuy nhiên, dấu hiệu lâm sàng củabệnh ADHD lại khá tương đồng với các hành vi tự nhiên của bé ở tuổi tập đi như loay hoay, thích chạy và leo trèo hay vội vàng…Do đó, rất khó chẩn đoán chính xác ADHD cho đến khi bé đã đến tuổi đi học. Bên cạnh đó, tật máy giật và động kinh cũng có thể được gây ra bởi một loạt các hoạt động thần kinh và cần được đánh giá kỹ lưỡng bởi bác sĩ

Giải pháp điều trị hội chứng tăng động giảm chú ý

Khi bé ở tuổi đi học được chẩn đoán mắc phải tình trạng rối loạn tăng động giảm chú ý, ba mẹ sẽ cần cùng với bác sĩ xây dựng một kế hoạch để giúp cho bé hoạt động tốt ở trường, ở nhà, bao gồm các phương pháp trị liệu dùng thuốc và không dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu bé còn ở tuổi tập đi, đây lại là một vấn đề khác.

Sự phát triển thể chất của trẻ mầm non: Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)
Rất khó để chẩn đoán hội chứng tăng động giảm chú ý ở các bé mầm non vì khó nhận biết bé có triệu chứng bệnh hay chỉ là hành vi bình thường của lứa tuổi

Như đã nói ở trên, việc bé quá hiếu động và thiếu chú ý trong hoạt động hàng ngày là bình thường ở độ tuổi của bé, do đó, ngay cả khi gia đình bạn có người từng bị bệnh ADHD, bạn có thể cảm thấy nghi ngờ nhưng chưa đến lúc để chẩn đoán hội chứng này ở một đứa trẻ còn chập chững.

Nếu bé quá hiếu động, ba mẹ có thể sẽ cần được tư vấn về việc quản lý hành vi của bé hoặc đơn giản là nghỉ ngơi nhiều hơn. Trong trường hợp nghi ngờ bé gặp vấn đề về thần kinh, bác sĩ sẽ kiểm tra toàn bộ hệ thần kinh của bé, có thể bao gồm chụp cộng hưởng từ MR và việc điều trị sẽ dựa trên kết quả của các xét nghiệm này.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x