Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bổ sung canxi cho bé như thế nào để giúp con phát triển hệ xương, răng chắc khỏe mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé? Các mẹ hãy cùng Marry Baby tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Canxi đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển xương và chiều cao của bé. Trẻ em thiếu canxi sẽ dẫn đến biến dạng xương, còi xương, chậm lớn, răng biến dạng, sâu răng.
Khi những vi khuẩn gây hại tấn công cơ thể, canxi là một trong những “chiến sĩ” đầu tiên phát hiện sự xâm lăng và loan báo. Không chỉ vậy, canxi còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tấn công và tiêu diệt vi khuẩn.
Đối với hoạt động của hệ thần kinh, canxi là chất dẫn truyền, giúp các tế bào thần kinh hoạt động linh hoạt hơn. Vì vậy, các nhóc thiếu canxi thường hay khóc đêm, cáu giận, dễ rối loạn chức năng vận động, không tập trung tinh thần.
Tình trạng thiếu canxi ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi bị thiếu canxi, bé thường có các dấu hiệu phổ biến sau:
Thừa canxi có thể là nguyên nhân khiến bé bị rối loạn tiêu hóa, táo bón, các bệnh về tiêu hóa. Vì vậy, trong một số trường hợp, bổ sung thừa canxi cho cơ thể sẽ dẫn đến việc giảm hấp thu các chất dinh dưỡng khác như sắt, kẽm, thậm chí có thể gây vôi hóa thận của cục cưng.
♦ Bổ sung canxi cho thai nhi
Trong thời gian mang thai, canxi không chỉ cần cho mẹ mà còn cần cho cả thai nhi. Nếu mẹ thiếu canxi, thai nhi sẽ gặp nguy cơ bị suy dinh dưỡng ngay khi còn trong bụng mẹ. Trẻ sinh ra bị còi xương bẩm sinh, biến dạng xương gây dị hình, chiều cao kém phát triển bé trở nên thấp lùn. Vậy nên, bà bầu cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, giàu canxi. Mẹ ăn gì để bổ sung canxi cho bé? Bạn có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày các thực phẩm như:
♦ Bổ sung canxi cho bé sơ sinh
Sau khi sinh, bé bị “cắt” nguồn canxi từ cơ thể mẹ, vì vậy con cần được bổ sung đủ canxi để phát triển hệ xương và chiều cao. Theo các chuyên gia sữa mẹ là nguồn cung cấp canxi tối ưu nhất, vì vậy mẹ nên bổ sung canxi cho bé sơ sinh qua sữa mẹ bằng cách cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên sau sinh.
Đây chính là thời điểm xây dựng nền tảng để bé đạt được chiều cao tối đa về sau. Tuy nhiên vì còn quá nhỏ nên trẻ hay gặp phải các vấn đề thiếu hụt canxi với các biểu hiện như chậm liền thóp, bú kém, khó ngủ, hay quấy khóc, giật mình, nên mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Khi bước vào độ tuổi cho trẻ ăn dặm, nhu cầu canxi của trẻ cũng bắt đầu tăng dần. Mẹ hãy cho bé ăn nhiều thức ăn giàu canxi như cá, bông cải xanh, chế phẩm từ đậu nành, mẹ cũng đừng quên món sữa chua cho thực đơn của bé nhé!
♦ Bổ sung canxi cho bé 3 tuổi-5 tuổi
Ở giai đoạn 3-6 tuổi, trẻ sẽ tăng khoảng 8,5kg và 28,5cm nếu được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ. Áp dụng theo tiêu chuẩn của nước Anh, mức bổ sung canxi cho trẻ em Việt Nam giai đoạn này được khuyến nghị là 500-600mg/ngày, cao hơn một số nước ở châu Âu.
Phương pháp bổ sung canxi cho trẻ 3-6 tuổi hiệu quả chính là thông qua những loại thực phẩm thiên nhiên đầy đủ dinh dưỡng, thay cho món ăn bổ dưỡng nhất dành cho các bé trước kia là sữa mẹ.
♦ Bổ sung canxi cho trẻ 6-12 tuổi
Giai đoạn phát triển của trẻ có 3 mốc quan trọng: Bào thai, sơ sinh và dậy thì. 6-12 tuổi là tuổi tiền dậy thì của các em. Ở giai đoạn này, nhu cầu canxi và khoáng chất rất cao (khoảng 800-1200 mg/ngày). Một số trẻ còn đau xương khớp ở giai đoạn này. Ví dụ, một số cháu bé bắt bố mẹ bóp chân vào ban đêm bởi đau xương khớp. Do vậy, cần bổ sung canxi cho trẻ.
Cha mẹ nên chọn thực phẩm giàu canxi như sữa và chế phẩm của sữa, sữa không đường, phô mai; nên ăn tôm, cua cá dạng nhỏ ăn được cả xương; rau xanh như cải bó xôi. Tuy nhiên, canxi ở rau hấp thụ không tốt bằng canxi ở sữa hay hải sản. Nên bổ sung cả vitamin D, vitamin K để canxi được hấp thụ, vận chuyển đến xương. Sau khi điều trị như vậy, tình trạng đau xương ở trẻ sẽ giảm.
Ngoài ra, cha mẹ nên có thể cho con dùng thuốc bổ sung canxi cho bé theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời khuyến khích con tập thể dục thể thao vì thường xuyên luyện tập sẽ giúp trẻ nhanh nhẹn, khỏe mạnh, tăng cường sản sinh các hormone tăng trưởng trong cơ thể, giúp phát triển chiều cao tối đa. Có thể cho trẻ tập luyện các môn như bơi lội, bóng rổ, đu xà đơn, cầu lông, đạp xe đạp.
♦ Bổ sung canxi cho giai đoạn dậy thì
Đây được xem là thời điểm “vàng” để trẻ bứt phá về chiều cao và thể lực, vì vậy bổ sung canxi giai đoạn này là vô cùng cần thiết. Nếu được cung cấp lượng canxi đầy đủ trẻ sẽ đạt được chiều cao tối đa, đồng thời phòng tránh bệnh loãng xương sau này.
Mẹ vẫn nên duy trì chế độ dinh dưỡng phong phú với những thực phẩm giàu canxi. Bên cạnh đó, canxi và vitamin D là bộ đôi không thể tách rời nhau vì vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn. Song song với việc bổ sung canxi mẹ cũng nên nhớ bổ sung thêm vitamin D cho trẻ nhé.
Theo khuyến cáo của Viện y tế của Mỹ (IOM) để có xương chắc khỏe, nhu cầu bổ sung canxi hàng ngày của trẻ là:
Ngoài ra, trẻ từ 1-18 tuổi cũng cần bổ sung thêm 15mcg vitamin D mỗi ngày. Nếu bạn nghĩ con mình không được bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết, hãy thảo luận cùng bác sĩ để có bước điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp, hoặc cho trẻ dùng thêm thuốc bổ sung vitamin theo chỉ định của bác sĩ.
♦ Bổ sung canxi cho bé theo khẩu phần
♦ Các thực phẩm giàu canxi cho bé khác
♣ Hải sản: Không chỉ canxi, trong hải sản có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, hải sản là thực phẩm dễ gây dị ứng, mẹ nên cẩn thận khi cho con ăn.
♣ Các loại rau: Rau dền, cải thìa, bông cải, khoai tây, súp lơ chứa rất nhiều canxi. Hơn nữa, trong rau xanh cũng chứa nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin D và vitamin K giúp cơ thể trẻ hấp thụ canxi tốt hơn.
♣ Họ hàng nhà đậu: Các loại đậu có hàm lượng canxi nhiều hơn lượng canxi chứa trong sữa và trẻ cũng dễ hấp thụ hơn.
♣ Trái cây:
♦ Bổ sung sữa theo từng độ tuổi
♦ Lưu ý để trẻ hấp thụ canxi đúng cách
♦ Uống nước đúng cách
Uống đủ lượng nước cần thiết trong một ngày sẽ giúp tránh được tình trạng táo bón ở trẻ. Tuy nhiên, mẹ nên nhớ cho trẻ uống nước cũng cần phải đúng cách.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ em nên uống nước máy đun sôi để nguội, nước lọc, nước khoáng thiên nhiên. Thêm các loại nước ép trái cây như cam, táo, cà rốt, vừa giúp bé không ngán lại vừa bổ dưỡng.
Hạn chế cho bé uống các loại nước ngọt có ga vì bé cưng còn nhỏ nên thành dạ dày rất mỏng và yếu. Khí ga cùng axit trong nước ngọt sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến các rối loạn về tiêu hóa. Ngoài ra, nước ngọt có ga còn là nguyên nhân làm tăng khả năng đào thảo canxi trong cơ thể ra ngoài qua đường nước tiểu.
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, khi cơ thể ra mồ hôi và đi tiểu nhiều, có biểu hiện táo bón mẹ nên cho bé uống thêm nước. Chú ý không cho bé uống nhiều vì có thể gây ngộ độc nước, chỉ nên dùng từ 100-200ml nước/ngày. Còn những bé lớn hơn từ 6-12 tháng tuổi mẹ có thể căn cứ theo cân nặng, mỗi kg cân nặng cần 100ml nước/ngày. Trẻ trên 10 tuổi cần uống 2000-2500ml nước/ngày. Không để bé uống quá nhiều trong một lần uống kể cả khi đang khát, cố gắng dàn trải những lần uống nước đều cả ngày.
♦ Ăn nhiều rau xanh
♦ Chọn nguồn canxi phù hợp cho bé
Khi muốn bổ sung canxi cho bé, mẹ cần lựa chọn kỹ lưỡng loại phù hợp nhất. Mẹ có thể dựa theo những điểm sau để đưa ra quyết định:
Bổ sung canxi cho trẻ cũng như các loại vitamin và khoáng chất khác luôn cần đúng và đủ. Thừa hay thiếu đều không tốt, nhẹ thì các triệu chứng táo bón, tiêu chảy nặng có thể là các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Mẹ cần chú ý nhé!
MarryBaby
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.