Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Ăn dặm tự chỉ huy có tốt cho bé không? MarryBaby sẽ giúp mẹ tìm hiểu trong bài viết này để có thể lựa chọn được phương pháp ăn dặm tốt cho sự tăng trưởng và phát triển của bé nhé.
Khác với cách ăn dặm kiểu Nhật hoặc truyền thống, khi áp dụng cách ăn dặm tự chỉ huy mẹ không cần thiết phải xay nhuyễn các loại thực phẩm từ trước mà có thể cho bé tự bốc ăn các loại thực phẩm có dạng thô, mềm. Theo các chuyên gia, cách ăn dặm này không chỉ kích thích bé ăn uống ngon miệng hơn mà còn giúp trẻ phát triển kỹ năng phát triển giữa tay và mắt. Mặc dù vậy, vẫn có không ít những mẹ lo ngại rằng, việc cho trẻ tiếp xúc với thực phẩm dạng thô, rắn quá sớm liệu có gây hại cho sức khỏe của bé.
Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (Baby Led Weaning – BLW) là một trong những cách cho bé ăn dặm nổi tiếng nhất. Nó bỏ qua các bước đút thìa hay những món nghiền mà tiến thẳng đến việc cho bé ăn thô và để bé tự chọn món. Cũng chính vì vậy, các mẹ chọn phương pháp này sẽ gặp phải một số khó khăn đặc thù.
Theo khuyến cáo, mẹ có thể bắt đầu cho bé tập ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi. Lúc này, bé đã có thể tự ngồi mà không cần hay cần rất ít sự trợ giúp. Bé cũng đã có thể kiểm soát được cử động đầu của mình cũng như các hoạt động chồm với, nắm giữ đồ vật. Phản xạ lè lưỡi của bé lúc này cũng biến mất. Những cột mốc này là rất quan trọng đề quyết định xem liệu bé đã sẵn sàng cho việc “tự ăn” hay chưa. Mẹ cũng không nên hỗ trợ đút bé hay lấy thức ăn giúp bé vì bé sẽ phải tự làm hết những việc này.
Thực tế, dù mẹ áp dụng theo phương pháp ăn dặm nào thì trong giai đoạn đầu, mục đích chủ yếu vẫn là giúp bé làm quen với mùi vị của nhiều loại thực phẩm khác nhau. Sữa vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu và các bé hầu như cũng chỉ tiêu thụ được từ 1-2 muỗng thực phẩm. Liều lượng này không quá nhiều để gây khó khăn cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Ngoài ra, trong quá trình nhai nuốt, phần thực phẩm trẻ vừa ăn cũng đã được “trộn” một lượng nước bọt vừa đủ. Các enzym trong nước bọt có tác dụng chuyển hóa tinh bột thành đường glucose. Khi xuống tới dạ dày, thực phẩm lại một lần nữa được các dịch vị trong dạ dày thủy phân và chuyển tới ruột, nơi thực phẩm được hấp thụ vào máu và hệ bạch huyết.
Như vậy, nếu theo “cơ cấu hoạt động” của hệ tiêu hóa, việc ăn thực phẩm thô không gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa hay ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày của bé đâu mẹ nhé! Thậm chí, nhiều ý kiến còn cho rằng, cho bé ăn thực phẩm thô còn có thể giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động dễ dàng hơn. Bởi vì trong quá trình nhai, nuốt, trẻ có nhiều thời gian để “trộn” amylase vào thực phẩm, giúp quá trình thủy phân thực phẩm ở dạ dày được diễn ra một cách nhẹ nhàng hơn.
Ngoài việc lo lắng cho khả năng tiêu hóa của trẻ, cũng có không ít mẹ lo ngại rằng việc cho bé tự bốc ăn có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị hóc, nghẹn trong khi ăn. Tuy nhiên, mối bận tâm này cũng dễ dàng được giải quyết nếu các mẹ cẩn thận hơn trong khâu chuẩn bị và cho bé ăn. Mẹ tránh chọn những thực phẩm nhỏ, cứng như nho, nhãn, mãng cầu mà nên chọn thực phẩm mềm, dễ cầm, có kích thước vừa phải. Đặc biệt, mẹ phải nhớ “giám sát” cẩn thận trong quá trình cho bé tự ăn để hạn chế nguy cơ có thể xảy ra.
Phần lớn các bé khỏe mạnh sẽ ăn vừa đúng lượng thức ăn cơ thể bé cần và phương pháp ăn dặm tự chỉ huy là cách giúp bé kiểm soát được việc ăn theo nhu cầu phát triển của chính mình.
Do đó, hãy để bé tự quyết định việc bé cần ăn bao nhiêu là đủ. Bạn chỉ cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng cân bằng trong khẩu phần ăn của bé để đảm bảo rằng thức ăn bé đưa vào cơ thể mình đủ lượng và đủ chất. Ngoài ra, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ nhi hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để hạn chế những thực phẩm có thể gây dị ứng cho bé.
Trong khoảng 7-10 tháng tuổi, bé bắt đầu phát triển khả năng cầm, nắm bằng cách sử dụng ngón trỏ và ngón cái. Trông có vẻ đơn giản, nhưng đây là một bước tiến về kỹ năng vận động tinh ở trẻ sơ sinh. Bằng cách cho bé tập ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy, mẹ sẽ giúp bé thực hành kỹ năng nhón, bốc thức ăn thường xuyên.
Chuyện ăn uống của bé có liên quan chặt chẽ đến kỹ năng nói. Khi bé nhai, các cơ bắp, khớp hàm được luyện tập thường xuyên và đây là bước chuẩn bị cần thiết để bé tập nói vào giai đoạn sau này. Việc mẹ nên làm là cho bé làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau như rau củ luộc, thịt, trứng, cơm nắm và cả những thực phẩm dạng lỏng để khuyến khích con thực hiện những cử động đa dạng cho miệng, cơ mặt, hàm sẽ giúp bé tập nói dễ dàng hơn.
Việc cho bé tập bốc thức ăn và làm quen với thực phẩm sớm sẽ giúp con bớt biếng ăn trong giai đoạn tuổi tập đi (1-3 tuổi). Các bé ở 6-7 tháng tuổi đã sẵn sàng để làm quen với nhiều trạng thái khác nhau của thực phẩm: Dạng rắn, dạng lỏng, dạng lợn cợn. Do đó, mẹ có thể lên một thực đơn cho bé ăn dặm thật đa dạng. Nếu lo lắng về việc con không ăn được nhiều, mẹ có thể kết hợp ăn dặm BLW với nhiều phương pháp khác, đồng thời duy trì việc cho bé bú mẹ.
Không chỉ tốt cho khả năng vận động tinh của bé, ăn dặm theo phương pháp bé tự chỉ huy cũng khuyến khích việc sử dụng kết hợp tay, mắt và miệng của bé. Chỉ một cử động cầm thức ăn và cho vào miệng đã tạo nên những kết nối giữa các cơ quan khác nhau. Việc dọn cho bé một thực đơn kết hợp, nhiều màu sắc sẽ giúp con tăng cường khả năng phối hợp đó.
Để bé ăn uống ngon miệng đòi hỏi sự kết hợp của nhiều giác quan. Ăn dặm BLW là một lựa chọn tốt để tăng cường khả năng cảm nhận cho bé. Từ thị giác được nhìn thấy những màu sắc, kết cấu thực phẩm khác nhau đến xúc giác khi được chạm vào thực phẩm, vị giác khi được nếm những món mình chọn và cuối cùng là thính giác, khi những âm thanh do thức ăn tạo ra trong miệng trở nên rộn ràng.
Đây là ưu điểm nổi bật của phương pháp BLW so với các phương pháp ăn dặm truyền thống khác. Với các em bé không thích ăn đồ ăn do mẹ đút, việc sử dụng bàn tay để tự bốc thức ăn là một lựa chọn tuyệt vời hơn hẳn. Và khi đã sử dụng khéo léo đôi tay của mình, các bé theo phương pháp BLW thường biết cách sử dụng muỗng, nĩa từ khá sớm so với các bé không tập ăn bốc.
Những món ăn mà mẹ có thể nấu chín và xay nhuyễn cho bé ăn cũng sẽ là những lựa chọn tuyệt vời để bắt đầu cho phương pháp BLW, chẳng hạn như:
♦ Táo
Mẹ có thể cho bé ăn khi bé được khoảng 6 tháng tuổi. Chỉ cần rửa sạch, gọt vỏ rồi đưa cho bé gặm hay cắt thành những miếng lớn một chút và cho bé bốc ăn dần. Nướng táo rồi đánh nhuyễn nó ra và cho bé ăn cũng là một cách hay để bé thực sự cảm nhận về món ăn của mình.
♦ Bơ
Bơ chứa đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cần thiết cho bé mà không loại trái cây nào có thể thay thế được. Do đó, bơ là một món không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm tự chỉ huy của bé. Ngoài ra, bơ cũng khá mềm, dễ ăn và dễ tiêu hóa. Mẹ có thể cắt thành miếng để bé tự bốc ăn hay dằm nhuyễn ra cho bé ăn.
♦ Cơm hay các loại hạt
Sau khi nấu chín, mẹ nên cho thức ăn ra chén và để bé tự bốc ăn. Khi bé đã có thể ăn được các loại ngũ cốc khác nhau, mẹ có thể trộn các loại này lại với nhau tạo thành một món ăn giàu dinh dưỡng và mùi vị rồi cho bé ăn.
♦ Khoai lang
Dù nướng hay hấp, khoai lang đều là món rất phù hợp khởi đầu cho việc ăn dặm. Bạn có thể cắt nó thành những que dày rồi nướng (giống như khoai tây chiên) hay hấp chín rồi nghiền nhuyễn.
♦ Lòng đỏ trứng
Luộc chín trứng rồi bẻ lòng đỏ trứng thành những những miếng nhỏ cho bé dễ bốc. Lòng đỏ trứng mềm, thơm và dễ ăn.
♦ Chuối
Mẹ có thể cho bé nửa quả chuối và đã lột vỏ, vừa chín tới, hơi cứng một chút để bé dễ cầm và khó gãy nát hơn. Tùy khả năng của bé mà chúng ta sẽ cho bé ăn một nửa hay nguyên trái chuối.
Cho bé ăn dặm tự chỉ huy giúp con hình thành được nhiều kỹ năng như nhai, nuốt, cầm, nắm, đưa thức ăn vào miệng. Ngoài ra phương pháp này cũng giúp hệ tiêu hóa của bé thích nghi tốt hơn với các loại thức ăn mới vì vậy các mẹ nên áp dụng nhé.
MarryBaby
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.