Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Ăn dặm kiểu Nhật là cách để tập cho bé ăn thô tốt và tìm được niềm vui trong ăn uống. Phương pháp này khuyến khích các mẹ dạy con có thể sớm tự lập trong việc ăn uống và cho bé ăn theo nhu cầu chính.
Vậy cho bé ăn dặm như thế nào theo kiểu Nhật? Cùng đọc để có câu trả lời ngay mẹ nhé!
Ăn dặm theo kiểu Nhật là phương pháp được tin tưởng sẽ giúp trẻ ăn ngon hơn, tiêu hóa tốt và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là phối hợp các loại thực phẩm khác nhau để tạo nên thực đơn ăn dặm đa dạng, ngon miệng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Mẫu thực đơn cho trẻ ăn dặm theo kiểu Nhật mẹ có thể tham khảo theo từng giai đoạn phát triển của bé:
Nếu lựa chọn nuôi dạy con với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, bé sẽ nhận được những lợi ích sau:
Theo khuyến cáo của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), bé nên ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi. Hơn nữa, AAP còn nhấn mạnh việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa trong 6 tháng đầu đời; và bé cần tiếp tục bú sữa cho đến khi được 1 tuổi.
Tuy nhiên, cũng có nhiều bé đòi ăn sớm nhưng thật sự chưa sẵn sàng cho việc ăn dặm. Vì thế mẹ phải là người hiểu tâm lý của con để nhận ra thời điểm thích hợp tập cho bé ăn dặm.
Thời gian lý tưởng để tập ăn dặm kiểu Nhật cho bé là khi trẻ đủ 6 tháng tuổi để đảm bảo cho hệ tiêu hóa và đường ruột của con.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng trở đi nên bắt đầu với những thực phẩm đầu tiên dưới đây:
Mẹ có thể cho bé ăn hoa quả khi con đã ở cuối tháng thứ 5 bằng cách chế biến thành các món sinh tố rồi nấu chín. Bé từ 6 tháng thì có thể ăn hoa quả trực tiếp. Một số loại hoa quả tốt cho bé bao gồm:
*Lưu ý: Một số loại quả có vị chua như cam, chanh leo, bưởi thì mẹ nên cho bé ăn vào thời điểm con được 8 tháng tuổi trở đi bằng cách vắt lấy nước rồi pha loãng. Bởi vì các loại trái cây này có axit nên nếu cho ăn quá sớm sẽ gây hại cho dạ dày của bé.
Trong hướng dẫn ăn dặm kiểu Nhật chuẩn thì không có việc cho bé ăn bột. Lý do là các mẹ Nhật cho con ăn cháo ngay từ những ngày đầu ăn dặm. Tuy nhiên, các mẹ hoàn toàn có thể linh hoạt thay thế cháo rây trong ăn dặm kiểu Nhật bằng bột gạo từ các thương hiệu bột ăn dặm hiện nay. Khi sử dụng bột ăn dặm thay thế cho cháo rây, mẹ cũng hoàn toàn điều chỉnh được độ đặc tăng dần bằng cách điều chỉnh lượng nước pha cùng bột sao cho phù hợp.
Việc khởi đầu ăn dặm với các món bột nhuyễn, mịn cũng giúp bé tập làm quen với thức ăn đặc hơn sữa, đồng thời tạo cơ hội để hệ tiêu hóa non nớt của bé thích nghi dần dần với việc chuyển từ bú sữa hoàn toàn sang việc ăn các thực phẩm.
Trước khi chính thức ăn dặm khoảng 2 tuần, mẹ có thể cho bé uống nươc ép cà rốt hàng ngày với liều lượng 5-10ml. Việc này là để giúp ổn định đường ruột, ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa và giúp bé sẵn sàng đón nhận các loại thực phẩm mới.
Nước dashi là một loại nước dùng không thể thiếu khi cho trẻ ăn dặm theo kiểu Nhật. Mẹ nên ưu tiên làm nước dashi từ rau củ quả sẽ tốt cho con hơn hết. Cách nấu nước dashi cũng khá đơn giản, mẹ tham khảo các bước dưới đây nhé:
Bước 1: Rau củ quả rửa sạch, cắt thành nhiều khúc.
Bước 2: Cho nước vào nồi, lượng nước nên đổ cách chừng 1 đốt ngón tay, rồi cho nguyên liệu vào, chú ý nguyên liệu nào nên cho trước, nguyên liệu nào nên cho sau. Đun khoảng 30-40 phút rồi lấy phần nước dùng làm canh cho bé khi ăn bột, ăn cháo…
Nếu mẹ muốn biết thêm một số công thức làm nước dashi trong ăn dặm kiểu Nhật; có thể tham khảo các công thức dưới đây:
Theo truyền thống ở Nhật, các mẹ thường cho bé ăn dặm từ khá sớm, lúc con được 100 ngày tuổi. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật chú trọng vào việc giúp bé làm quen với mùi vị thức ăn và phát triển khả năng vị giác. Theo đó, mỗi ngày mẹ chỉ cho bé ăn 1 bữa ăn dặm bên cạnh việc bú mẹ.
Hiện nay, tùy theo sự phát triển của trẻ mà các mẹ có thể quyết định thời gian cho con ăn dặm. Thông thường, khi bé được 5-6 tháng tuổi thì mẹ có thể bắt đầu tập cho con ăn các thức ăn mới. Khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật, mẹ nên lưu ý những điều sau:
Với những trẻ có dấu hiệu muốn ăn dặm sớm, cụ thể là trước 6 tháng tuổi. Bé bú ít hơn, nhỏ dãi, mút tay khi thấy người lớn ăn; đó có thể dấu hiệu cho thấy bé muốn ăn dặm sớm.
Trong tuần ăn dặm đầu tiên, mẹ nên cho bé ăn cháo loãng, xay nhuyễn để bé tập quen dần với thức ăn mới. Cháo được nấu theo tỷ lệ 1:10. Tức là 1 gạo và 10 nước.
Lượng thức ăn cho bé trong tuần đầu:
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi bao gồm một số loại rau, củ, quả; đây là các thực phẩm hỗ trợ đi ngoài cho bé. Thức ăn của bé trong giai đoạn này phải trơn, mịn, nhuyễn để bé không bị nghẹn.
Trường hợp bé từ chối một số thức ăn nào đó, mẹ nên chiều theo ý bé trong giai đọan này. Thay vào đó, mẹ cứ thay đổi và chọn đa dạng thực phẩm cho bé; món nào bé thích thì cho bé ăn nhiều. Mục tiêu là để tập phản xạ nhai nuốt cho bé.
Những thực phẩm bé có thể ăn trong giai đoạn này bao gồm:
Ở giai đoạn này, thức ăn của bé sẽ đặc và thô hơn so với lúc tháng 5 – 6. Bé có thể ăn cháo với tỷ lệ (1: 7); nhưng sau khi nấu mẹ nên ray lại cho bé dễ nuốt.
Ngoài ra, trong giai đoạn này, bên cạnh việc bé bú sữa mẹ hay sữa công thức; mẹ cũng nên cho bé ăn dặm thêm mỗi ngày 2 bữa ăn dặm. Đồng thời, mẹ nhớ ưu tiên cho bé ăn càng đa dạng thực phẩm càng tốt nhé.
Những thực phẩm ăn dặm kiểu Nhật bé có thể ăn trong giai đoạn này:
*Lưu ý: Khi nào bé tròn 8 tháng tuổi mẹ mới cho con ăn lòng trắng trứng gà nhé.
Trong giai đoạn này, mẹ vẫn tăng dần lượng thức ăn cho bé qua mỗi tuần, mỗi tháng. Việc này nhằm kích thích và tạo điều kiện cho dạ dày của bé dần thích nghi với lượng thức ăn mới.
Trẻ từ 9 – 11 tháng đã mọc được vài chiếc răng. Vì vậy, bên cạnh việc tăng dần lượng thức ăn, mẹ cũng tăng dần độ thô của thực phẩm mẹ nhé. Ngoài những thực phẩm ăn dặm kiểu Nhật bé ăn ở các giai đoạn trước, thì sang giai đoạn này mẹ nên chọn thêm:
Giai đoạn này, nhiều bé đã cai sữa và bắt đầu có thể ăn các bữa như người lớn. Ngoài 3 bữa chính, mẹ nên bổ sung thêm 2 bữa phụ và cho con uống thêm sữa.
Ngoài những thực phẩm bé ăn ở các giai đoạn trước, thì mẹ có thể bổ sung thêm nhiều thực phẩm ăn dặm kiểu Nhật tốt cho bé như:
Chi tiết từng giai đoạn mẹ có thể tham khảo khi áp dụng cách cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật mẫu như sau:
Ngày 1 | Ngày 2 | Ngày 3 | Ngày 4 | Ngày 5 | Ngày 6 | Ngày 7 |
Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (1 muỗng nhỏ) | Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (1 muỗng nhỏ) | Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (2 muỗng nhỏ) | Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (2 muỗng nhỏ) | Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ) | Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ) | Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ) |
Ngày 8 | Ngày 9 | Ngày 10 | Ngày 11 | Ngày 12 | Ngày 13 | Ngày 14 |
Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ) | Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ) Khoai lang nghiền (1 muỗng nhỏ) | Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ) Khoai lang nghiền (1 muỗng nhỏ) | Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ) Cà rốt nghiền (1 muỗng nhỏ) | Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ) Cà rốt nghiền (1 muỗng nhỏ) | Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ) Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ) | Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ) Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ) |
Ngày 15 | Ngày 16 | Ngày 17 | Ngày 18 | Ngày 19 | Ngày 20 | Ngày 21 |
Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ) Khoai lang nghiền (1 muỗng nhỏ) Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ) | Khoai lang nghiền (5 muỗng nhỏ) Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ | Khoai lang nghiền (6 muỗng nhỏ) Cải bó xôi (1 muỗng nhỏ) | Cải bó xôi (1 muỗng nhỏ) Cà rốt nghiền (3 muỗng nhỏ) | Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ) Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ) Bí đỏ nghiền (1 muỗng nhỏ) | Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ) Bí đỏ nghiền (1 muỗng nhỏ) Cải bó xôi (2 muỗng nhỏ) | Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ) Bí đỏ nghiền (2 muỗng nhỏ) Cải bó xôi (2 muỗng nhỏ) |
Ngày 22 | Ngày 23 | Ngày 24 | Ngày 25 | Ngày 26 | Ngày 27 | Ngày 28 |
Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ) Bí đỏ nghiền (1 muỗng nhỏ) Cải bó xôi (2 muỗng nhỏ) | Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (5 muỗng nhỏ) Cà rốt nghiền (3 muỗng nhỏ) Khoai tây nghiền (1 muỗng nhỏ)
| Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ) Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ) Cà chua nghiền (1 muỗng nhỏ)
| Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ) Cà chua nghiền (2 muỗng nhỏ) Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ)
| Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (5 muỗng nhỏ) Súp cà chua (2 muỗng nhỏ) Bắp cải nghiền (1 muỗng nhỏ) | Cơm nát (2 muỗng nhỏ) Súp cà rốt và bắp cải (2 muỗng nhỏ) Hành tây (1 muỗng) | Cháo cà rốt (6 muỗng) Súp rau (5 muỗng) |
Ăn dặm kiểu Nhật đòi hỏi mẹ phải đầu tư nhiều thời gian và công sức trong giai đoạn đầu tập ăn dặm cho trẻ. Các thực phẩm đóng gói trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật không phổ biến ở Việt Nam nên các mẹ có thể xem xét lựa chọn những thực phẩm tốt, phù hợp với độ tuổi của bé hoặc tương đồng với thực phẩm trong hướng dẫn để thay thế nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Weaning Your Baby
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/breastfeeding/Pages/Weaning-Your-Baby.aspx
Ngày truy cập: 30.5.2021
2. Introducing solids: why, when, what and how
https://raisingchildren.net.au/babies/breastfeeding-bottle-feeding-solids/solids-drinks/introducing-solids
Ngày truy cập: 30.5.2021
3. Japan–France–US comparison of infant weaning from mother’s viewpoint
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3379788/
Ngày truy cập: 30.5.2021
4. Weaning Your Child
https://kidshealth.org/en/parents/weaning.html
Ngày truy cập: 30.5.2021
5. All about Weaning for Mothers Worried about Babies Food after 6 Months
https://parenting.firstcry.com/articles/contribution-all-about-weaning-for-mothers-worried-about-babies-food-after-6-months/
Ngày truy cập: 30.5.2021