Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trong thời gian nuôi con nhỏ, các bố mẹ sẽ đối mặt với rất nhiều câu hỏi: Khi nào nên cho bé bắt đầu ăn dặm? Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé như thế nào là phù hợp? Nguyên do là bởi việc cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm và xây dựng lịch ăn dặm khoa học cho bé theo từng tháng tuổi khoa học không chỉ giúp bé làm quen với thực phẩm mới mà còn đảm bảo sự phát triển toàn diện về dinh dưỡng.
Trong bài viết này, hãy cùng MarryBaby khám phá lịch ăn dặm cho bé từ 4-12 tháng và chi tiết thực đơn ăn dặm cho bé theo từng giai đoạn để mẹ dễ dàng áp dụng, giúp bé yêu ăn ngon và lớn khỏe.
Khi bé mới bắt đầu tập ăn dặm, bố mẹ chỉ nên cho con ăn 1 bữa mỗi ngày với lượng rất ít. Bởi việc ăn dặm ở giai đoạn này chỉ nhằm mục đích bé làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ. Việc lựa chọn thời điểm phù hợp trong ngày cũng rất quan trọng, làm tiền đề để bé có thói quen ăn uống tốt sau này.
Một số lưu ý bố mẹ cần nắm cho khi bé ăn dặm như:
Để bé có thể phát triển khỏe mạnh trong giai đoạn này, bố mẹ có thể tham khảo lịch sinh hoạt cho bé 4 tháng tuổi sau:
Lịch sinh hoạt và lịch ăn dặm cho bé 4 tháng | |
---|---|
Thời gian | Hoạt động |
6 giờ 30 – 7 giờ | Bé ngủ dậy, vệ sinh cá nhân, thay tã |
7 giờ | Bú sữa mẹ/ sữa công thức |
8 – 9 giờ | Bé tự nằm chơi |
9 giờ – 10 giờ 30 | Bé ngủ giấc sáng |
10 giờ 30 | Bú sữa |
11 giờ – 12giờ 30 | Bé chơi và tắm rửa |
12 giờ 30 – 14 giờ | Bé ngủ giấc trưa |
14 giờ | Bú sữa |
14 giờ 30 – 16 giờ | Bé chơi, nghe nhạc |
16 giờ – 17 giờ | Bé ngủ giấc ngắn |
17 giờ | Bú sữa |
17 giờ 30 – 19 giờ 30 | Bé chơi |
19 giờ 30 | Bú sữa |
20 giờ | Bé đi ngủ giấc ban đêm |
Trẻ 5 tháng ăn dặm được chưa? Trẻ 5 tháng tuổi có thể bắt đầu ăn dặm, nhưng điều này còn tùy thuộc vào sự phát triển của bé. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu bé đã có các dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm, các bố mẹ có thể cho bé tập ăn dặm sớm bắt đầu từ 4-6 tháng.
Một số dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm như:
Lịch sinh hoạt và lịch ăn dặm cho bé 5-6 tháng (Tuần 1-2) | |
---|---|
Thời gian | Hoạt động |
6 giờ | Bé thức dậy, vệ sinh cá nhân, thay tã |
6 giờ 30 | Bé thức dậy và bú sữa mẹ hoặc sữa công thức |
9 giờ | Bú sữa |
10 giờ | Ngủ giấc sáng |
11 giờ 30 | Ăn dặm bằng bột, cháo loãng hoặc rau củ nghiền |
12 giờ 30 | Bé tắm rửa, đi ngủ trưa |
14 giờ | Bú sữa |
17 giờ | Bú sữa mẹ hoặc sữa công thứ |
20 giờ | Bú sữa và đi ngủ |
Lịch sinh hoạt và lịch ăn dặm cho bé 5-6 tháng (Tuần 3-4) | |
---|---|
Thời gian | Hoạt động |
6 giờ | Bé thức dậy, vệ sinh cá nhân, thay tã |
6 giờ 30 | Bé bú mẹ hoặc sữa công thức |
9 giờ | Ăn dặm với bột, cháo loãng hoặc rau củ nghiền mịn |
11 giờ | Bú mẹ hoặc sữa công thức |
12 giờ 30 | Tắm và đi ngủ trưa |
14 giờ 30 | Bú mẹ hoặc uống sữa ngoài |
17 giờ | Ăn bột, cháo loãng hoặc rau củ nghiền |
20 giờ | Bú mẹ hoặc sữa công thức, chuẩn bị đi ngủ |
Đối với lịch ăn dặm cho bé 7-8 tháng, bố mẹ có thể bắt đầu thêm hải sản vào thực đơn của con, với tần suất không quá 3 bữa mỗi tuần. Nguyên do lúc này, hệ tiêu hóa của con đã dần quen với việc ăn dặm nên bé có thể ăn được đa dạng các loại thực phẩm hơn trước. Thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 nên đảm bảo các chất dinh dưỡng như:
Lịch sinh hoạt và lịch ăn dặm cho bé 7-8 tháng | |
---|---|
Thời gian | Hoạt động |
6 giờ – 6 giờ 30 | Bé thức dậy, vệ sinh cá nhân, thay tãBé bú mẹ hoặc sữa công thức |
8 giờ | Ăn dặm với cháo loãng, rau củ hoặc trái cây nghiền. |
11 giờ | Ăn nhẹ với trái cây hoặc sữa chua. |
14 giờ | Bú mẹ hoặc sữa công thức. |
17 giờ | Ăn dặm với cháo bắp hoặc cháo kết hợp rau củ. |
20 giờ | Bú mẹ hoặc sữa công thức. |
Mẹ cần lưu ý rằng dù đã ăn dặm thuần thục, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé nhé.
Khác với giai đoạn đầu ăn dặm, ở thời điểm 9-10 tháng tuổi, các bữa ăn dặm đã trở thành nguồn dinh dưỡng quan trọng cho bé. Vì vậy, mẹ cần đảm bảo lịch ăn dặm cho bé 9-10 tháng cần đủ 3 bữa chính và 3 bữa phụ mỗi ngày, kết hợp với bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
Lịch sinh hoạt và lịch ăn dặm cho bé 9-10 tháng | |
---|---|
Thời gian | Hoạt động |
6 giờ | Bé thức dậy, vệ sinh cá nhân, thay tã Bú mẹ hoặc sữa công thức sau khi bé thức dậy |
8 giờ | Ăn cháo hoặc bột dinh dưỡng |
9 giờ 30 | Bú mẹ hoặc sữa công thức |
11 giờ 30 | Ăn cháo đặc kèm thức ăn mềm (thịt, cá, rau củ…) Bé đi ngủ trưa |
14 giờ 30 | Ăn trái cây nghiền, sữa chua hoặc các món ăn nhẹ |
16 giờ | Bú mẹ hoặc sữa công thức |
17 giờ | Ăn tối với cháo đặc hoặc thực phẩm mềm |
20 giờ | Bú mẹ hoặc sữa công thức, chuẩn bị đi ngủ |
Đối với bé 10 tháng tuổi, ngoài việc giữ nguyên thời gian biểu, mẹ nên tăng dần khẩu phần ăn để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của bé.
Ở giai đoạn này, trẻ có thể có 3 bữa ăn chính trong ngày, với sự kết hợp đầy đủ bốn nhóm thực phẩm. Các bữa phụ của bé có thể là trái cây, sữa chua thay vì chỉ bú sữa như những giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần đảm bảo lượng sữa mỗi ngày cho con là khoảng 400-600ml/ngày.
Lịch sinh hoạt và ăn dặm cho bé 11-12 tháng | |
---|---|
Thời gian | Hoạt động |
6 giờ | Bé thức dậy, thay tã, vệ sinh cá nhân Bú mẹ hoặc sữa công thức sau khi bé thức dậy. |
8 giờ | Ăn dặm bữa sáng |
9 giờ | Ngủ giấc ngắn buổi sáng |
11 giờ | Bữa trưa với cơm và thức ăn mềm. |
12 giờ | Ngủ trưa |
14 giờ | Ăn bữa phụ/ bú sữa |
17 giờ | Ăn bữa tối |
19 giờ 30 | Bú sữa trước khi đi ngủ |
Nhiều bậc cha mẹ thắc mắc liệu trẻ 4 tháng hay 4,5 tháng ăn dặm được chưa và cách xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng như thế nào. Lưu ý là theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), bé dưới 6 tháng tuổi không nên ăn dặm vì:
Do đó, việc cho bé 4 tháng tuổi ăn dặm cần được tham vấn ý kiến của bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng. Trong một số trường hợp “buộc” phải cho bé ăn thì ba mẹ có thể tham khảo thực đơn sau:
Trong tuần đầu, khi bé mới bắt đầu làm quen ăn dặm, mẹ có thể cho bé ăn những món cháo với rau củ mịn với lượng ít. Sau 1-2 tuần, có thể bổ sung thêm đạm từ thịt cá và tăng lượng thức ăn theo nhu cầu của bé.
Ngày | 6 giờ | 9 giờ | 10 giờ | 11 giờ | 14 giờ | 16 giờ | 18 giờ |
Thứ 2 | 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công thức | Khoai lang nghiền trộn sữa | ⅓ trái chuối chín | 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công thức | Bí đỏ nghiền trộn sữa | Nửa hộp váng sữa | 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công thức |
Thứ 3 | 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công thức | Bột gạo nấu nước dashi | 50g đu đủ chín | 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công | Khoai tây nghiền trộn sữa | Nước cam | 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công thức |
Thứ 4 | 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công thức | Cháo thịt nạc cải bó xôi | 50g xoài chín | 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công | Cháo lươn đậu xanh | Nước cam | 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công thức |
Thứ 5 | 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công thức | Cháo trứng, cà chua | ⅔ chuối | 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công | Súp khoai tây, sữa đậu | Nước cam | 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công thức |
Thứ 6 | 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công thức | Cháo yến mạch táo | ⅔ quả táo | 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công | Cháo cua đồng rau mồng tơi | Nước cam | 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công thức |
Thứ 7 | 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công thức | Cháo cá hồi cà rốt | Sữa chua | 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công | Cháo thịt heo đậu Hà Lan | Nước cam | 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công thức |
Chủ nhật | 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công thức | Cháo thịt gà nấu hạt sen | Váng sữa | 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công | Súp cua óc heo | Nước cam | 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công thức |
Khi bé được 7 tháng, mẹ có thể đa dạng hóa thực đơn ăn dặm bằng cách kết hợp nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng:
Thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng cần đa dạng, cân bằng dinh dưỡng và phù hợp với sở thích ăn uống của bé.
Ngày | 6 giờ | 9 giờ | 10 giờ | 11 giờ | 14 giờ | 16 giờ | 18 giờ |
Thứ 2 | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo thịt heo cải bó xôi | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo bồ câu đậu xanh | Sữa mẹ/sữa công thức | 1/3 quả táo | Sữa mẹ/sữa công thức |
Thứ 3 | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo cá chẽm, rau dền | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo tôm bí xanh | Sữa mẹ/sữa công thức | ½ quả kiwi | Sữa mẹ/sữa công thức |
Thứ 4 | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo trứng cà chua | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo cá lóc khoai lang | Sữa mẹ/sữa công thức | Nước cam | Sữa mẹ/sữa công thức |
Thứ 5 | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo thịt gà nấm hương | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo thịt bò, bí đỏ phô mai | Sữa mẹ/sữa công thức | Trái cây xay cùng sữa chua | Sữa mẹ/sữa công thức |
Thứ 6 | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo sò huyết rau dền | Sữa mẹ/sữa công thức | Súp khoai tây thịt gà | Sữa mẹ/sữa công thức | Váng sữa | Sữa mẹ/sữa công thức |
Thứ 7 | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo lươn đậu xanh | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo ghẹ rau muống | Sữa mẹ/sữa công thức | Đậu hủ từ sữa mẹ và đậu nành | Sữa mẹ/sữa công thức |
Chủ nhật | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo bắp thịt gà | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo ếch rau mồng tơi | Sữa mẹ/sữa công thức | Sinh tố đu đủ | Sữa mẹ/sữa công thức |
Từ tháng thứ 9, mẹ bắt đầu điều chỉnh lịch và thực đơn ăn dặm cho bé để phát triển kỹ năng nhai. Bé sẽ làm quen với các món mềm như cháo đặc hoặc súp, dần tăng độ thô. Mỗi bữa, bé nên ăn khoảng ⅔ bát.
Trong giai đoạn này, mẹ có thể đa dạng hóa bữa phụ cho bé bằng trái cây tươi, bánh flan, rau câu, khoai lang nướng hoặc rau củ luộc cắt nhỏ.
Ngày | 6 giờ | 9 giờ | 10 giờ | 11 giờ | 14 giờ | 16 giờ | 18 giờ |
Thứ 2 | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo gan gà khoai lang | Sữa mẹ/sữa công thức | Súp thịt bò khoai tây | Bánh flan | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo cá hồi bí đỏ |
Thứ 3 | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo tim heo, khoai tây, cà rốt | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo gà nấm rơm | Bánh khoai lang | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo lươn khoai môn cà rốt |
Thứ 4 | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo ếch lá sen | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo cá điêu hồng rau ngót | Váng sữa | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo thịt bò, bông cải xanh và phô mai |
Thứ 5 | Sữa mẹ/sữa công thức | Bột thịt rau dền | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo tôm rong biển | Sữa chua | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo thịt gà bí đỏ |
Thứ 6 | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo thịt bò, khoai tây | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo óc heo đậu xanh | Thanh long | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo thịt heo với rau ngót |
Thứ 7 | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo yến mạch, thịt bò, bí đỏ | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo cá hồi, cải bó xôi | Táo | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo ếch, rau lang |
Chủ nhật | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo trứng, khoai lang | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo sườn, đậu đỏ | Nước cam | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo thịt bò, khoai tây |
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1 tuổi đóng vai trò vô cùng quan trọng, vì đây là giai đoạn các bé phát triển nhanh chóng cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Thực đơn cho trẻ ở độ tuổi này không chỉ cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như tinh bột, đường, đạm, và chất béo, mà còn phải phong phú và hấp dẫn để kích thích vị giác, giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Sau đây là thực đơn ăn dặm gợi ý cho bé 1 tuổi:
Ngày | 6 giờ | 9 giờ | 10 giờ | 11 giờ | 14 giờ | 16 giờ | 18 giờ |
Thứ 2 | Cháo tôm bí xanh | Váng sữa | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo gà đậu Hà Lan | Bánh táo | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo thịt bò cải cúc |
Thứ 3 | Súp thịt bò khoai tây, cà rốt | Sữa chua trái cây | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo cá rau ngót | Xoài | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo tôm cải ngọt |
Thứ 4 | Cháo lươn rau chân vịt | Sinh tố dâu | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo ếch đậu xanh | Bánh plan | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo cá lóc rau dền |
Thứ 5 | Bột đậu xanh và bí đỏ | Trái cây theo mùa | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo trứng gà bắp cải trắng | Sữa chua | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo thịt gà rau ngót |
Thứ 6 | Cháo đậu xanh bí đỏ | Chuối | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo thịt bò mồng tơi | Bánh bí đỏ | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo cua rau nấm |
Thứ 7 | Cháo thịt heo khoai tây | Đu đủ xay | Sữa mẹ/sữa công thức | Cơm nát với tôm trứng | Váng sữa | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo cá điêu hồng, rau muống |
Chủ nhật | Súp trứng gà hạt sen | kiwi | Sữa mẹ/sữa công thức | Cơm nát rắc rong biển, rau củ luộc | Bánh táo | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo bầu nấu cá trê |
Khi xây dựng thực đơn và lịch ăn dặm cho bé, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số thực phẩm giàu dinh dưỡng mà bố mẹ nên bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ:
Bên cạnh những thực phẩm nên đưa vào chế độ ăn của trẻ, bố mẹ cũng cần lưu ý tránh cho bé sử dụng các thực phẩm sau đây để đảm bảo an toàn và sức khỏe:
MarryBaby hi vọng rằng những thông tin được chia sẻ trong bài đã giúp các bố mẹ tự tin hơn trong việc xây dựng lịch ăn dặm cho bé khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, đồng thời đảm bảo an toàn cho bé yêu trong những năm tháng đầu đời.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Weaning Your Child https://kidshealth.org/en/parents/weaning.html Ngày truy cập 27/02/2025
Weaning Your Baby https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/breastfeeding/Pages/Weaning-Your-Baby.aspx Ngày truy cập 27/02/2025
How to Wean Your Baby From Breastfeeding: 3 Do’s + 4 Don’ts https://health.clevelandclinic.org/how-to-wean-your-baby-from-breastfeeding-3-dos-and-4-donts/ Ngày truy cập 27/02/2025
Do’s and Don’ts for Baby’s First Foods
https://www.eatright.org/food/nutrition/eating-as-a-family/dos-and-donts-for-babys-first-foods Ngày truy cập 27/02/2025
Infant and toddler health
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/basics/infant-and-toddler-health/hlv-20049400 Ngày truy cập 27/02/2025