Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Không giống như người lớn, trẻ em dưới 1 tuổi không cần được bổ sung thêm muối trong những món ăn hàng ngày. Thậm chí, việc nêm nếm, thêm muối vào thức ăn cho bé ăn dặm ngược lại có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
Trong giai đoạn này, bé chỉ cần 1g muối/ngày, và lượng muối trong sữa mẹ, sữa công thức cũng đã đủ để đáp ứng. Thêm nữa, trong giai đoạn này, thận của bé vẫn còn khá non nớt, và không đủ sức để “gánh” thêm lượng muối dư thừa.
Ngoài muối, mẹ cũng không nên thêm đường, bột ngọt, hay bột nêm vào thức ăn của con. Để bé nếm thử mùi vị tự nhiên của các loại thực phẩm sẽ giúp kích thích và phát triển vị giác cũng như khẩu vị của bé.
Sợ bé dễ bị hóc hoặc mắc nghẹn, không chỉ hầm xương lấy nước, nhiều mẹ còn “cẩn thận” nghiền rau, xay thịt lấy nước nấu cháo cho con với hy vọng bé hấp thu được hết phần “tinh hoa” được chắt lọc trong nước.
Tuy nhiên, đây lại là nguyên nhân chính khiến bé không hấp thụ được khoáng chất và các loại vitamin trong thực phẩm, bởi ngược với suy nghĩ của mẹ, phần lớn các chất dinh dưỡng không nằm trong nước mà đều “ẩn” trong phần cái.
Không tốt như suy nghĩ của mẹ, việc sử dụng nước hầm xương nấu cháo không giúp bổ sung đạm và canxi cho bé, mà ngược lại sẽ khiến con bị khó tiêu, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa do lượng mỡ động vật có quá nhiều trong nước.
Theo các chuyên gia, 4-6 tháng tuổi là thời gian thích hợp để mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm, bởi lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã sẵn sàng “tiếp nhận” những thực phẩm khác ngoài sữa.
Tuy nhiên, đó là lý thuyết “chuẩn”. Mỗi bé là một cá thể riêng biệt, vì vậy, sự phát triển của trẻ cũng sẽ khác nhau, có bé ăn sớm, nhưng cũng có bé ăn trễ. Vì vậy, mẹ đừng nên “chăm chăm” vào số tuổi mà “bắt” con ăn dặm. Nên theo dõi một số biểu hiện của bé, để chắc chắn rằng con đã sẵn sàng cho một “thử thách” mới.
Xay nhuyễn mọi thứ trước khi cho bé ăn sẽ giúp hạn chế nguy cơ bị hóc, sặc nhưng lại khiến bé chỉ có phản xạ nuốt, bỏ qua cơ hội phát triển khả năng nhai. Đồng thời, thường xuyên ăn thực phẩm được xay nhuyễn sẽ khiến bé nhanh chán do chỉ biết nuốt và không cảm nhận được mùi vị thức ăn. Lâu dần có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn, lười ăn ở trẻ.
Bé nhà bạn mất bao lâu để ăn hết một chén cháo? Nếu câu trả lời trên 30 phút, có lẽ mẹ nên xem lại.
Theo các chuyên gia, thời gian cho trẻ ăn mỗi bữa chỉ nên kéo dài nhiều nhất là 30 phút, và dù bé chưa ăn được nhiều, mẹ cũng nên ngưng cho bé ăn tiếp. Việc cho bé ăn quá lâu chỉ vừa làm thức ăn “nguội ngắt”, mất dinh dưỡng vừa khiến bé thêm chán ăn.
Thêm nữa, nếu thời gian ăn mỗi bữa quá lâu sẽ rút ngắn thời gian đến bữa sau của bé, và đến lúc ăn, bé vẫn còn quá no để có thể tiếp tục ăn thêm nữa.
MarryBaby
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.