Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trẻ bắt đầu ăn dặm đánh dấu cột mốc quan trọng đầu tiên trong sự phát triển của trẻ. Nếu mẹ muốn tìm hiểu phương pháp ăn dặm 3in1 để con yêu có bữa ăn dặm hợp lý và phát triển khỏe mạnh theo cách toàn diện thì trước hết hãy cùng tìm hiểu ăn dặm truyền thống là gì, ăn dặm kiểu Nhật là gì và ăn dặm tự chỉ huy là gì… và việc phối hợp 3 phương pháp ăn dặm mang đến lợi ích gì cho trẻ.
Ăn dặm truyền thống là một trong ba phương pháp ăn dặm 3in1. Đây là phương pháp ăn dặm lâu đời, được các mẹ ưa chuộng sử dụng trong việc nuôi con nhỏ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mẹ chỉ nên bắt đầu tập ăn dặm khi bé đủ 180 ngày tuổi, tức 6 tháng tuổi. Vì lúc đó hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ dần phát triển, đủ để xử lý và dung nạp nguồn thức ăn mới. Mẹ nhớ tránh cho con ăn quá sớm để không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như gây nên tình trạng tăng cân của con.
Bé sẽ bắt đầu tập ăn dặm các loại bột, cháo xay nhuyễn cùng với thức ăn kết hợp khác như: rau củ, thịt, cá,… và được tăng độ thô dần dần theo sự phát triển của bé. Phương pháp ăn dặm truyền thống được nhiều mẹ lựa chọn vì có tính lâu đời, dễ áp dụng, và nhất là các bà có thể hỗ trợ các mẹ trong việc chế biến và cho bé ăn.
Phương pháp này có một số nhược điểm mẹ cần nhận biết:
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp thứ 2 trong phương pháp ăn dặm 3in1. Cũng giống như phương pháp truyền thống, mẹ chỉ nên áp dụng phương pháp này khi con đã được 6 tháng tuổi trở lên.
Khác với phương pháp ăn dặm truyền thống, phương pháp kiểu Nhật là sự phối hợp giữa các loại thực phẩm khác nhau với cách chế biến và sắp xếp theo từng món ăn riêng lẻ, nhằm tạo nên thực đơn ăn dặm đa dạng, ngon miệng và phù hợp với sở thích của trẻ.
Với cách ăn dặm kiểu Nhật, mẹ dùng rây để làm mịn thức ăn, giúp con yêu dễ tiêu hóa và cảm nhận được đầy đủ hương vị, tính chất của từng món.
Đồng thời, mẹ kích thích trẻ ăn ngon hơn, tiêu hóa tốt và hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Dù có nhiều ưu điểm, ở phương pháp này, mẹ cũng cần để ý một số hạn chế như sau:
Một phương pháp cuối cùng trong phương pháp ăn dặm 3in1 là phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy. Cùng với phương pháp ăn dặm truyền thống, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy cũng rất được các mẹ “ưu ái” khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm.
Thông thường, trong giai đoạn đầu ăn dặm, các bé chủ yếu dùng bàn tay để lấy thức ăn. Theo thời gian, các ngón tay của bé cử động linh hoạt hơn đồng nghĩa với việc kỹ năng cầm nắm cũng tiến bộ dần.
Với phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy (BLW), mẹ sẽ khuyến khích bé tự quyết định cách ăn và ăn những món nào. Bé được toàn quyền quyết định ăn hay không ăn, ăn bốc hay ăn thìa, ăn món nào trước món nào sau.
Phương pháp BLW đòi hỏi sự tôn trọng từ phía bố mẹ về sở thích ăn uống của trẻ. Điều này giúp trẻ tự do khám phá và làm quen với việc ăn uống theo cách thức tự nhiên nhất, không ràng buộc, không bế rong khi ăn, không coi tivi trong lúc ăn.
Cũng giống 2 phương pháp ăn dặm trên, một số hạn chế mẹ cần khắc phục trong phương pháp ăn dặm tự chỉ huy này:
>>> Mẹ có thể đọc thêm: Các bước cơ bản để bắt đầu ăn dặm tự chỉ huy
Một điều mà chắc chắn nhiều bố mẹ quan tâm khi cho con ăn dặm đó là vấn đề cân nặng của con: sợ con còi cọc, không bụ bẫm như bạn đồng trang lứa…
Tuy nhiên, với phương pháp ăn dặm 3in1 này, mẹ sẽ bớt lo lắng vì đây là một trong những phương pháp kết hợp linh hoạt được cả 3 phương pháp ăn dặm phổ biến như trên là: Ăn dặm truyền thống (ADTT), ăn dặm kiểu nhật (ADKN), ăn dặm bé tự chỉ huy (BLW).
Vậy thực chất, phương pháp này có lợi ích như thế nào trong hành trình ăn dặm của trẻ? Mẹ hãy cùng điểm qua những lợi ích bất ngờ từ phương pháp 3in1 ở phần tiếp theo.
Một lợi ích không ngờ của phương pháp ăn dặm 3in1 là giúp mẹ linh hoạt trong thời gian biểu của chính mình. Mẹ có thể cho con ăn kiểu truyền thống vào những ngày trong tuần do bận rộn công việc nhà hay công ty. Cuối tuần rảnh rang hơn thì chuẩn bị bữa ăn kiểu Nhật hoặc cho con ăn tự chỉ huy. Vừa đa dạng, vừa đổi vị cho trẻ lại vừa giúp mẹ tiết kiệm thời gian cho bản thân hơn.
Mẹ không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc cho trẻ tự ăn từ sớm. Với phương pháp này, trẻ hoàn toàn có thể chủ động khi ăn, khi cầm nắm, khi ngồi ghế ăn và từ chối ăn những món mình không thích. Đồng thời, giúp con có cái nhìn tích cực và thích thú hơn trong các bữa ăn do chính mẹ nấu.
Như đã nói, phương pháp ăn dặm 3in1 luôn tuân thủ nguyên tắc là tôn trọng quyết định của bé. Vì vậy, ngoài sữa mẹ, bé chỉ nạp lượng thức ăn mong muốn theo nhu cầu của cơ thể, tránh tình trạng thừa chất, gây béo phì…
Bên cạnh những mặt tích cực kể trên, mẹ nên lưu ý một số điều như sau khi cho bé ăn dặm theo phương pháp 3in1.
>>> Mẹ có thể tham khảo: “Chuẩn” thực đơn thức ăn dinh dưỡng cho bé từ 0-12 tháng tuổi
Đây là bước tưởng chừng dễ dàng nhưng hóa ra lại bị các mẹ bỏ qua nhiều nhất. Việc mẹ thường xuyên nói chuyện với trẻ về các bước trước khi bé vào bữa ăn có nhiều lợi ích, như là:
Mỗi một phương pháp ăn dặm đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Vậy tại sao mẹ không chọn phương pháp ăn dặm 3in1 – ăn dặm kết hợp để giúp con trải nghiệm thế giới ẩm thực đầy màu sắc, mùi vị? Con ăn ngoan, mẹ nhàn tênh, chắc chắn cả nhà sẽ cùng vui vẻ.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Weaning
https://www.cdc.gov/nutrition/infantandtoddlernutrition/breastfeeding/weaning.html
Ngày truy cập: 26/11/2021
2. How Feasible Is Baby-Led Weaning as an Approach to Infant Feeding? A Review of the Evidence
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3509508/
Ngày truy cập: 26/11/2021
3. Feeding Guide for the First Year
https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/feeding-guide-for-the-first-year
Ngày truy cập: 26/11/2021
4. Weaning: Tips for breast-feeding mothers
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/weaning/art-20048440
Ngày truy cập: 26/11/2021
5. Baby care – weaning
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/baby-care-weaning
Ngày truy cập: 26/11/2021