Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Tuy nhiên, việc chọn lựa các loại thực phẩm tốt cho bé ăn dặm là rất quan trọng. Ngoài việc biết những món ăn tốt cho trẻ; mẹ cũng cần hiểu những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm là gì. Đồng thời, biết nguyên tắc khi chọn thực phẩm cho bé.
Khi vào độ tuổi tập ăn dặm; và có dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm; mẹ cần thực hiện quá trình tập ăn dặm cho bé một cách kiên nhẫn. Về cơ bản, nguyên tắc khi chọn thực phẩm cho bé ăn dặm đó là: không nên cho bé ăn dặm những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao.
Theo CDC Hoa Kỳ, thực phẩm có khả năng gây dị ứng bao gồm các sản phẩm từ sữa bò, trứng, cá, động vật có vỏ, hạt cây, đậu phộng, lúa mì, đậu nành và mè. Do đó, mẹ hãy đợi đến khi bé lớn hơn mới cho trẻ ăn những loại thực phẩm này.
Muối sẽ không tốt cho thận của bé. Do đó, khi nấu cháo cho bé ăn dặm, mẹ không nêm nếm muối, gia vị hoặc sử dụng các nước kho thịt.
Ngoài ra, mẹ cũng cần tránh một số thực phẩm có nhiều muối như:
Bé trong độ tuổi ăn dặm không cần đường. Do đó, mẹ cần tránh đồ ăn nhẹ hoặc các món nước uống có nhiều đường (ví dụ nước ép trái cây; hoặc các chế phẩm từ hoa quả nói chung).
Một số món ăn quen thuộc nhưng rất nhiều đường có thể kể đến như:
Nước ngọt: Nước ngọt, nói không ngoa, chứa hàng tấn đường hóa học; có thể nhanh chóng “tàn phá” sự phát triển răng lợi của bé. Trẻ uống nhiều nước ngọt; sẽ có thể trở nên chán các loại nước bổ dưỡng khác.
Nước ép trái cây: Tại sao xuất phát từ trái cây nhưng lại không có lợi cho sức khỏe bé? Thực tế, hầu hết lượng chất xơ trong trái cây bị mất trong quá trình ép nước; thành phần còn lại chủ yếu là đường.
Với trẻ sơ sinh, cho uống nước ép quả là một sự lãng phí việc bổ sung năng lượng. Đường trong nước ép trái cây có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa; dẫn đến tiêu chảy. Nếu mẹ muốn bổ sung vitamin C vào khẩu phần ăn của trẻ, nên cho trẻ ăn trái cây tươi cắt lát nhỏ.
Món tráng miệng từ gelatin: Gelatine là một chế phẩm tạo ra từ chất collagen chế biến từ da và xương động vật. Nhiều mẹ nghĩ rằng đây là lựa chọn tốt để bổ sung protein cho bé. Tuy nhiên, thực chất, sau món tráng miệng mềm mềm, dai dai, bé chỉ nạp đường, hương liệu nhân tạo, phẩm màu vào trong cơ thể.
Những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa mẹ không nên cho bé ăn dặm. Điển hình như khoai tây chiên giòn, bánh quy và bánh ngọt. Khi mua sắm hay đi chợ; mẹ cần kiểm tra nhãn dinh dưỡng để giúp chọn thực phẩm ít chất béo bão hòa hơn.
>> Mẹ xem thêm: Vì sao cần bổ sung kali cho bé? Nguồn thực phẩm giàu kali
Đôi khi, mật ong có chứa vi khuẩn có thể tạo ra chất độc trong ruột của trẻ; dẫn đến ngộ độc botulism ở trẻ sơ sinh; đây là một căn bệnh rất nghiêm trọng.
Không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn các loại hạt và đậu phộng nguyên hạt vì trẻ có thể bị nghẹn. Mẹ có thể cho bé ăn các loại hạt và đậu phộng từ khoảng 6 tháng tuổi; miễn là chúng được nghiền nhỏ, xay nhuyễn hoặc một loại hạt mịn hoặc bơ đậu phộng.
Nếu có tiền sử dị ứng thực phẩm hoặc các loại dị ứng trong gia đình; mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi cho bé ăn hạt, đậu phộng.
Phô mai có thể là một phần của chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; đồng thời cung cấp canxi, protein và vitamin.
Những thực phẩm như loại phô mai nêu trên không nên cho bé ăn dặm; vì chúng có thể chứa vi khuẩn tên listeria; không tốt cho bé sơ sinh. Tuy nhiên, những loại pho mát này có thể được sử dụng như một phần của công thức nấu chín vì vi khuẩn listeria bị giết khi nấu chín.
Trẻ sơ sinh có thể có trứng từ khoảng 6 tháng. Tuy nhiên, mẹ cần tránh cho bé ăn trứng sống, trứng vịt lộn, trứng ngỗng hoặc trứng cút.
Ngoài ra, một số những thực phẩm từ trứng cũng không nên cho bé ăn dặm như hỗn hợp bánh chưa nấu chín, kem từ làm, sốt mayonnaise tự làm hoặc các món tráng miệng từ trứng chưa nấu chín.
Trẻ em dưới 5 tuổi không nên uống nước gạo để thay thế cho sữa mẹ hoặc sữa công thức dành cho trẻ em (hoặc sữa bò sau 1 tuổi); vì chúng có thể chứa quá nhiều thạch tín.
Gạo có xu hướng hấp thụ nhiều thạch tín hơn các loại ngũ cốc khác; nhưng điều này không có nghĩa là bé không thể ăn gạo. Gạo khi sản xuất đã có quy định về mức arsen vô cơ được phép tối đa trong gạo và các sản phẩm từ gạo; thậm chí mức nghiêm ngặt hơn được đặt ra đối với thực phẩm dành cho trẻ nhỏ.
Đừng lo lắng nếu bé đã uống nước gạo. Không có rủi ro nào ngay lập tức; nhưng tốt nhất mẹ nên chuyển sang một loại sữa khác.
Ngoài những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm kể trên; mẹ cũng lưu ý về những loại thực phẩm sau để tránh cho bé ăn dặm nhé:
Sau khi biết những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm; mẹ cũng “bỏ túi” những nguyên tắc khi chế biến thức ăn dặm cho bé:
>> Mẹ xem thêm: Nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày khi tròn 6 tháng?
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Foods to avoid giving babies and young children
https://www.nhs.uk/conditions/baby/weaning-and-feeding/foods-to-avoid-giving-babies-and-young-children/
Ngày truy cập: 05/09/2022
2. When, What, and How to Introduce Solid Foods
https://www.cdc.gov/nutrition/infantandtoddlernutrition/foods-and-drinks/when-to-introduce-solid-foods.html#:~:text=
Ngày truy cập: 05/09/2022
3. Foods and Drinks to Avoid or Limit
https://www.cdc.gov/nutrition/infantandtoddlernutrition/foods-and-drinks/foods-and-drinks-to-limit.html
Ngày truy cập: 05/09/2022
4. Foods to Avoid for Baby
https://www.gov.nl.ca/healthyeating/baby/offering-healthy-foods/foods-to-avoid-for-baby/
Ngày truy cập: 05/09/2022
5. Your baby’s first solid foods
https://www.nhs.uk/conditions/baby/weaning-and-feeding/babys-first-solid-foods/
Ngày truy cập: 05/09/2022