Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
1/ Ăn dặm cho bé trong giai đoạn 10 -12 tháng
Khi được 10 – 12 tháng, thế giới thực phẩm dành cho bé thật sự rất rộng lớn và bé đã có thể chọn ra một vài món mà mình yêu thích. Lúc này, việc để lại một “bãi chiến trường” hoành tráng sau mỗi lần ăn là một phần không thể thiếu trong tiết mục ăn uống của bé. Đồng thời, bé sẽ không còn thích những món ăn xay nhuyễn, lỏng bỏng nữa. Các bé lúc này sẽ biếng ăn hơn. Tuy nhiên, không có nghĩa là tất cả đều như vậy đâu mẹ nhé! Đặc tính dễ ăn hay khó ăn sẽ tùy thuộc vào từng bé, và thông thường sẽ được thể hiện rõ trong giai đoạn tập đi.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé từ chối ăn, ngay cả với những món yêu thích của bé. Chẳng hạn như bé đang bận rộn khám phá thế giới của mình, nhưng mẹ lại bắt bé ngưng hoạt động đó lại và yên vị trên một cái ghế cao để ăn uống. Hiển nhiên, bé sẽ phản ứng gay gắt. Hơn nữa, với sự phát triển độc lập của mình, bé sẽ bắt đầu mò mẫm tìm hiểu một số món ăn nhất định và sẽ từ chối việc ăn bằng muỗng như trước đây.
Trong giai đoạn này, việc ăn uống của bé có lẽ sẽ gây cho mẹ một chút thất vọng, nhưng sẽ không kéo dài quá lâu. Hãy bình tĩnh và kiên nhẫn cho bé cơ hội để bé có thể tìm ra loại thực phẩm nào bé thích ăn và quyết định lượng thực phẩm mình cần ăn là bao nhiêu, việc này quan trọng và có ý nghĩa với tiến trình phát triển của bé. Đảm bảo cung cấp được cho bé một chế độ dinh dưỡng cần bằng giữa trái cây, rau củ và chất đạm, bé sẽ là người chịu trác nhiệm việc nạp đủ lượng dưỡng chất mà bé cần.
2/ Thực đơn ăn dặm cho bé 10 -12 tháng
Các bé ở giai đoạn này sẽ tiếp tục được khám phá các hương vị món ăn mới. Do đó mẹ nên cho bé trải nghiệm thêm một số loại gia vị khác hoặc kết hợp nhiều loại hương vị khác lại với nhau, như món gà nấu cà ri chẳng hạn.
– Ngũ cốc và các loại hạt: Tại thời điểm này, bé cưng hầu như đã có thể ăn được tất cả các loại ngũ cốc, nui mì. Mẹ có thể thử chế biến cho bé món mì ống phô mai kết hợp với các loại rau yêu thích của bé. Chắc hẳn bé cưng sẽ rất thích thú.
– Trái cây: Thực đơn trái cây của bé đã đa dạng hơn, với hầu hết các loại quả. Mẹ có thể thử kết hợp nhiều loại trái cây với nhau, để bé có cơ hội trải nghiệm nhiều mùi vị khác nhau. Nhưng nhớ, tránh xa những loại có thể gây dị ứng cho con mẹ nhé!
– Rau củ: Món rau củ luộc sẽ là lựa chọn tuyệt vời để bé tập ăn bốc. Hãy thử trộn đều các loại rau củ với nhau. Thêm một ít phô mai bào sợi để tăng thêm mùi vị hấp dẫn cho món salad rau củ. Hoặc mẹ có thể xào hay nướng một ít hành hay ớt chuông rồi thêm vào món ăn của bé.
– Chất đạm: Thịt heo, các loại cá, đậu hũ, trứng… đều là nguồn đạm phong phú mẹ có thể bổ sung trong bữa ăn hàng ngày cho bé. Đồng thời, ngoài cách hấp, nấu thông thường, các bé trong giai đoạn này cũng đã ăn được cá chiên rồi mẹ nhé!
– Chế phẩm từ sữa: Khi bé được 12 tháng tuổi sẽ là thời điểm thích hợp để bắt đầu nếu mẹ có ý định cai sữa cho bé. Tại thời điểm này, bé cưng đã có thể uống được sữa tươi. Tuy nhiên, cho đến khi trẻ được 2 tuổi, mẹ cũng đừng nghĩ đến việc cho bé uống sữa tách béo nhé! Trong 2 năm đầu đời, bé cưng rất cần bổ sung chất béo để hỗ trợ cho quá trình phát triển trí não của mình. Ngoài ra, phô mai và sữa chua cũng là những chế phẩm từ sữa dồi dào canxi mẹ có thể bổ sung cho bé.
3/ Nhu cầu dinh dưỡng của bé 10-12 tháng tuổi
Trẻ 10 tháng tuổi có thể biểu hiện sự thèm ăn của mình một cách “người lớn” hơn hẳn. Có bé sẽ kêu đói và đòi ăn liên tục, nhưng cũng có trẻ rất lười ăn. Dù nhóc nhà bạn thuộc loại nào, bạn cũng nên cố gắng đảm bảo bữa ăn hàng ngày của bé phải đa dạng và đầy đủ các nhóm chất. Với các bé hay đòi ăn, mẹ cũng không nên cho bé ăn quá nhiều trong một lần. Nên chia nhỏ khẩu phần ăn của bé ra thành nhiều bữa trong ngày, bởi dạ dày bé tại thời điểm này vẫn còn rất nhỏ.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.