Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Phong
Thông tin kiểm chứng bởi Đỗ Khánh Linh
Cập nhật 23/02/2023

Bật mí 9 công thức ăn dặm cho bé chống ngán

Bật mí 9 công thức ăn dặm cho bé chống ngán
Ăn dặm là một giai đoạn cực kỳ thú vị của bé. Vì khi đó, con sẽ ít còn phụ thuộc vào sữa mẹ. Đồng thời cũng là lúc con bắt đầu được trải nghiệm những hương vị mới lạ. Vậy làm thế nào để bé ăn dặm đủ chất và không bị ngán trong thời gian đầu?

Hiểu được điều đó, Marrybaby sẵn sàng bật mí công thức ăn dặm cho bé chống ngán với đa dạng thực phẩm và món ăn ngay sau đây.

1. Các giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm

Trong bài viết khi nào bé sẵn sàng ăn dặm, có nêu rõ các dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm như bé có thể tự ngồi mà không cần hỗ trợ; tay chân táy máy, mắt liếc nhìn vào món đồ ăn, v.v. Thông thường, độ tuổi bé sẵn sàng ăn dặm là từ 6 tháng trở lên.

Và để việc ăn dặm vừa có hiệu quả cũng như vừa tránh được tình trạng trẻ biếng ăn do ngán, mẹ nên chia ra làm 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn bé từ 6 – 7 tháng:

  • Tỷ lệ gạo – nước khi nấu cho bé nên là 1:10.
  • Nguyên liệu chủ yếu: rau, củ, quả, ngũ cốc xay nhuyễn và sữa.

Giai đoạn bé từ 7 – 9 tháng:

  • Tỷ lệ gạo – nước khi nấu cho bé là 1:7.
  • Mẹ đã có thể cho bé ăn cùng lúc nhiều loại thực phẩm để giúp bé làm quen với hương vị thức ăn hỗn hợp.
  • Danh sách thực phẩm có thể thêm vào thực đơn của bé ở giai đoạn này: thịt gà, nấm, sữa chua, cá, tôm, cua,..

Giai đoạn bé từ 9 – 12 tháng:

  • Tỷ lệ gạo – nước khi nấu cho bé là 1:5. Kích thước thực phẩm sẽ to hơn, để giúp trẻ rèn luyện kỹ năng nhai.
  • Lúc này thực đơn của bé ăn dặm cần phong phú hơn. Mẹ có thể bổ sung thêm thực phẩm như: thịt bò, thịt heo, bột tôm, cua, cá, lươn,..

Mỗi giai đoạn sẽ có những công thức ăn dặm chống ngán cho bé, sẽ được bật mí ở nội dung tiếp theo đây!

2. Bật mí 9 công thức ăn dặm cho bé chống ngán

2.1 Bơ nghiền sữa

Bơ nghiền sữa
Marrybaby bật mí cho mẹ công thức ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi chống ngán – Bơ nghiền sữa.

Nguyên liệu:

  • 1/4 quả bơ chín.
  • 50 – 60ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Cách nấu:

  • Bước 1: Mẹ lấy quả bơ chín gọt vỏ bỏ hạt, dùng phần thịt bơ thái thành lát mỏng và dùng muỗng nghiền nhuyễn.
  • Bước 2: Trộn phần thịt bơ đã nghiền nhuyễn với 60ml sữa. Đánh đều cho đến khi hỗn hợp trở nên sánh mịn.
  • Bước 3: Mẹ xúc ra chén rồi cho bé thưởng thức.
  • Lưu ý:

    Để món ăn được ngon hơn, mẹ cần quả bơ ngon. Nghĩa là quả bơ có cuống nhỏ, cầm nặng tay, vỏ xanh lấm tấm vàng, khi lắc nghe tiếng lục cục.

    >> Cùng chủ đề: Bật mí công thức cho bé 1 tuổi ăn dặm chống ngán

    2.2 Cháo bí đỏ thịt heo thơm ngon

    cháo bí đỏ thịt heo
    Bật mí công thức nấu cháo bí đỏ cho bé 7-8 tháng ăn dặm chống ngán

    Bí đỏ (bí ngô) là một loại thực phẩm lý tưởng cho bé ăn dặm vì nó vô cùng bổ dưỡng. Bí đỏ chứa một lượng dồi dào chất dinh dưỡng, nhiều vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, bí đỏ khi nấu chín cũng khá mềm và dễ ăn.

    Nguyên liệu:

    • 100g bí đỏ.
    • 25g gạo tẻ.
    • Dầu ăn dặm.
    • 50g thịt heo xay nhuyễn.

    Cách nấu:

    • Bước 1: Mẹ gọt sạch vỏ bí đỏ, rửa với nước, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ khoảng 2-3 cm.
    • Bước 2: Mẹ rửa gạo tẻ và ngâm với nước trong vòng 2 tiếng để gạo nở đều.
    • Bước 3: Trong thời gian đợi ngâm gạo, mẹ xào sơ phần thịt heo với dầu ăn dặm để thịt săn lại.
    • Bước 4: Tiếp đến, mẹ bắc nồi nước khoảng 300 – 500ml nước. Sau đó, mẹ cho lần lượt bí đỏ, gạo vào nấu đến khi chín nhừ. Mẹ nhớ khuấy đều tay và hớt bọt thường xuyên để cháo trong và thơm hơn.
    • Bước 5: Cuối cùng, mẹ cho phần thịt heo đã xào sơ trước đó vào nấu cùng thêm khoảng 15 phút thì tắt bếp. Thế là đã nấu xong. Mẹ có thể cho bé ăn ngay.

    >> Bật mí cho mẹ thêm: 6 công thức ăn dặm với bí đỏ cho bé chống ngán

    2.3 Súp khoai tây thịt bò chống ngán

    Súp khoai tây thịt bò chống ngán
    Bật mí công thức nấu súp khoai tây thịt bò cho bé ăn dặm chống ngán

    Để cho món súp khoai tây thịt bò được ngon hơn, mẹ có thể tham khảo qua bài viết cách chế biến thịt bò mềm cho bé ăn dặm.

    Theo CDC Hoa Kỳ, thời điểm bé có thể bắt đầu làm quen với thịt bò là khi bé từ 7 – 8 tháng tuổi. Dù biết rằng thịt bò có nhiều Protein, vitamin B6, B12; nhưng mẹ hãy kiên nhẫn chờ hệ tiêu hóa của có thể tiêu hóa tốt hơn.

    Dưới đây là những nguyên liệu và cách nấu món súp khoai tây thịt bò cho bé ăn dặm.

    Nguyên liệu:

    • 1 củ khoai tây.
    • 100g thịt bò.
    • 1 củ cà rốt.
    • Dầu ăn dặm.

    Cách nấu:

    • Bước 1: Mẹ mua thịt bò tươi về và rửa sạch với nước, thái thành từng miếng nhỏ rồi băm nhuyễn.
    • Bước 2: Mẹ gọt sạch vỏ khoai tây, rửa sạch với nước muối loãng rồi xả lại nước sạch. Sau đó đem khoai đi hấp hoặc luộc, sau đó nghiền nhuyễn..
    • Bước 3: Gọt vỏ cà rốt, rửa sạch tương tự khoai tây rồi thái hạt lựu theo kích cỡ phù hợp với bé.
    • Bước 4: Mẹ cho một ít dầu ăn dặm vào nồi, lần lượt cho thịt bò, cà rốt vào đảo đều đến khi chín mềm.
    • Bước 5: Mẹ bắc nồi nước khoảng 400 – 500ml nước và cho khoai tây vào nồi, khuấy đều đến khi hỗn hợp sánh mịn thì tắt bếp.
    • Bước 6: Múc súp khoai tây thịt bò ra bát nhỏ và cho bé măm măm là được rồi mẹ ơi.

    >> Bật mí thêm cho mẹ: 5 công thức nấu cháo thịt bò cho bé ăn dặm chống ngán, thay đổi khẩu vị

    2.4 Cháo tôm tươi nấu mồng tơi

    Cháo tôm tươi nấu rau mồng tơi
    Bật mí công thức nấu cháo tôm tươi nấu mồng tơi cho bé ăn dặm chống ngán

    Trong bài viết trẻ mấy tháng ăn được tôm, thì khi bé từ 7 tháng trở đi, mẹ đã có thể tập cho bé làm quen với tôm thông qua các món cháo ăn dặm.

    Nguyên liệu:

    • 30g cháo hạt vỡ.
    • 25g rau mồng tơi.
    • 3 con tôm sú tươi ngon.

    Cách nấu:

    • Bước 1: Mẹ chế biến tôm bằng cách cắt bỏ đầu, bỏ chân, bỏ vỏ, lấy chỉ lưng và rửa sạch với nước. Sau đó mẹ băm nhuyễn thịt tôm để con dễ ăn.
    • Bước 2: Rau mồng tơi mẹ rửa sạch rau rồi xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.
    • Bước 3: Mẹ bắc nồi lên bếp với khoảng 500ml nước. Sau đó cho 30g cháo hạt vỡ vào nấu khoảng 15 – 20 phút đến khi cháo chín đều, nở bung ra.
    • Bước 4: Tiếp đó, mẹ cho tôm băm nhuyễn vào nấu chín, và cuối cùng là cho rau mồng tơi vào nấu thêm khoảng 2 -3 phút là tắt bếp.
    • Bước 5: Múc cháo ra chén nhỏ, để nguội một chút là cho bé ăn được rồi đó mẹ ơi.

    >> Xem thêm: Bật mí 9 công thức nấu cháo ăn dặm cho bé chống ngán với rau mồng tơi

    2.5 Súp cua cho bé ăn dặm

    Súp cua cho bé ăn dặm chống ngán
    Bật mí công thức nấu súp con ăn dặm cho bé chống ngán

    Nguyên liệu:

    • 300g cua.
    • 200g thịt gà.
    • 500g xương gà.
    • 1 quả trứng gà.
    • 1 muỗng canh bột năng.

    Cách nấu:

    • Bước 1: Để món cháo thêm ngọt vị, mẹ nên chọn phần xương ở ức gà. Mẹ rửa sạch phần xương ức gà với hỗn hợp nước muối + nước cốt chanh để khử mùi tanh. Sau đó rửa lại với nước sạch. Mẹ cho phần xương gà vào hầm 2 – 3 tiếng để lấy nước dùng.
    • Bước 2: Mẹ lấy phần thịt gà sau khi đã rửa sạch cho vào hầm cùng với xương gà. Đợi đến khi thịt chín hoàn toàn thì vớt ra. Sau đó, mẹ xé thịt gà thành sợi mỏng.
    • Bước 3: Tiếp theo, mẹ rửa cua sạch sẽ rồi cho vào nồi nhỏ hấp chín. Mẹ vớt cua ra, loại bỏ mai và vỏ, tách lấy phần thịt. Mẹ chú ý thao tác kĩ bước này để tránh sót phần vỏ cua vụn lẫn bên trong thịt cua.
    • Bước 4: Sau khi hầm xong, mẹ quay lại vớt xương gà ra, tiến hành lọc lại nước dùng 2 lần để được trong, loại bỏ cặn thừa. Mẹ hòa tan 1 muỗng canh bột năng với nước rồi cho vào nồi nước dùng, nấu ở lửa liu riu.
    • Bước 5: Để món ăn thêm phần bắt mắt, mẹ đừng quên đập một quả trứng rồi cho vào từ từ, khuấy đều tay đến khi có vân mây.
    • Bước 6: Mẹ khuấy đều tay đến khi thu được hỗn hợp đặc sệt thì cho thịt cua và thịt gà xé nhỏ vào, nấu khoảng 5-6 phút rồi tắt bếp. Lúc này là đã nấu xong rồi đó mẹ ơi.

    >> Cùng món ăn: Bật mí 5 công thức nấu súp cho bé ăn dặm chống ngán

    2.6 Cháo cá hồi khoai lang

    Cháo cá hồi khoai lang cho bé ăn dặm chống ngán
    Bật mí công thức nấu cháo cá hồi khoang lang ăn dặm cho bé chống ngán

    Nguyên liệu:

    • 50g cá hồi phi lê có da.
    • 1 củ khoai lang.
    • 30g gạo tẻ.
    • Dầu ăn dặm.

    Cách nấu:

    • Bước 1: Mẹ rửa sạch cá hồi cùng hỗn hợp nước muối và nước cốt chanh để khử mùi tanh rồi xả lại với nước sạch. Sau đó, mẹ cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn.
    • Bước 2: Phần khoai lang mẹ gọt sạch vỏ, rửa với nước để loại bỏ bùn đất và cắt thành từng miếng khoảng từ 2-3 cm.
    • Bước 3: Mẹ rửa sạch gạo tẻ và ngâm trong vòng 2 tiếng để gạo nở đều.
    • Bước 4: Để món cháo cá hồi dậy mùi thơm, mẹ nhớ áp chảo phần thịt cá hồi với dầu ăn dặm. Mẹ áp chảo cả hai mặt thịt, mỗi mặt khoảng 1 phút là đủ.
    • Bước 5: Mẹ bắc nồi lên bếp, đổ vào khoảng 300 – 500ml nước và cho khoai lang, gạo vào nấu đến khi chín nhừ. Mẹ lưu ý khuấy đều tay và hớt bọt thường xuyên để cháo được trong, thơm ngon.
    • Bước 6: Cuối cùng, mẹ cho cá hồi đã sơ chế vào nồi, nấu thêm khoảng 15 phút nữa rồi tắt bếp.

    >> Giải đáp thắc mắc: Trẻ mấy tháng ăn được cá hồi?

    2.7 Cháo nấm rơm cà rốt cho bé ăn dặm

    Cháo nấm rơm cà rốt
    Bật mí công thức nấu cháo nấm rơm cho bé ăn dặm chống ngán

    Nguyên liệu:

    • 1 củ cà rốt.
    • 100g gạo tẻ.
    • 200g nấm rơm.
    • Dầu ăn dặm.

    Cách nấu:

    • Bước 1: Nấm rơm mua về mẹ cắt bỏ phần chân, phần bị dập nát rồi rửa sạch với nước muối loãng để loại bỏ bùn đất, tạp chất. Sau đó, mẹ xả lại với nước sạch, để ráo rồi cắt làm đôi.
    • Bước 2: Mẹ gọt sạch vỏ cà rốt, rửa với nước và cắt thành từng miếng khoanh nhỏ khoảng 2 – 3 cm.
    • Bước 2: Mẹ rửa sạch gạo tẻ và ngâm trong vòng 2 tiếng để gạo nở đều hơn.
    • Bước 3: Tiếp theo, mẹ bắc nồi lên bếp với khoảng 300 – 500ml nước và cho nấm rơm, cà rốt và gạo vào nấu đến khi chín nhừ. Mẹ nhớ khuấy đều tay và hớt bọt thường xuyên, để nước phần nước được trong hơn.
    • Bước 4: Nấu khoảng 20 – 25 phút, mẹ tắt bếp, đổ ra bát và cho con thưởng thức thôi ạ!

    >> Xem thêm: 8 nguyên tắc vàng mẹ nên nhớ khi cho bé ăn dặm

    2.8 Súp yến chưng đường phèn

    Công thức súp yến chưng đường phèn giúp bé ăn dặm chống ngán
    Bật mí công thức nấu Súp yến chưng đường phèn cho bé ăn dặm chống ngán

    Nguyên liệu:

    • 20g lá dứa.
    • 20g đường phèn .
    • 500ml nước lọc.
    • 60g tổ yến nguyên tổ tươi hoặc 10g yến sào khô.

    Cách nấu:

    • Bước 1: Tổ yến mua về mẹ ngâm nước khoảng 1-2 tiếng đến khi rời ra, dùng nhíp nhổ sạch lông còn sót trên tổ yến. Mẹ tiếp tục ngâm nước thêm lần nữa đến khi yến nở mềm thì vớt ra để ráo.
    • Bước 2: Sau khi có mẻ tổ yến đã được sơ chế chỉn chu, mẹ bắc nồi lên bếp, đổ 500ml nước vào cùng 1 bó lá dứa, nấu trong khoảng 20 phút. Đến khi nước sôi, mẹ tắt bếp, nhấc nồi xuống, bỏ lá dứa ngoài và chỉ giữ lại phần nước.
    • Bước 3: Tiếp theo, mẹ cho nước lá dứa ra 1 thố sứ và đổ 10g tổ yến vào cùng. Mẹ đặt thố sứ vào nồi rồi chưng cách thủy khoảng 25 phút đến khi tổ yến nở đều.
    • Bước 4: Mẹ cho 20g đường phèn vào thố yến chưng, để lửa thêm 5 phút rồi tắt bếp. Mẹ để nguội một lúc rồi hẳn nhấc thố ra kẻo bỏng nhé.

    Lưu ý:

    Nếu mẹ muốn tiết kiệm chi phí, hoặc thích tự tay làm thì nên mua tổ yến thô về tự sơ chế. Mẹ nào bận rộn thì có thể mua tổ yến đã sơ chế về (đã được làm sạch lông, tạp chất), chỉ cần ngâm nước như tổ yến thô đến khi nở hết ra.

    >> Bật mí thêm: 8 cách nấu cháo tổ yến cho bé ăn dặm chống ngán, làm mới khẩu vị

    2.9 Bật mí công thức làm bánh ăn dặm cho bé chống ngán

    Bánh ăn dặm
    Bật mí công thức làm bánh ăn dặm cho bé chống ngán

    Ngoài những món cháo, món súp, mẹ cũng có thể học cách làm bánh để bé ăn dặm thay đổi khẩu vị.

    Nguyên liệu:

    • 60g khoai lang.
    • 10ml dầu ăn dặm.
    • 2gr bột nở hữu cơ.
    • 1 lòng đỏ trứng gà.
    • 100g bột mì hữu cơ.
    • 10gr bột bắp hữu cơ.
    • 20ml sữa mẹ/sữa công thức.

    Cách làm bánh:

    • Bước 1: Mẹ rửa sạch phần khoang lang để loại bỏ sạch bùn đất. Mẹ bào sạch vỏ và thái phần khoai lang thành từng miếng nhỏ từ 2-3 cm.
    • Bước 2: Mẹ đem hấp khoai trong 15 phút để khoai chín đều rồi dùng nĩa hoặc thìa tán nhuyễn khoai khi còn ấm nóng.
    • Bước 3: Lòng đỏ trứng gà mẹ đánh tan rồi trộn với dầu ăn dặm đã chuẩn bị sẵn.
    • Bước 4: Mẹ rây mịn bột bắp và bột mì và bắt đầu trộn đều với phần khoai đã sơ chế + hỗn hợp trứng vừa đánh.
    • Bước 5: Tiếp đến mẹ đổ vào 20ml sữa công thức, 2gr bột nở vào nhào liên tục đến khi thu được khối bột dẻo mịn.
    • Bước 6: Mẹ lót giấy nến hoặc rải bột lên bề mặt phẳng, cán mỏng rồi cắt thành miếng bánh vừa ăn và dùng nĩa xăm đều mặt bánh.
    • Bước 7: Nếu nhà không có lò nướng thì mẹ có thể làm nóng nồi chiên không dầu ở 170 độ trong 15 phút. Sau đó mẹ phủ giấy nến lên vỉ nướng rồi xếp bánh cẩn thận vào nồi, nướng ở 170 độ trong 18-20 phút.
    • Bước 8: Bánh chín mẹ xấp ra đĩa và mang ra cho con yêu mum mum ngay nhé!

    >> Bật mí cho mẹ thêm: 3 công thức làm bánh ăn dặm cho bé chống ngán

    3. Lưu ý khi áp dụng các công thức ăn dặm cho bé

    Sau khi đã bật mí và tiết lộ công thức nấu các món ăn dặm cho bé chống ngán. Lúc này cha mẹ cũng cần lưu ý thêm một số điều sau khi áp dụng:

    • Sữa mẹ vẫn là quan trọng nhất trong giai đoạn trẻ mới bắt đầu tập ăn dặm. Nên mẹ cho bé ăn dặm nhưng vẫn đảm bảo bú sữa đủ cữ và liều lượng nhé.
    • Mẹ cho bé tập ăn dặm từ ít đến nhiều. Kích thước thực phẩm từ nhỏ đến to dần; từ loãng đến đặc; và từ ngọt dịu đến mặn vừa. Việc này giúp hệ tiêu hóa của bé có thời gian thích nghi.
    • Mỗi bữa ăn dặm cho bé: Mẹ cần nấu kết hợp đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu bao gồm: Tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
    • Từ thời điểm bé đã quen với việc ăn dặm, mẹ hãy kết hợp thêm nhiều món khác để bé được ăn đa dạng dinh dưỡng; cũng như đa dạng thực phẩm.

    >> Cùng chủ đề: Bật mí công thức ăn dặm kết hợp chế độ dinh dưỡng cho bé chống ngán

    Marrybaby vừa bật mí 9 công thức ăn dặm cho bé chống ngán với đa dạng thực phẩm. Đảm bảo trẻ có đủ nguồn dinh dưỡng thiết yếu cũng như đảm bảo được sự đa dạng trong món ăn của con.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. 8 Tips for Introducing Solid Foods With Baby-Led Weaning
    https://health.clevelandclinic.org/8-tips-for-introducing-solid-foods-with-baby-led-weaning/
    Ngày truy cập: 22/02/2023

    2. What to feed your baby
    https://www.nhs.uk/start4life/weaning/what-to-feed-your-baby/around-6-months/
    Ngày truy cập: 22/02/2023

    3. Top 10 Baby Weaning Foods
    https://www.momjunction.com/articles/baby-weaning-foods_006615/
    Ngày truy cập: 22/02/2023

    4. Starting Solid Foods
    https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/feeding-nutrition/Pages/Starting-Solid-Foods.aspx
    Ngày truy cập: 22/02/2023

    5. Do’s and Don’ts for Baby’s First Foods
    https://www.eatright.org/food/nutrition/eating-as-a-family/dos-and-donts-for-babys-first-foods
    Ngày truy cập: 22/02/2023

    x