Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trong bài viết này, MarryBaby mời bạn cùng tìm hiểu về tuần khủng hoảng của trẻ. Việc hiểu về các mốc phát triển của bé sẽ giúp cha mẹ có thể chăm sóc con tốt hơn!
Tuần khủng hoảng của trẻ nhỏ thường xuất hiện trong những giai đoạn tăng trưởng bùng nổ về cả thể chất lẫn trí não. Đây thường là lúc bé đột ngột thay đổi về nhu cầu ăn ngủ, quấy khóc, đeo bám nhiều hơn và đòi hỏi cha mẹ phải cập nhật “kỹ năng” chăm sóc liên tục. Nhiều bố mẹ hay gọi đây là “tuần phát triển nhảy vọt” (developmental leap) bởi nó đánh dấu sự phát triển vượt bậc về mặt tâm lý, hành vi và các giác quan của trẻ.
Một số nghiên cứu cho biết trẻ đang trong tuần khủng hoảng thường dễ trở nên cáu gắt, khó dỗ hơn, đôi khi bé ti ít, ngủ không sâu giấc và giật mình thường xuyên. Điều này đôi khi khiến nhiều cha mẹ lúng túng khi không biết vì sao “con trước giờ ăn ngon, ngủ ngoan mà nay lại khóc suốt”. Tuy nhiên, hãy yên tâm vì tuần khủng hoảng cũng là quá trình phát triển mà trẻ dần thích nghi để học được nhiều kỹ năng mới: nhận biết thế giới, phát triển các kỹ năng, khám phá và cảm nhận sâu hơn về mọi thứ xung quanh.
Điều quan trọng là bố mẹ cần bình tĩnh, kiên nhẫn và luôn ở bên con. Việc hiểu rõ “tuần khủng hoảng” sẽ giúp chúng ta chủ động trong cách chăm sóc cũng như đồng hành cùng bé vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Bước phát triển nhảy vọt của trẻ (developmental leap) là những bước phát triển nhanh và mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ trong 20 tháng đầu đời. Sẽ có 10 bước phát triển nhảy vọt quan trọng mà bé sẽ trải qua, mỗi bước xảy ra những thay đổi quan trọng trong nhận thức về thế giới cũng như cách bé vận dụng những hiểu biết đó để phát triển những kỹ năng mới.
Việc nhận diện sớm dấu hiệu diễn ra tuần khủng hoảng của trẻ giúp bố mẹ có hướng chăm sóc bé phù hợp và hiệu quả. Khi bé đột nhiên ngủ ít, khó vào giấc, quấy khóc cả ngày hoặc thậm chí bỏ bú, rất có thể đó là tín hiệu “báo động” cho biết tuần khủng hoảng đang diễn ra.
Khi tuần khủng hoảng của trẻ diễn ra, dấu hiệu dễ thấy nhất là bé có xu hướng gắt ngủ, hay trằn trọc giữa đêm, đang ngủ ngon lại “khóc ré lên” mà không rõ lý do. Một số trẻ bỗng dưng ngủ ít hơn bình thường, thậm chí nhiều cha mẹ còn có cảm giác con “chẳng hề chợp mắt”. Đi kèm với các vấn đề về giấc ngủ, bé có thể “bám dính” bố mẹ hay người chăm sóc nhiều hơn, đòi bế ẵm liên tục. Nhiều bố mẹ ví đây là “giai đoạn đeo bám” vì chỉ cần bố mẹ hay người chăm sóc rời ra là bé quấy khóc, thậm chí là la hét.
Ngoài ra, trẻ sẽ có những thay đổi trong hành vi như:
Trong tuần khủng hoảng, đối với bé dường như mọi thứ trở nên “quá tải”. Âm thanh lớn, ánh sáng mạnh hoặc sự xuất hiện của người lạ đều có thể kích thích bé khiến con quấy khóc, đeo bám, khó ngủ….
Đôi lúc, bé tỏ ra cáu gắt khi tã ướt, nhiệt độ phòng quá nóng hay ồn ào. Bên cạnh đó, bé cũng hay giật mình trước những chuyển động đột ngột. Đây là cách trẻ phản hồi lại “cơn sóng thần” phát triển của giác quan. Tuy nhiên, nếu bố mẹ biết ứng phó bằng cách xoa dịu, ôm ấp yêu thương, bé sẽ vượt qua giai đoạn này nhẹ nhàng hơn.
Nhờ “tuần khủng hoảng”, bé học cách xử lý cảm xúc và phát triển giác quan và nhiều kỹ năng vận động. Những trải nghiệm “khó chịu” này thực chất góp phần kích thích trí não bé hoàn thiện hơn. Nhiều bậc phụ huynh nhận thấy bé trở nên linh hoạt, phát âm nhiều tiếng hơn hoặc biết quay đầu, lẫy, trườn… sau giai đoạn “khủng hoảng”.
Về lâu dài, việc vượt qua những cột mốc căng thẳng cũng góp phần giúp bé xây dựng nền tảng tâm lý vững chắc. Bé sẽ học được cách bày tỏ nhu cầu, giao tiếp với người lớn, đồng thời biết tự xoa dịu bản thân tốt hơn. Đây là những tiền đề quan trọng cho giai đoạn tiếp sau, đặc biệt trong những năm đầu đời.
Để ứng phó với tuần khủng hoảng của trẻ, việc đầu tiên bố mẹ cần làm chính là “bình tĩnh”. Hãy xác định đây không phải vấn đề bệnh lý mà là một phần hoàn toàn tự nhiên trong quá trình phát triển của bé. Khi hiểu rõ ý nghĩa của tuần khủng hoảng, chúng ta sẽ không còn cảm thấy hoang mang.
Trong thời gian diễn ra tuần khủng hoảng của trẻ, sự vỗ về êm ái, liên tục là “chìa khóa vàng”. Bạn có thể massage nhẹ nhàng, ôm bé áp sát ngực, cho bé nghe nhịp tim mẹ để con thấy an toàn. Hát ru, bật nhạc êm dịu hoặc sử dụng tiếng ồn trắng (white noise) cũng là cách thư giãn hiệu quả. Nếu bé quá quấy, hãy cho bé bú thường xuyên hơn và đừng quên vỗ về, trấn an con. Khi bé chán ăn, bạn nên chia bữa thành các cữ nhỏ để con không bị áp lực.
Bên cạnh đó, hãy chú ý giữ không gian thoáng đãng, giảm thiểu tiếng ồn lớn, ánh sáng quá mạnh. Mục tiêu là giúp con cảm nhận được môi trường yên tĩnh, ấm cúng. Nếu có thể, bố hoặc mẹ nên bế bé ra ngoài trời đi dạo, hít thở không khí trong lành, nói chuyện nhẹ nhàng để đánh lạc hướng.
Việc duy trì một thời gian biểu trong ăn, ngủ, tắm rửa giúp bé có lịch trình cố định. Ví dụ, mỗi khi đến giờ tắm, bạn hãy mở một bản nhạc quen thuộc và đừng quên massage, trò chuyện với bé. Khi đến giờ ngủ, hãy giảm ánh sáng đèn, bật tiếng ồn trắng, mở quạt hoặc điều hòa cho phòng mát mẻ, thay tã và quấn bé bằng khăn mỏng tạo cảm giác an toàn.
Một số trẻ sẽ dễ chịu hơn khi ngủ có ti giả hoặc ôm một món đồ yêu thích như gấu bông.
Trong thời gian diễn ra tuần khủng hoảng, hãy hạn chế việc thay đổi môi trường sinh hoạt – lịch trình sinh hoạt của bé đột ngột.
Những chi tiết nhỏ này dần tạo nên thói quen thân thuộc, giảm căng thẳng cho bé.
Khuyến khích bé khám phá dần dần, đặt mục tiêu nhỏ: hôm nay bé làm quen với âm thanh nhẹ, ngày mai tăng thêm. Bạn có thể trò chuyện với bé, cho bé chạm vào đồ chơi có hình khối khắc nhau, có màu sắc sặc sỡ bắt mắt nhưng đảm bảo an toàn. Việc tương tác tích cực này giúp bé thích thú. hưng phấn và giảm lo âu.
Hãy dành thời gian lắng nghe bé: Con tỏ vẻ khó chịu chỗ nào? Con thích được ôm hay vỗ về kiểu gì? Mỗi ngày, bạn sẽ nâng cấp khả năng “đọc vị” các hành vi của bé giỏi hơn. Giai đoạn này không kéo dài mãi. Nhìn con tiến bộ dần, bạn sẽ thấy mọi nỗ lực đều xứng đáng.
Nhiều chuyên gia nhi khoa nhấn mạnh rằng cha mẹ cần kiên nhẫn và quan sát kỹ con. Mỗi bé có nhịp độ phát triển riêng, do đó, việc so sánh bé nhà mình với “con nhà người ta” dễ gây lo lắng không cần thiết. Thay vào đó, cha mẹ có thể ghi chú ngắn gọn hàng ngày: bé ăn bao nhiêu, ngủ mấy giấc, giấc ngủ kéo dài bao lâu, hành vi – tâm trạng thế nào. Những ghi chép này là tư liệu quý giá để bác sĩ đánh giá tình hình của con và cho lời khuyên chăm sóc phù hợp.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyến cáo cha mẹ nên cho bé tiêm ngừa đầy đủ và đúng lịch. Việc chủng ngừa đúng lịch và đầy đủ cùng với theo dõi lịch tiêm phòng và đi khám sức khỏe định kỳ không chỉ giúp bảo vệ bé, mà còn giúp cha mẹ được tư vấn kịp thời nếu gặp vấn đề khó khăn trong chăm sóc trẻ.
MarryBaby hi vọng rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài, các bố mẹ đã hiểu hơn về tuần khủng hoảng của trẻ. Từ đó chăm sóc con tốt hơn.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Developmental Delay in Children https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14814-developmental-delay-in-children Ngày truy cập 22/4/2025
Developmental milestones and the Early Years Learning Framework and the National Quality Standards https://www.acecqa.gov.au/sites/default/files/2018-02/DevelopmentalMilestonesEYLFandNQS.pdf Ngày truy cập 22/4/2025
Baby development and developmental milestones https://raisingchildren.net.au/newborns/development/understanding-development/baby-development Ngày truy cập 22/4/2025
Your baby’s mental leaps in the first year https://thewonderweeks.com/blog/leaps/babys-mental-leaps-first-year/ Ngày truy cập 22/4/2025
Understanding Baby Growth Spurts https://www.healthline.com/health/baby/baby-growth-spurts#tips Ngày truy cập 22/4/2025