Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Lưu Nguyễn
Tham vấn chuyên môn: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai
Cập nhật 27/03/2022

Bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào là đúng cách?

Bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào là đúng cách?
Một trong số các khoáng chất vi lượng không thể thiếu cho sự phát triển của trẻ sơ sinh là kẽm. Nhưng mẹ cần bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào là phù hợp?

Các nguyên tố vi lượng có vai trò rất quan trọng đối với bé. Trong đó, kẽm được chứng minh có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của con trong những năm đầu đời. Vì vậy, mẹ cần bổ sung cho bé ngay từ giai đoạn sơ sinh. Mẹ theo dõi bài viết dưới đây để biết bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào là đúng cách nhé.

Vai trò của kẽm đối với cơ thể

Nên bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào, trước tiên mẹ cần nắm rõ những kiến thức cơ bản về vai trò của kẽm:

  • Kẽm là một nguyên tố vi lượng cần thiết. Nó được tìm thấy trong mắt, não, tuyến tụy, thận, gan và tuyến thượng thận.
  • Kẽm cần thiết để insulin hoạt động tốt. Nó cũng tham gia vào quá trình tổng hợp protein và DNA. Xương và răng cần kẽm để khoáng hóa tốt. Kẽm cũng cần thiết để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh.
  • Kẽm hoạt động trong quá trình trao đổi carbon dioxide giữa phổi và máu. Nó cũng là một phần của chức năng enzym trong gan và ruột.

>>> Mẹ có thể tham khảo: Xương của trẻ sơ sinh và những sự thật thú vị

Có nên bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?

Nhiều lợi ích là vậy, nhưng có nên bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không? Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như thế nào cho đúng là thắc mắc của nhiều bà mẹ.

Kẽm là nguyên tố vi lượng quan trọng cho sự phát triển, biệt hóa tế bào và chức năng miễn dịch. Đối với trẻ, kẽm giúp bảo vệ con khỏi bệnh tật, giúp vết thương mau lành, bảo vệ vị giác, khứu giác và cần thiết cho sự tổng hợp DNA.

Khi thiếu kẽm, độ nhạy cảm của vị giác giảm hoặc mất hẳn, gây tình trạng chán ăn ở bé khi ăn dặm. Ngoài ra, việc thiếu kẽm khiến cho trẻ gặp tình trạng đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hoá, tăng trưởng chậm….

Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh từ 0-1 tháng tuổi, bé nhận được kẽm thông qua sữa mẹ. Bình thường sữa mẹ sẽ đầy đủ kẽm cho trẻ sơ sinh, chỉ có một số trường hợp rất hiếm mẹ không đủ kẽm thì lúc này các bác sĩ chuyên khoa sẽ có kê đơn bổ sung kẽm cho bé.

Vậy mẹ có nên bổ sung kẽm cho trẻ không thì câu trả lời là “Tùy theo độ tuổi và thể trạng của bé”. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bé cần được bác sĩ khám và chỉ định trong mọi trường hợp mẹ nhé.

bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh như thế nào
Bổ sung kẽm cho trẻ chỉ nên được kết luận và chỉ định bởi bác sĩ.

Biểu hiện thiếu kẽm ở trẻ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị thiếu kẽm sẽ có những dấu hiệu sau:

  • Chán ăn, bú ít.
  • Tăng trưởng chậm về chiều cao và cân nặng
  • Bị khó ngủ về đêm, hay thức giấc
  • Chậm phát triển trí não
  • Bị các bệnh nhiễm trùng như viêm mũi họng, viêm đường tiêu hóa, viêm da, viêm niêm mạc,…
  • Dễ bị dị ứng
  • Móng tay giòn và yếu
  • Mẹ thiếu kẽm cũng dẫn đến trẻ bú mẹ thiếu kẽm

Cách bổ sung kẽm cho trẻ

1. Liều lượng:

Liều lượng cần để bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào là hợp lý?

Dưới đây là liều lượng khuyến nghị đối với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi, với kẽm được đo bằng miligam (mg).

  • Trẻ sơ sinh (0–6 tháng): 2 mg/ ngày
  • Trẻ dưới 1 tuổi (7 tháng đến 1 tuổi): 3 mg/ ngày

2. Phương pháp:

Bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào còn tùy vào độ tuổi của bé. Ở giai đoạn sơ sinh, bé hấp thụ tốt vi lượng kẽm thông qua sữa mẹ. Sữa mẹ có enzym liên kết kẽm giúp trẻ hấp thụ kẽm qua đường ruột. Sữa mẹ có khả năng cung cấp đủ kẽm (2 mg mỗi ngày) cho bé trong suốt 6 tháng đầu đời. Mẹ bổ sung những thực phẩm sau đây sẽ làm tăng lượng kẽm trong sữa mẹ:

  • Nhóm thực phẩm giàu kẽm: tôm, cua, thịt, cá,…
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin C làm tăng khả năng hấp thụ kẽm: cam, quýt, bưởi, chanh,…
  • Các loại hạt, đậu, đặc biệt là đậu nành.

Đối với các bé từ 7 đến 12 tháng tuổi cần 3 mg mỗi ngày. Vì con đã có thể ăn dặm nên mẹ cần bổ sung các thực phẩm có chứa kẽm như:

  • Các loại thịt đỏ: thịt bò, thịt heo, thịt cừu
  • Các loại thịt trắng: thịt vịt, thịt gà, cá
  • Các loại hạt: hạt dẻ, hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt lúa mạch, ngũ cốc, sữa…

>>> Mẹ nên tham khảo: Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày

Một số thực phẩm khác như bánh quy, bột dinh dưỡng, cốm bổ sung kẽm… cũng có thể nằm trong thực đơn hàng ngày của bé. Mẹ có thể tham khảo khi không biết cách bổ sung kẽm cho trẻ. Lưu ý cần tham vấn của bác sĩ trước khi sử dụng cho trẻ nhé mẹ.

thực phẩm chứa kẽm
Thực phẩm có chứa kẽm có rất nhiều loại đa dạng. Mẹ có thể bổ sung cho bé qua sữa mẹ hoặc ăn dặm.

Một số lưu ý khi bổ sung kẽm cho trẻ

Hiểu cách bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào là rất quan trọng. Bên cạnh chế độ ăn uống, mẹ cũng cần chú ý đến những vấn đề sau:

Trẻ bị biếng ăn

Mẹ bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào để các bé biếng ăn vẫn có thể hấp thụ được? Mẹ không nên ép con ăn mà nên bổ sung vi chất từ từ thông qua những món con thích. Mẹ có thể cho con uống thực phẩm bổ sung sau bữa ăn 30 phút. Ngoài ra, vitamin A, B6, C cũng giúp con hấp thụ kẽm hiệu quả.

Bệnh di truyền

Acrodermatitis enteropathica là một bệnh ở trẻ, một vấn đề di truyền, hiếm gặp. Nó khiến trẻ không thể hấp thụ kẽm. Các dấu hiệu của bệnh là rụng tóc, phát ban, tiêu chảy, nhiễm trùng thường xuyên và chậm phát triển. Tình trạng này được điều trị bằng cách bổ sung kẽm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Sử dụng không đúng cách

  • Nếu mẹ muốn bổ sung cả sắt và kẽm cho cơ thể, hãy uống viên sắt sau khi uống kẽm 2 tiếng. Vì sắt có thể ngăn cản cơ thể mẹ hấp thụ kẽm, theo nghiên cứu được thực hiện tại 3 quốc gia Đông Nam Á gồm Thái Lan, Việt Nam, Indonesia năm 2007 trên The Journal of Nutrition.
  • Tránh lạm dụng dung nạp kẽm quá nhiều gây dư thừa trong cơ thể.
  • Khi bổ sung kẽm cho trẻ bằng dạng thuốc hay thực phẩm chức năng, mẹ nên tham khảo lời khuyên từ bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho con.

Mong rằng bài viết trên đây đã cung cấp thông tin hữu ích xung quanh vấn đề mẹ nên bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào. Ngoài ra, mẹ nên lưu ý các biểu hiện trên cơ thể con và có chế độ dinh dưỡng phù hợp, tránh để bé bị thiếu hụt vi chất quan trọng này nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Zinc – Stanford Children’s Health

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=zinc-19-Zinc

Ngày truy cập: 31/12/2021

2. Enteral zinc supplementation for prevention of morbidity and mortality in preterm neonates

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33710626/

Ngày truy cập: 31/12/2021

3. Zinc Treatment to Under-five Children: Applications to Improve Child Survival and Reduce Burden of Disease

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2740712/
Ngày truy cập: 31/12/2021
4. Zinc supplementation and growth in children
https://www.who.int/elena/bbc/zinc_stunting/en/
Ngày truy cập: 31/12/2021
5. Combined Iron and Zinc Supplementation in Infants Improved Iron and Zinc Status, but Interactions Reduced Efficacy in a Multicountry Trial in Southeast Asia

Ngày truy cập: 31/12/2021
x