Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bên cạnh mối lo về thực phẩm chứa thuốc trừ sâu hay hóa chất độc hại, những mẹ có con nhỏ hiện nay cũng đang phải đau đầu vì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Tự nấu thức ăn cho bé ăn dặm ở nhà chắc chắn sẽ thơm ngon, dinh dưỡng hơn hẳn các loại bột chế biến sẵn trên thị trường. Tuy nhiên, nếu không đảm bảo quy tắc an toàn, nguy cơ “ô nhiễm” thực phẩm cho bé sẽ cao hơn. Vì vậy, dù gấp rút thế nào, mẹ cũng nên đặc biệt lưu ý những quy tắc an toàn sau.
Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng là điều đầu tiên và cơ bản nhất trước khi chế biến thức ăn dặm cho bé. Ngoài tay, mẹ cũng nên vệ sinh những cụ trong nhà bếp sẽ sử dụng đến như mặt bàn, xoong nồi, dao thớt, máy xay…
Tốt nhất, nên sử dụng xà phòng rửa chén kháng khuẩn tự nhiên. Không dùng chung thớt để cắt thịt và các loại rau củ, trái cây. Đặc biệt, nên dùng thớt riêng biệt khi sơ chế thực phẩm sống và chín. Sử dụng thớt gỗ sẽ an toàn hơn so với thớt nhựa, vì sẽ loại bỏ vi khuẩn dễ dàng hơn.
Rau củ và trái cây trước khi sử dụng nên rửa sạch, nhất là phần vỏ. Dù sử dụng nguyên liệu hữu cơ, mẹ cũng nên rửa sạch trước khi chế biến. Rửa rau dưới vòi nước, có thể ngâm trong nước muối hoặc dung dịch rửa rau trong 5-10 phút. Với trái cây, mẹ nên chờ ráo nước, gọt vỏ, bỏ phần lõi và hạt trước khi nấu. Chuối và bơ sẽ không cần phải nấu khi cho bé ăn dặm, dù là các bé 6 tháng tuổi.
Mẹ cần rửa tay sạch sẽ ngay từ khâu chuẩn bị và xử lý thịt. Nếu cần có thể đeo găng tay để đảm bảo. Đặc biệt, trước khi chuyển từ việc sơ chế thịt sang sơ chế một món khác, mẹ cũng nên rửa tay lại một lần nữa, nhất là đối với các sản phẩm như thịt gia cầm, trứng.
Nên chia nhỏ thịt trước khi bảo quản trong tủ lạnh. Khi cần sử dụng, chỉ nên rã đông phần thịt cần dùng trong mỗi lần. Tuyệt đối không để trẻ ăn thịt, thịt gia cầm, cá và trứng còn sống hay chín tái.
Để đảm bảo an toàn tối đa cho các món thịt như thịt gia cầm, thịt có màu đỏ và cá, mẹ cần lưu ý thêm những điều sau:
– Không được để thức ăn còn sống hay đã nấu chín ở ngoài trong điều kiện nhiệt độ phòng quá 2 tiếng.
– Thực phẩm đông lạnh không nên rã đông rồi lại đông lạnh lại mà không cần nấu qua.
– Thực phẩm đông lạnh nên được bảo quản ở nhiệt độ từ 0ºC hoặc thấp hơn.
– Thức ăn của bé dù đã nấu chín hay chỉ mới sơ chế đều cần được bảo quản trong tủ lạnh và không quá 48-72 tiếng trước khi dùng hay đông lạnh.
– Thức ăn đông lạnh có hạn sử dụng khác nhau. Tốt nhất nên dùng các viên thức ăn đông lạnh của bé trong vòng 1 tháng.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.