Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bé 13 tháng ăn bao nhiêu là đủ để tốt cho sự phát triển về thể chất; chế độ dinh dưỡng và cả những kỹ năng mới. Bài viết này, MarryBaby xin chia sẻ cho các mẹ về chế độ dinh dưỡng cần thiết cho bé 13 tháng. Các mẹ cùng tham khảo để có một chế độ tốt nhất cho con cưng nhé!
Trước khi, biết bé 13 tháng ăn bao nhiêu là đủ, mẹ cần phải hiểu về giấc ngủ của con trong giai đoạn này. Bé 13 tháng tuổi phát triển theo hướng biết chủ động hơn. Hầu hết các bé đều đã bỏ giấc ngủ sáng và chỉ còn một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa. Thời gian tối đa cho một giấc ngủ trưa của trẻ là khoảng 2– 3 tiếng và ban đêm là khoảng 11 – 12 tiếng. Như vậy, thời gian ngủ đủ cho trẻ 13 tháng tuổi là khoảng 14 tiếng/ngày. Cha mẹ cần rèn luyện cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ; đúng giấc để trẻ phát triển toàn diện và quá trình chăm sóc trẻ cũng trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
>> Mẹ có thể quan tâm: Mẹ phải biết: Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày
Bên cạnh tìm hiểu về bé 13 tháng ăn bao nhiêu là đủ thì chỉ số cân nặng tiêu chuẩn cũng cần mẹ cập nhật. Theo chỉ số cân nặng theo chuẩn WHO, bé gái 13 tháng nặng khoảng 9,2 kg và với bé trai là khoảng 9,9 kg. Nếu trẻ 13 tháng tuổi phát triển nhưng có cân nặng nhẹ hoặc nặng hơn so với mức chuẩn trên. Bé có thể được xếp vào nhóm nguy cơ thiếu cân hoặc thừa cân. Ngoài ra, trong quá trình phát triển, trẻ sẽ có một vài thay đổi như mọc răng; đau ốm; chán ăn… Những điều này sẽ gây ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ.
Bên cạnh, việc bé ăn bao nhiêu là đủ, mẹ cũng cần biết được những kỹ năng mà con cần phải học.Dưới đây là 3 kỹ năng mẹ cần phải tập cho con mẹ nhé.
Khi bé 13 tháng tuổi, bé sẽ cần mẹ tập đi và cũng là lúc mẹ sẽ bận rộn hơn. Bởi vì bạn sẽ phải luôn để mắt đến mỗi bước chân tập tễnh của bé con. Ngoài việc cần thường xuyên kiểm tra tất cả mọi thứ xung quanh để đảm bảo chúng không gây nguy hiểm cho trẻ. Bạn còn đồng hành cùng con khám phá thế giới thu nhỏ trong chính ngôi nhà của mình. Bé 13 tháng tuổi tập đi thì chắc hẳn là bước chân của bé chưa được vững vàng; đôi khi bé còn hay vấp té nên rất cần cha mẹ trông nom và dỗ dành.
Trẻ 13 tháng tuổi đã có thể tiếp nhận và phản hồi thông tin tốt hơn so với giai đoạn trước 1 tuổi. Mặc dù ngôn ngữ của bé vẫn chưa hình thành rõ ràng. Nhưng thật ra bé đã hiểu được phần nào lời nói của bạn qua cách trò chuyện và cảm xúc biểu cảm trên gương mặt. Bạn nên tăng cường tương tác ngôn ngữ cùng con khi trò chuyện; đọc sách; hát những bài hát ru… để giúp trẻ sớm phát triển ngôn ngữ.
Ở giai đoạn này, trẻ rất thích chơi những trò chơi tương tác. Đơn giản vì khi chơi một mình, trẻ sẽ rất nhanh chán. Một số trò chơi tương tác thú vị mà bạn có thể chơi cùng trẻ ở giai đoạn này đó là:
Đừng ngạc nhiên khi bạn cảm thấy con trở nên “năng động” hơn ở tháng tuổi này nhé. Đó là điều hết sức bình thường với một đứa trẻ đang lớn lên. Có lúc, bạn thấy trẻ đang cố gắng trèo lên mọi mặt phẳng; hay cầm nắm mọi thứ ở xung quanh và cho vào miệng. Trẻ 13 tháng tuổi thật sự rất hiếu kỳ và tò mò với thế giới xung quanh nên bất cứ đồ vật nào trong nhà cũng có thể trở thành đồ chơi để khám phá.
Bé 13 tháng tuổi phát triển hơn, bắt đầu hình thành tính cách thông qua việc thể hiện mong muốn; khóc lóc; vòi vĩnh. Trẻ sẽ thể hiện mọi cảm xúc vui, buồn, giận, hờn rất rõ ràng. Vì con đã bắt đầu phát triển khả năng nhận thức. Vậy nên bạn cần có phương pháp giáo dục con phù hợp để làm nền tảng cho sự phát triển sau này của trẻ.
Trước khi biết, bé 13 tháng ăn bao nhiêu là đủ, mẹ cần biết về các chất dinh dưỡng con cần bổ sung. Vì ở giai đoạn tập đi, thường trẻ rất hiếu động nên vận động và hệ thần kinh cũng phát triển theo. Vì thế nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng cao. Nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ 13 tháng tuổi sẽ đến từ các bữa ăn chứ không phải là sữa như trước. Chế độ dinh dưỡng của trẻ phải đảm bảo đủ các nhóm: chất đạm; tinh bột; chất béo; chất xơ và các nhóm vitamin. Dưới đây là phần tóm tắt các chất dinh dưỡng để bé 13 tháng ăn bao nhiêu là đủ, các mẹ hãy tham khảo nhé:
Bé 13 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ? Mỗi thời kỳ trẻ sẽ có nhu cầu ăn uống khác nhau. Trong giai đoạn 13 tháng trẻ đã tập ăn dặm được một thời gian, việc bổ sung quá nhiều sữa trong giai đoạn này là không cần thiết. Quan trọng là cung cấp cho trẻ chế độ ăn hợp lý với đầy đủ các chất theo một tỷ lệ thích hợp; kích thích sự ngon miệng của trẻ khi ăn.
Năng lượng cung cấp cho trẻ từ 13 tháng trở lên khoảng 850 -1400 kcal/ ngày với trẻ trai và 800 – 1400 kcal/ ngày với bé gái dựa theo cân nặng; chiều cao và mức độ hoạt động trong ngày của trẻ. Theo đó, khi mẹ tập cho con ăn dặm nên sắp xếp khẩu phần ăn cho bé hợp lý. Mẹ nên quan sát thêm mẹ thích ăn món gì và lượng thức ăn bé cần ăn là bao nhiêu để phù hợp với khả năng bé.
Nếu con kén ăn và chỉ uống sữa; thì lượng sữa trẻ cần uống phải được tính sao cho hợp lý về lượng canxi; và cân đối với các thức uống khác bé dùng trong này. Một bé 13 tháng tuổi nên được bổ sung lượng canxi khoảng 700mg/ngày. Nếu con không dùng các thực phẩm giàu canxi khác thì sẽ cần tiêu thụ lượng sữa khoảng 700ml/ngày. Nếu con dùng thêm những thức ăn có chứa canxi thì lượng sữa có thể giảm đi.
Nếu mẹ đã biết bé 13 tháng ăn bao nhiêu là đủ thì cần phải biết thêm những lưu ý về chế độ dinh dưỡng của trẻ. Cụ thể như sau:
Hy vọng với những thông tin về bé 13 tháng ăn bao nhiêu là đủ sẽ giúp ích cho các mẹ. Chúc các mẹ sẽ có một chế độ ăn tốt nhất cho con yêu. Và chúc các mẹ mau ăn chóng lớn nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Growth Charts
https://www.cdc.gov/growthcharts/index.htm
Truy cập ngày 31/01/2022
2. WHO Growth Standards Are Recommended for Use in the U.S. for Infants and Children 0 to 2 Years of Age
https://www.cdc.gov/growthcharts/who_charts.htm
Truy cập ngày 31/01/2022
3. Physical Changes During Puberty
Truy cập ngày 31/01/2022
4. Evidence-based milestone ages as a framework for developmental surveillance
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3549694/
Truy cập ngày 31/01/2022
5. Parenting tips for the first two years of life
https://www.unicef.org/parenting/child-development/baby-tips
Truy cập ngày 31/01/2022