Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Việc chia bảng thực phẩm cho bé ăn dặm còn giúp mẹ xác định độ tuổi nào nên cho trẻ làm quen với thực phẩm nào. Việc cho trẻ ăn đúng thực phẩm theo giai đoạn nhất định sẽ giúp hệ tiêu hóa trẻ phát triển và hoàn thiện hơn.
Tùy theo giai thoại mẹ cần chia bảng thực phẩm ăn dặm cho bé phù hợp và khoa học nhất. Đặc biệt về liều lượng các loại thực phẩm cần đủ cung cấp lượng dinh dưỡng để phát triển nhưng vẫn đúng khả năng hấp thu của cơ thể bé.
6-7 tháng: Bú mẹ là chính, thêm 1-2 bữa bột loãng (5%) đặc dần lên và 1 chút nước quả. Cụ thể lượng ăn mỗi ngày:
8-9 tháng: Bú mẹ, 2-3 bữa bột đặc (10%), nước quả, hoa quả nghiền hoặc các đồ ăn vặt như váng sữa, sữa chua, kem, caramel…
Cụ thể lượng ăn mỗi ngày:
10-12 tháng: Bú mẹ, 3-4 bữa bột đặc (12-15%)/ cháo nấu nhừ, hoa quả nghiền hoặc các đồ ăn vặt như váng sữa, sữa chua, kem caramen…
Cụ thể lượng ăn mỗi ngày:
1-2 tuổi: Bú mẹ, 3-4 bữa cháo/cơm/mì, hoa quả nghiền/ xắt miếng nhỏ hoặc các đồ ăn vặt như váng sữa, sữa chua, kem, caramen…
Cụ thể lượng ăn mỗi ngày:
Khi nuôi dạy trẻ, việc bám sát trình tự ăn dặm sẽ giúp hệ tiêu hóa bé phát triển và hoàn thiện hơn.
Tuần đầu tiên ăn dặm
Tùy theo thể trạng của từng trẻ, mẹ có thể giới thiệu thực phẩm cho trẻ trước 6 tháng.
Tuy nhiên, 6 tháng tuổi được coi là thời điểm lý tưởng cho trẻ tập ăn dặm vì hệ tiêu hóa trẻ lúc này có thể tiêu hóa được những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.
Trong đó bảng thực phẩm cho bé ăn dặm tuần đầu tiên được khuyến khích nên cho trẻ ăn là rau củ quả.
Mẹ có thể giới thiệu các loại củ như bí đỏ, cà rốt, củ cải, củ dền, khoai lang; các loại quả như chuối, bơ,rau như rau bina, rau dền, rau muống, rau cải…
Mẹ linh hoạt và cho trẻ ăn 1 bữa/ngày để trẻ làm quen.
Tuần thứ 2 ăn dặm
Sang tuần thứ 2, mẹ có thể giới thiệu tới trẻ các loại thực phẩm mặn như thịt heo, bò. Nếu mẹ lo lắng trẻ khó tiêu hóa thì có thể giới thiệu các loại thịt này vào tuần thứ 3 ăn dặm.
Ở tuần này, mỗi bữa mẹ chỉ cho bé ăn khoảng 50g thịt và nên ăn 1 bữa/ngày đạm. Bữa còn lại có thể ăn rau củ hoặc nếu cho bé bú mẹ nhiều, mẹ chỉ cần cho ăn 1 bữa/ngày, kết hợp thịt với rau củ.
Tuần thứ 3 ăn dặm
Tuần này mẹ vẫn cho trẻ làm quen với chất đạm động vật và thịt heo, bò. Đây là các loại thực phẩm giàu sắt cho bé khi bắt đầu ăn dặm.
Mẹ nên kết hợp thực đơn với các loại rau củ, quả để bé không ngán khi ăn.
Tuần thứ 4, thứ 5 ăn dặm
Ngoài những thực phẩm trên và tăng cữ ăn lên 2 bữa/ngày, mẹ có thể giới thiệu cho trẻ ăn đậu hũ hoặc nước ép trái cây. Trong đó, nước ép trái cây mẹ có thể cho trẻ uống 25ml/ngày.
Uống quá nhiều có thể khiến con nhận nhiều lượng đường vào cơ thể và hạn chế việc dung nạp các thực phẩm khác.
Tuần thứ 6, thứ 7 ăn dặm
Bước sang tuần thứ 6, thứ 7, bé cũng được hơn 7 tháng tuổi và có thể ăn thêm các loại thực phẩm mới như tôm, cá, lòng đỏ trứng, phô mai, thịt gà.
Trong đó, thịt gà mẹ có thể giới thiệu sang tuần thứ 7 để bé làm quen vì thịt gà cũng có nguy cơ gây dị ứng, mẹ cần kiểm tra xem khả năng dị ứng của trẻ là thế nào.
Phương pháp kiểm tra dị ứng như sau, ngày đầu mẹ cho bé ăn khoảng 1 thìa thịt gà, ngày hai 2 thìa, ngày thứ ba 3 thìa thịt gà. Nếu bé có bất kỳ dấu hiệu nổi đỏ nào nên ngưng để kiểm tra, nếu không có nghĩa là bé không bị dị ứng thực phẩm này.
Từ tuần thứ 8 trở đi
Ở tuần này, bé đã được ăn rất nhiều thực phẩm và có thể ăn đa dạng hơn các loại thực phẩm. Mẹ có thể thay đổi món ăn liên tục để giúp bé hấp thu nhiều dinh dưỡng hơn.
Tuy nhiên, đối với các thực phẩm như ốc, sò, mực, muối, đường mẹ nên cho trẻ ăn từ 1 tuổi vì giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ hoàn thiện tương đối và có thể tiêu hóa tốt hơn những thực phẩm kể trên.
Giai đoạn đầu ăn dặm được coi là cột mốc quan trọng vì nó quyết định đến sự yêu thích của bé đối với thức ăn về sau này. Mẹ hãy chọn đúng bảng thực phẩm cho bé ăn dặm cần thiết để cung cấp đầy đủ những dinh dưỡng cho sự phát triển thể trạng của bé nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.