Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Sau khi sinh, sữa mẹ là nguồn thức ăn chính của các bé. Khi bé lớn hơn một chút; mẹ phải đi làm, trẻ cũng cần bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng. Do đó, sữa công thức sẽ giúp bé cao lớn, khỏe mạnh. Nhưng bé không chịu bú bình phải làm sao?
Việc trẻ không chịu bú bình hay bỏ ăn sữa khiến mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng. Trong bài viết, MarryBaby mách mẹ cách giải quyết hiệu quả vấn đề nhức nhối này!
Trẻ không chịu bú bình có thể do nhiều nguyên nhân: (1) Do bé chưa đói, (2) Do không thích bình sữa, mùi sữa; hay (3) Do cách mẹ cho bú làm bé chưa ưng ý.
Hãy tìm đúng nguyên nhân để giúp bé kết thân với “người bạn mới” này nha mẹ!
Thông thường, trẻ có thể ti mẹ mọi lúc kể cả khi không đói; vì bé thích cảm giác mút mát và nằm trong lòng mẹ. Nên mẹ nhầm tưởng rằng bé nhanh đói và cho bú bình theo thời gian bú mẹ.
Nhưng bé sẽ không chịu bú bình vì chưa cảm thấy thực sự đói. Nên nếu mẹ cho trẻ bú bình khi không đói, bé sẽ không hợp tác.
Bé sẽ cần thời gian để thích nghi và làm quen với việc chuyển từ bú mẹ sang ti bình; thời gian đầu bé có thể không chịu bú, nhưng mẹ hãy kiên nhẫn để bé học cách bú bình và và làm quen với việc ti bình.
Đây cũng là nguyên nhân bé không chịu bú bình mẹ nên xem xét. Nhiều bé không chịu bú bình vì nhận thấy núm vú của bình cứng; trong khi ti mẹ thì mềm mại, dễ chịu hơn.
Nếu núm ti có lỗ nhỏ, sữa ra rất nhỏ giọt cũng gây khó khăn, khiến bé bú được ít. Lâu ngày, trẻ sẽ thấy chán nản, khó chịu và ghét bú bình. Mẹ hãy thử chọn bình sữa núm vú có lỗ to hơn; hoặc dùng kim tiệt trùng đâm cho lỗ núm vú to hơn để con yêu dễ bú hơn.
>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh bú mẹ bao nhiêu phút là đủ mẹ đã biết chưa?
Sữa bột có nhiều yếu tố khiến bé không quen, cụ thể là:
Do nhiệt độ sữa bình khác sữa mẹ nên con chưa quen. Một số trẻ thích sữa ấm; một số lại thích sữa ở nhiệt độ phòng. Mẹ hãy thử thay đổi nhiệt độ sữa để xem bé còn phản ứng không nhé!
Do bé quen với vị sữa mẹ nên chưa quen với sữa mới. Hoặc đôi khi sữa có vấn đề (hết hạn, nhiễm mùi…). Mẹ nên uống thử một chút để kiểm tra sữa trước khi cho trẻ bú nhé!
Một số trẻ cũng không thích mùi vani, đường tinh chế hay đường thơm trong sữa bột nên mẹ hãy lựa chọn loại có mùi vị gần giống với sữa mẹ nhất.
Đến giai đoạn mọc răng, một số bé có phản ứng “chống đối” với việc bú bình. Lúc này, trẻ thích cắn chặt răng vào núm vú của bình sữa, chứ nhất quyết không chịu mút sữa.
Sau giai đoạn trực tiếp nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ phải quay lại với công việc; một người khác sẽ đảm nhiệm việc chó bé bú bình. Nếu chưa quen với thay đổi này; bé có thể phản ứng bằng cách không chịu bú bình.
Việc quá quen hơi và mùi sữa mẹ cũng làm trẻ bỏ bú bình. Lúc đó, mẹ nên ôm con vào lòng; vắt sữa mẹ vào bình rồi để bé làm quen từ từ nhé!
Căn cứ vào những nguyên nhân bé không chịu bú bình kể trên; mẹ hãy đối chiếu với bé nhà mình để thay đổi cho phù hợp. Bên cạnh đó, mẹ hãy tham khảo các mẹo đơn giản sau đây để tập cho trẻ bú bình:
Một trong những lý do bé không chịu bú bình đó là do đang no; do đó, mẹ cần canh đúng lúc bé đang đói để tập tu bình cho con.
Khi đói, bé sẽ dễ chấp nhận bú bình hơn để xoa dịu cơn đói của mình. Một số dấu hiệu bé đang đói bao gồm: ngậm và mút tay, quay đầu tìm ngực của mẹ để bú, liếm môi, miệng của bé mở và đóng liên tục.
Đôi khi, bé không chịu bú bình vì thích mùi của sữa mẹ hơn là sữa công thức. Nếu mẹ vẫn còn sữa, mẹ hãy bơm sữa mẹ ra bình rồi cho bé tu, như vậy, bé vừa tập tu bình sữa, vừa thưởng thức sữa mẹ mà con rất yêu thích.
Đôi khi chính vì phân tâm với những khung cảnh xung quanh; nên bé không cảm thấy những khác lạ khi dùng bình sữa và sẽ bú như bình thường. Ngoài ra, việc đi dạo cũng khiến con cảm thấy thoải mái hơn, từ đó việc ăn uống dễ dàng hơn.
Bé không chịu bú bình trong trường hợp này mẹ phải làm sao?
Không khí trong lành, mát mẻ sẽ khiến em không nghĩ đến chuyện ăn uống và sẽ bú bình sữa một cách vô thức. Nếu trẻ khóc lóc; mẹ hãy đợi một lát nữa hãy thử lại. Trong lúc đó hãy trò chuyện và tiếp tục đi dạo với con yêu.
Thường các bà mẹ sẽ cho con bú trước khi đi ngủ, vừa giúp bé dễ ngủ, ngủ ngon hơn và bố mẹ cũng sẽ có nhiều thời gian để ngủ hơn. Trước khi đi ngủ, bé cũng đang khá mệt nên sẽ bú bình một cách không ý thức.
Bé bỏ bú bình phải làm sao?
Giải pháp bé không chịu bú bình này cũng khá đơn giản, dành cho những em bé thích ngậm ti giả. Ti giả cũng là một mẹo giúp con ngừng khóc và la hét ngay lập tức, được khá nhiều bố mẹ áp dụng.
Dựa vào thói quen này, mẹ tập trẻ bú bình bằng cách khi đến giờ bú sữa hoặc bé đòi bú sữa; hãy cho ngậm ti giả trong khoảng nửa phút. Sau đó lấy ti giả ra, nhanh chóng đưa bình sữa vào miệng em. Hầu hết các nhóc tì sẽ không cảm thấy sự thay đổi và bú sữa như bình thường.
>> Có thể mẹ quan tâm: Chọn ngày cắt tóc cho bé mang lại sức khỏe may mắn!
Nếu bé cương quyết không chịu bú bình dù mẹ đã thử rất nhiều cách khác nhau; thì sau đây là một số lựa chọn để mẹ vẫn cho bé uống sữa nhằm đảm bảo dưỡng chất:
Cho bú bằng cốc:
(*) Với bé trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể dùng cốc có ống hút để cho bé tu sữa. Mẹ lưu ý chọn loại cốc an toàn để tránh bé bị sặc sữa.
Đút sữa cho bé bằng thìa:
(*) Cho uống sữa bằng thìa có thể mất nhiều thời gian, mẹ hãy thật kiên nhẫn trong lúc này nhé.
Sử dụng ống tiêm hoặc ống nhỏ sữa:
(*) Mẹ có thể sử dụng ống nhỏ mắt hoặc ống tiêm thông thường cho phương pháp này hoặc có thể mua ống tiêm nha chu có đầu mềm để giảm nguy cơ làm tổn thương miệng bé.
Nếu bé không chịu bú bình bố mẹ sẽ lo lắng liệu trẻ có ăn đủ nhu cầu mỗi ngày không. Để nhận biết việc trẻ không chịu bú bình có được cung cấp đủ dinh dưỡng hay không; cần theo dõi sự phát triển của bé và các dấu hiệu khác:
>> Mẹ xem thêm: Làm sao để bé hết bú lắt nhắt? Bé bú mẹ lắt nhắt có đáng lo?
Bé không chịu bú bình là vấn đề khá phổ biến nhưng không quá nghiêm trọng. Các mẹ đừng quá lo lắng mà nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân, áp dụng mẹo nhỏ trên đây để giúp thiên thần nhỏ nhanh chóng thích thú với chuyện bú bình nhé! Hy vọng bài viết đã trả lời câu hỏi “bé không chịu bú bình, mẹ phải làm sao?” rồi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Help! My Baby Won’t Take a Bottle
https://lacted.org/iable-breastfeeding-education-handouts/bottle-refusal/
Ngày truy cập: 03.04.2023
2. Bottles and Other Tools
https://www.llli.org/breastfeeding-info/bottles/
Ngày truy cập: 03.04.2023
3. Feeding and teething: how to help them with the pain
https://www.nct.org.uk/baby-toddler/teething/feeding-and-teething-how-help-them-pain
Ngày truy cập: 03.04.2023
4. Introducing the Bottle
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/breastfeeding/Pages/Introducing-the-Bottle.aspx
Ngày truy cập: 03.04.2023
5. How to approach feeding difficulties in young children
https://www.e-cep.org/journal/view.php?doi=10.3345/kjp.2017.60.12.379
Ngày truy cập: 03.04.2023