Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Dạ dày trẻ sơ sinh có gì đặc biệt? Chỉ là câu chuyện về chiếc dạ dày nhỏ xíu nhưng có những sự thật thú vị không phải ai cũng biết.
Ví dụ như không thể co dạ dày lại, axit dạ dày có thể phân hủy kim loại hay việc kích thước của dạ dày chẳng liên quan gì đến trọng lượng cơ thể. Dạ dày trẻ sơ sinh còn thêm những điều thú vị như nằm ngang, tăng kích cỡ theo ngày…
Các chuyên gia lý giải dạ dày em bé sơ sinh nằm ngang thay vì dọc như người lớn là do hệ tiêu hóa chưa phát triển. Dạ dày ở em bé sơ sinh nằm ngang và cao, các cơ còn yếu, hoạt động co thắt cơ chưa ổn định nên rất dễ nôn trớ.
Ở trẻ nhỏ, các cơ tâm vị (cơ thắt giữa thực quản và dạ dày) còn yếu, xốp và hoạt động co thắt chưa ổn định. Nếu tư thế trẻ bú không đúng sẽ làm cho không khí trong dạ dày dâng lên cùng với một ít sữa, qua tâm vị trào ngược lên thực quản và ra ngoài.
Việc đóng mở không đều giữa hai đầu dạ dày cũng đóng góp vào những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản. Vì vậy, nếu trong quá trình bú, trẻ có nuốt hơi và sau đó được đặt nằm ngang (đầu bằng) hoặc nghiêng bên phải, trẻ cũng dễ bị trớ sữa.
Vậy khi nào dạ dày bé ổn định, chuyển về tư thế dọc? Ngay khi bé biết đi (khoảng
9-12 tháng), dạy dày tự động sẽ chuyển về tư thế dọc và cách triệu chứng nôn trớ trào ngược cũng giảm dần.
Chính vì không nắm được thông tin chính xác này trong những ngày đầu sau khi sinh mà nhiều mẹ luôn ép con bú thật nhiều vì sợ con đói. Điều này là không nên vì khi trẻ đói trẻ sẽ tự có dấu hiệu cho mẹ biết như quấy khóc, lúc này mẹ hãy cho bé bú nhé.
Thực tế là trong ngày đầu tiên mới chào đời dạ dày bé chỉ chứa được 5-7ml, sang ngày thứ 3 chứa được khoảng 30ml. Trẻ 1 tuần tuổi dạ dày sẽ chứa được 60ml và sau 1 tháng sẽ chứa được khoảng 150ml.
Tốt nhất, mẹ nên nghe tiếng khóc của con để biết khi nào bé đói và cần được bú. Dưới đây là lượng sữa trẻ sơ sinh bú trong tháng đầu tiên:
Tuổi của trẻ | Lượng sữa mỗi cữ bú |
Ngày 1 (0-24 giờ) | 5-7ml |
Ngày 2 (24-48 giờ) | 10-13ml |
Ngày 3 (38-73 giờ) | 22-27ml |
Ngày 4 (72-96 giờ) | 36-46ml |
Ngày 7 (144-168 giờ) | 65ml |
Tuần 2-3 | 65-90ml |
Ngoài ra, khi cho bé bú, mẹ cần có tư thế cho bú phù hợp để bé, tránh hiện tượng nôn trớ, trào ngược sau sinh. Những tư thế cho bé bú sai có thể ảnh hưởng đến bé rất lớn.
Khi còn trong bụng mẹ, thai nhi ăn bằng dây rốn, nhận chất dinh dưỡng qua dây rốn chứ không hoạt động bằng dạ dày. Đó là lý do vì sao khi chào đời dạ dày của bé rất nhỏ và sẽ tăng kích thước trong những ngày tiếp theo.
Trẻ nhỏ khi mới sinh ra kích thước dạ dày không to hơn một hạt đậu, nó chưa giãn nở tốt. Lượng sữa mà bé cần tương đương đúng bằng lượng sữa non quý giá mới tiết ra của mẹ.
Vì vậy, hãy cứ cho con ăn ít một, không cần bù thêm sữa công thức và cũng đừng lo trẻ đói.
Chứng trào ngược dạ dày thực quản xuất hiện ở 2⁄3 số trẻ em trong những năm đầu đời. Đa số chứng trào ngược dạ dày trẻ sơ sinh sẽ chấm dứt sau 12-14 tháng. Tuy nhiên, cũng có một số trẻ thời gian bị trào ngược kéo dài hơn. Trào ngược dạ dày được phân thành 2 loại: sinh lý và bệnh lý.
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh là hiện tượng mà các thức ăn. Dịch vị trong dạ dày trẻ bị đẩy ngược lên thực quản. Sau đó đẩy lên cổ họng và nôn trớ ra ngoài.
Người ta còn gọi hiện tượng này là trào ngược bazo. Nó có thể xuất hiện ở trẻ vào bất cứ thời điểm nào không kể ngày hay đêm. Thời điểm này trẻ sơ sinh chủ yếu ăn sữa do vậy cũng sẽ chỉ nôn ra sữa.
Khi bị trào ngược dạ dày, trẻ sơ sinh sẽ rất hay quấy khóc, bỏ bú. Ban đêm khó ngủ, nhiều khi phải bế suốt trên tay. Kéo dài trẻ sẽ dễ bị suy dinh dưỡng và còi cọc.
Nếu bé dưới 6 tháng tuổi, một ngày bị trớ sữa vài lần nhưng vẫn vui vẻ, lên cân tốt, không bị khò khè tái đi tái lại….thì nhiều khả năng chỉ là trào ngược sinh lý.
Nếu trẻ vẫn thường ọc sữa sau 1 tuổi, chậm lên cân, gầy gò, sợ ăn, khò khè, viêm phổi tái phát nhiều lần….thì nhiều khả năng trào ngược đã trở thành bệnh lý.
Trong những ngày đầu, cách cho trẻ bú đúng cách và đúng lượng sữa sẽ không có chuyện gì bất thường xảy đến với dạ dày. Nhưng nếu cho bé bú nhiều hơn nhu cầu và kích thước dạ dày trẻ sơ sinh sẽ bị giãn. Thậm chí có nhiều bé trào ngược dẫn tới tím tái và phải đi cấp cứu.
Thường sẽ khó có thể đo lường chính xác lượng sữa bé bú vào sau mỗi cữ bú. Tuy nhiên, vẫn có một số cách khác để “ướm chừng” liệu bé đã bú đủ hay chưa:
Kích thước dạ dày trẻ sơ sinh từ những ngày đầu mới sinh cho tới khi tròn 1 tháng tuổi còn tương đối nhỏ, mẹ cần chú ý cho bé bú theo nhu cầu, không ép để tránh làm giãn dạ dày, gây hậu quả đáng tiếc.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Neonatal stomach volume and physiology suggest feeding at 1-h intervals
2. How Much Milk Your Baby Needs
3. Infant reflux
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/infant-acid-reflux/symptoms-causes/syc-20351408
Ngày truy cập: 23/12/2021
4. Baby’s Anatomy When on the Stomach and on the Back
https://safetosleep.nichd.nih.gov/resources/providers/downloadable/baby_anatomy_image
Ngày truy cập: 23/12/2021
5. 11 Common Conditions in Newborns