Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Phong
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Bùi Nguyễn Ngọc Vy
Cập nhật 30/05/2023

Nên bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu và liều lượng như thế nào?

Nên bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu và liều lượng như thế nào?
Kẽm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ em, nhất là giai đoạn năm đầu đời. Việc trẻ bị thiếu hụt kẽm có thể khiến trẻ bị còi, phát triển kém so với lo tuổi. Tuy nhiên, không vì thế mà cha mẹ bổ sung kẽm cho trẻ liên tục, vượt quá hàm lượng cần thiết. Vì dư kẽm sẽ gây ra nhiều biến chứng.

Hiểu được điều đó, MarryBaby sẽ chia sẻ cho cha mẹ về tầm quan trọng của kẽm đối với trẻ nhỏ, nên bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu và liều lượng như thế nào. Từ đó cha mẹ sẽ không phải sợ là trẻ có bị thiếu hoặc dư kẽm hay không.

1. Tầm quan trọng của kẽm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Kẽm (Zinc) là một vi chất cần thiết cho sự phát triển chiều cao, cơ bắp và thần kinh của trẻ nhỏ. Kẽm còn đóng vai trò tăng hệ miễn dịch, chữa lành vết thương cho trẻ.

Một số lợi ích khi bổ sung kẽm cho trẻ có thể kể đến bao gồm:

  • Tăng khả năng hấp thu và tổng hợp đạm.
  • Vận chuyển canxi – chất giúp ổn định thần kinh và não, hỗ trợ phát triển xương.
  • Giúp trẻ ăn ngon miệng thông qua duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác, khứu giác của trẻ.
  • Hỗ trợ và duy trì hệ thống miễn dịch, biệt hóa tế bào miễn dịch lympho B và lympho T tạo nên rào chắn vững chắc chống lại các vi khuẩn gây bệnh.

Kẽm tác động đến hầu hết các quá trình sinh học bào gồm tăng trưởng tế bào, biệt hóa và chuyển hóa. Đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, và tổng hợp đạm…

Nếu thiếu kẽm trẻ sẽ chậm tăng trưởng; chậm phát triển về trí não; dễ bị suy dinh dưỡng; rối loạn sự hình thành xương; chiều cao cân nặng kém; chậm dậy thì; giảm chức năng sinh dục; biếng ăn; mất ngủ… Vì thế, việc bổ sung đủ lượng kẽm cho con là rất quan trọng.

2. Nên bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu? Khi nào thì dừng?

bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu
Nên bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu? Khi nào thì dừng?

2.1 Cách bổ sung kẽm cho bé

Nên bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời gian bổ sung kẽm phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và trọng lượng cơ thể của bé. Cứ mỗi 1kg cân nặng thì trẻ cần uống 0,5-1,5mg kẽm. Vì vậy, không quan trọng là bạn bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu. Quan trọng là bé hấp thụ được đủ lượng kẽm hàng ngày dựa trên cân nặng của cơ thể.

Bên cạnh đó, cha mẹ không được tự ý bổ sung kẽm nếu chưa nắm rõ tình trạng sức khỏe của con. Bởi vì việc bổ sung thừa kẽm cũng không hẳn là tốt cho sức khỏe của bé. Lưu ý thêm là mẹ cũng không nên bổ sung kẽm cho trẻ chung với các chất như canxi, sắt, magie… mà nên cho bé uống cách nhau tối thiểu 2 tiếng.

Cách tốt nhất, là mẹ nên cho bé uống bổ sung kẽm là sau khi ăn 30 phút.

2.2 Liều lượng kẽm trẻ cần theo độ tuổi

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhu cầu bổ sung kẽm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo từng độ tuổi cụ thể như sau:

  • Bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi: 2mg kẽm nguyên tố/ngày.
  • Trẻ từ 7 tháng – 3 tuổi: 3mg kẽm nguyên tố/ngày.
  • Trẻ từ 4-8 tuổi: 5mg kẽm nguyên tố/ngày.
  • Trẻ từ 9-13 tuổi: 8mg kẽm nguyên tố/ngày.
  • Trẻ từ 14 tuổi trở lên: Bé gái cần 9mg/ngày, bé trai 11mg/ngày.

Tuy nhiên, lượng kẽm cần thiết ở trẻ bị thiếu hụt kẽm trầm trọng vẫn chưa được biết rõ, cần nghiên cứu thêm. Trong trường hợp này và khi trẻ có bệnh lý đi kèm, việc bổ sung kẽm cần được tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ.

3. Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh từ thực phẩm

Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh từ thực phẩm như thế nào?
Bổ sung kẽm cho bé từ thực phẩm như thế nào và trong bao lâu?

Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi thì nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất là sữa mẹ. Với trẻ hơn 6 tháng tuổi thì có thể bổ sung kẽm qua thực phẩm hoặc các sản phẩm bổ sung đã được bác sĩ chỉ định.

Tuy nhiên, không phải lúc nào sữa mẹ cũng giàu và đủ lượng kẽm cần thiết cho trẻ. Do đó, bên cạnh thời gian nên bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu; thì mẹ cũng nên biết thêm nhóm thực phẩm giàu kẽm để mẹ có thể bổ sung kẽm cho cơ thể của mẹ và cho bé khi cần.

Đối với trẻ từ 6 tháng, trẻ đã biết ăn dặm thì mẹ có chọn cho bé nhóm thực phẩm sau:

  • Các loại thịt trắng: thịt vịt, thịt gà, cá.
  • Các loại thịt đỏ: thịt bò, thịt heo, thịt cừu.
  • Các loại hạt: hạt dẻ, hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt lúa mạch, ngũ cốc, sữa…
  • Mẹ cũng có thể sử dụng thêm một số thực phẩm khác như bánh quy; bột dinh dưỡng; cốm bổ sung kẽm, yến mạch… vào bữa ăn hàng ngày của trẻ.

    4. Một số lưu ý khi bổ sung kẽm cho bé

    Bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu và cần lưu ý những điều gì?

    Thắc mắc chung của cha mẹ là nên bổ sung kẽm cho trẻ trong bao lâu; nếu trẻ thiếu kẽm thì có nên dùng thuốc bổ sung kẽm hay không? Lý do là vì lượng kẽm trong thực phẩm khi bị tiêu hóa, cơ thể sẽ chỉ hấp thụ được tối đa 33%. Vì thế, mẹ có thể sử dụng thêm viên uống hoặc thuốc bổ sung kẽm cho bé.

    Dưới đây là một số lưu ý khi bổ sung kẽm cho trẻ mà cha mẹ nên quan tâm:

    • Tránh bổ sung kẽm dư thừa gây giảm khả năng miễn dịch.
    • Bổ sung thuốc có chứa kẽm sau khi ăn khoảng 30 phút.
    • Để tăng hấp thu, nên bổ sung kẽm kết hợp với vitamin A, B6, C và photpho.
    • Không uống viên kẽm và sắt, hoặc canxi cùng lúc. Thay vào đó nên dùng cách nhau ít nhất 2 giờ.
    • Để tối ưu hóa khả năng hấp thu kẽm của trẻ, thực đơn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C, giảm các thực phẩm giàu chất xơ, đồng, sắt.

    Tất cả nội dung trên, mẹ chỉ cần nhớ ba điều sau đây: Thứ nhất, bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu và liều dùng như thế nào sẽ tùy thuộc theo tuổi và tình trạng sinh lý; bệnh lý của bé. Thứ hai, mẹ có thể bổ sung kẽm cho bé thông qua thuốc, thực phẩm và sữa mẹ. Thứ ba, cho trẻ đi khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu thấp còi, chậm phát triển…

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo
    x