Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/06/2022

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
Trong những ngày mùa hè thời tiết nóng bức trẻ sơ sinh rất dễ bị phát ban đỏ. Đây là căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Những bất cẩn như bé không được chăm sóc tốt, sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là cơ hội để phát ban đỏ ở trẻ sơ sinh xuất hiện.

Những biểu hiện của sốt phát ban ở trẻ sơ sinh thường thấy là sốt, mẩn đỏ ở da, mông, mặt… Tuy bệnh không quá nguy hiểm, nhưng cần phát hiện và điều trị sớm sẽ ít nguy hại đến sức khỏe của bé. Vì vậy, cha mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức về căn bệnh này.

1. Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân do đâu?

Phát ban ở trẻ sơ sinh

Sốt phát ban (Roseola) là bệnh do virus gây ra và thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi mắc bệnh, trẻ sơ sinh bị sốt cao. Khi bớt sốt trẻ sơ sinh sẽ bị nổi mẩn đổ ở mông, đầu hay ở mặt.

Nguyên nhân phổ biến nhất của sốt phát ban ở trẻ sơ sinh là do virus mụn rộp (herpes) 6 và 7 ở người gây ra. Giống như các bệnh do virus khác, sốt phát ban lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc với nước bọt, vật dụng cá nhân của người bệnh.

Để biết con có đang mắc sốt phát ban hay không, cha mẹ có thể dựa vào các ấu hiệu và triệu chứng dưới đây.

2. Dấu hiệu và triệu chứng sốt phát ban ở trẻ sơ sinh

Thông thường khoảng thời gian ủ bệnh từ khi tiếp xúc với virus gây bệnh đến khi có triệu chứng là từ 1 đến 2 tuần. Trẻ sơ sinh sốt phát ban sẽ có triệu chứng thường gặp như sau:

2.1 Bé bị sốt cao bất ngờ

Dấu hiệu điển hình của sốt phát ban ở trẻ sơ sinh là những cơn sốt bất ngờ và nhiệt độ lên rất cao. Trẻ có thể bị sốt lên tới 40 độ. Một số trẻ cũng có thể bị đau họng, sổ mũi hoặc ho. Một số trẻ khác có thể bị sưng hạch bạch huyết ở cổ kèm theo sốt. Cơn sốt kéo dài từ ba đến năm ngày mới .

2.2 Xuất hiện phát ban đỏ ở da trẻ sơ sinh sốt phát ban

Sau 5 đến 7 ngày giảm sốt, cơ thể bé sẽ bị nổi mẩn đỏ ở mông. Một số trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu, dưới da hoặc mẩn đỏ ở mặt. Mẹ có thể nhìn thấy đây là những nốt nổi đỏ như đầu tăm, lấm tấm.

Chúng thường phẳng và nằm ẩn tạo thành một vùng da quầng trắng. Trẻ sẽ cảm thấy khó chịu với những nổi chấm đỏ dưới da nhưng không gây ngứa phải gãi.

phát ban đỏ ở trẻ sơ sinh 2
Biểu hiện bề ngoài của bệnh phát ban đỏ là những nốt chấm đỏ nổi trên bề mặt da

2.3 Trẻ mệt mỏi, kém ăn

Ngoài sốt, bị nổi chấm đỏ dưới da, trẻ cũng thường dễ bị các triệu chứng phụ đi kèm như mệt mỏi, uể oải hay cáu gắt, dễ khóc. Việc ăn uống cũng khó hơn, trẻ biếng ăn vì không thấy ngon miệng.

Bé cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nhẹ khi bị sốt phát ban. Nặng hơn, bệnh sẽ có một số biểu hiện đi kèm như đau họng, sưng hạch ở cổ

3. Biến chứng nguy hiểm của sốt phát ban

Cha mẹ đừng thấy các triệu chứng của sốt phát ban ở trẻ sơ sinh nhẹ mà xem thường. Vì bệnh này có thể khiến trẻ mắc nhiều biến chứng nguy hiểm không ngờ tới:

3.1 Trẻ bị động kinh

Đôi khi, sốt phát ban gây co giật ở trẻ sơ sinh do nhiệt độ cơ thể tăng nhanh. Nếu điều này xảy ra, con có thể bất tỉnh trong thời gian ngắn và giật tay, chân hoặc đầu trong vài giây đến vài phút. Trẻ cũng có thể mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột tạm thời. Vì vậy, nếu trẻ bị co giật, hãy đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.

3.2 Một số bệnh khác liên quan đến hệ miễn dịch kém

Đối với những trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch kém, trẻ có xu hướng bị nhiễm trùng nặng hơn và khó chống lại bệnh tật hơn. Ngoài ra, ở những trẻ sơ sinh bị sốt phan ban, các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến nhiễm trùng dễ xảy ra hơn. Trong đó có bệnh viêm phổi và viêm não(dễ đe dọa đến tính mạng).

4. Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Khi con có các dấu hiệu sau cần đưa con đến bệnh viện ngay vì đây là những dấu hiệu bất thường:

  • Con bạn bị sốt cao hơn 103 F (39,4 C)
  • Con bạn bị ban đỏ và sốt kéo dài hơn bảy ngày
  • Phát ban không cải thiện sau ba ngày
  • Trẻ bị co giật do nhiệt độ cơ thể tăng cao hoặc không rõ nguyên nhân
  • 5. Cách điều trị sốt phát ban ở trẻ sơ sinh

    điều trị

    Cách chữa sốt phát ban ở trẻ sơ sinh được thực hiện theo những cách dưới đây:

    • Hạ sốt đúng cách cho trẻ: Nếu bé nhà bạn sốt từ 38 độ C, mẹ nên lau mát cho bé bằng nước ấm khi cần, để tránh biến chứng sốt cao co giật ở trẻ.
    • Cho bé ăn đúng cách: Cho trẻ ăn thức ăn đầy đủ chất, lỏng dễ tiêu hóa và cho trẻ uống đủ nước để trẻ hết bị sốt phát ban. Các thức ăn như sữa mẹ, cháo, súp sẽ thích hợp cho bé khi bị bệnh.
    • Cách chữa phát ban cho trẻ sơ sinh là cho bé uống nhiều nước: Ngoài sữa, nước trắng, mẹ có thể cho bé uống nước ép trái cây tại nhà nếu bé thích. Ngoài việc bổ sung nước thì đây là thực phẩm giúp bổ sung vitamin cần thiết tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

    6. Phòng ngừa sốt phát ban ở trẻ sơ sinh

    6.1 Chế độ ăn hợp lý

    Mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa…. Trẻ cần uống nhiều nước, mẹ có thể có bé uống thêm các loại nước ép trái cây tươi tại nhà để đảm bảo việc cung cấp đủ lượng vitamin thiết, cải thiện sức đề kháng.

    Vitamin A rất quan trọng giúp trẻ không bị sốt phát ban, nổi chấm đỏ dưới da và bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt.

    Khi bị phát ban đỏ ở trẻ sơ sinh, mẹ không nên cho bé kiêng ăn, kiêng ăn sẽ làm cho trẻ dễ bị thiếu hụt cân, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, dễ bị nhiễm trùng. Ngược lại, mẹ nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa, thức ăn dễ tiêu, bé sẽ dễ ăn hơn.

    6.2 Hạn chế tiếp xúc với người lớn bị sốt

    Do sốt phát ban lây qua đường hô hấp nên cha mẹ không nên để trẻ gần bệnh nhân bị sốt. Nên vệ sinh sạch sẽ tay chân và cơ thể của trẻ sau khi dẫn trẻ từ nơi đông người về.

    6.3 Giữ vệ sinh da luôn sạch và khô thoáng

    Để trẻ sốt phát ban không bị nổi mẩn đỏ ở mông, ở đầu, ở mặt hay dưới da, mẹ nên tắm rửa cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày, ăn mặc thoáng mát. Việc kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín trẻ, không vệ sinh cơ thể sẽ làm bé khó hạ sốt.

    Nó dễ dẫn đến việc co giật do sốt cao hơn. Tất nhiên, không vệ sinh sẽ làm bé khó chịu và dễ nhiễm trùng da hơn.

    Mẹ lưu ý, sốt phát ban ở trẻ em có thể điều trị tại nhà, nhưng cách chữa trị theo kiểu khi bị phát ban phải kiêng gió, kiêng tắm, là một sai lầm. Trong suốt thời gian phát ban đỏ ở trẻ sơ sinh, bé bị nổi mẩn đỏ khắp người, đầu, mặt, mông nếu kiêng gió, kiêng nước bằng cách hạn chế vệ sinh cá nhân bé sẽ cảm thấy bức bối.

    Sau đó, hệ quả xấu của kiêng khem là cơ thể bé khó hạ sốt, nguy cơ bé bị nhiễm trùng da và gặp biến chứng viêm phổi rất cao.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo
    x