Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Sau 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ, trẻ cần được bổ sung thêm những chất dinh dưỡng khác từ thực phẩm để đáp ứng nhu cầu phát triển. Khi đó trăn trở của nhiều mẹ là không biết nên chọn bột ngọt ăn dặm cho bé bán sẵn hay tự nấu.
Trước khi tìm hiểu bột ngọt ăn dặm cho bé loại nào phù hợp, mẹ cần biết con đã đủ tháng tuổi để tập làm quen với thức ăn đặc hay chưa.
Thời điểm tốt nhất là khi bé đã có các kỹ năng cần thiết cho việc ăn uống, thường là 5-6 tháng tuổi. Dưới đây là dấu hiệu con sẵn sàng ăn dặm:
– Kiểm soát tốt đầu và cổ.
– Có thể tự ngồi dậy.
– Mất phản xạ đẩy lưỡi (trẻ không còn đẩy thức ăn ra khỏi miệng).
– Có các kỹ năng cần thiết như nuốt.
– Thể hiện sự quan tâm đến thức ăn bằng cách với lấy thức ăn, quan sát người khác ăn hoặc há miệng khi thức ăn được đưa đến gần.
– Cân nặng thường tăng gấp đôi so với lúc sinh.
Nhiều trẻ vẫn hoàn toàn khỏe mạnh khi chỉ bú mẹ trong 6 tháng đầu đời. Trong một số trường hợp nếu cần bổ sung sớm bột ngọt ăn dặm cho bé, hãy đợi ít nhất khi bé được 5 tháng tuổi và có những dấu hiệu sẵn sàng trên đây.
Ăn dặm trước 4 tháng, trẻ sau này có nguy cơ cao bị béo phì và gặp các vấn đề sức khỏe khác. Trẻ dưới 4 tháng kỹ năng nuốt thức ăn vẫn còn hạn chế, dẫn đến bị nghẹn hoặc dễ hít thức ăn vào phổi.
Sự đa dạng của các dòng bột ngọt ăn dặm cho bé trên thị trường sẽ cho mẹ nhiều sự lựa chọn hơn. Ưu điểm chung của các loại bột chế biến sẵn là:
– Tối giản công đoạn chế biến, tiết kiệm thời gian.
– Công thức được nghiên cứu riêng phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.
– Đa dạng thành phần, bổ sung vi chất, đảm bảo đủ dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ.
>>> Mẹ có thể xem thêm: Cách nấu bột ăn dặm cho bé đúng chuẩn
Không thể phủ nhận sự tiện lợi của bột ngọt ăn dặm chế biến sẵn. Nhưng để tăng sự hứng thú cho trẻ trong ăn uống thì việc tự chuẩn bị bột ngọt ăn dặm cho bé vẫn được khuyến khích hơn. Tuy có mất thời gian đôi chút nhưng mang lại nhiều lợi ích đối với trẻ:
– Mẹ nấu những nguyên liệu tươi ngon, bổ dưỡng cho bé.
– Linh hoạt thay đổi thực đơn, đa dạng món ăn làm bé đỡ ngán cũng như tập cho bé quen với nhiều loại hương vị khác nhau.
– Biết được chính xác thực phẩm bé ăn là gì, không phải băn khoăn về thành phần có trong món ăn của bé (như khi mua thực phẩm chế biến sẵn).
– Mẹ có thể tập cho con thói quen ăn các món ăn giống với gia đình.
Nếu chọn cách nấu bột ăn dặm ngọt, mẹ nên bắt đầu bằng những thực phẩm đơn lẻ (trái cây, rau củ, các loại đậu) trước khi phối hợp chúng với nhau.
Theo các chuyên gia, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt cho trẻ trong giai đoạn tập ăn dặm. Hàm lượng sắt từ sữa mẹ vẫn còn rất thấp so với nhu cầu của trẻ 6 tháng tuổi. Và bột ngọt ăn dặm cho bé là nguồn bổ sung sắt cho trẻ trong giai đoạn này.
– Rau củ xay nhuyễn (đậu Hà Lan, bông cải xanh, cải bó xôi, cà rốt, bí ngòi, bí đỏ…).
– Trái cây xay nhuyễn (táo, chuối, đào, thơm, xoài…).
– Thịt xay nhuyễn (gà, lợn, bò…).
– Các thực phẩm giàu tinh bột như cơm, cháo, khoai tây…
– Ngũ cốc bán sẵn dạng lỏng, tăng cường chất sắt (tránh ngũ cốc gạo, thay vào đó hãy chọn ngũ cốc làm từ yến mạch hoặc lúa mạch).
– Thêm một lượng nhỏ sữa chua không đường, sữa công thức (không nên cho trẻ uống sữa bò cho đến khi trẻ được 1 tuổi) hoặc sữa mẹ. Cách này giúp món ăn vừa ngon, bổ dưỡng lại không quá đặc.
>>> Mẹ có thể xem thêm: Mẹ phải biết: Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày
– Bột ngọt ăn dặm cho bé trong giai đoạn đầu chỉ nên bắt đầu với 1 lượng rất nhỏ thực phẩm xay nhuyễn (khoảng 1 đến 2 thìa cà phê).
– Sau đó tăng dần lên 1-2 muỗng canh.
– Mẹ cần nhớ rằng giai đoạn này sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là thức ăn chính của bé.
– Đừng quá lo lắng việc con ăn bao nhiêu bột ngọt ăn dặm. Vì điều quan trọng là làm cho trẻ quen với mùi vị, kết cấu mới của thức ăn, đồng thời học cách di chuyển thức ăn quanh miệng và học cách nuốt.
– Có một số loại gia vị nên tránh nêm vào thức ăn dặm của bé, chẳng hạn không thêm đường hoặc muối. Cho bé ăn mặn không tốt cho thận.
– Bột nấu xong để nguội rồi mới cho bé ăn, nhiệt độ món ăn không nên cao hơn thân nhiệt.
– Khi hâm nóng bằng lò vi sóng, thức ăn có thể không được làm nóng đều (chỗ nhiệt độ cao, chỗ thấp). Để tránh gây bỏng cho bé, hãy trộn đều thức ăn sau khi hâm. Để nguội và thử trước khi cho bé ăn.
– Chỉ lấy lượng thức ăn vừa đủ cho bé, tránh thức ăn dư thừa hâm đi hâm lại sẽ gây hại hệ tiêu hóa của con.
– Không cho bé ăn thức ăn có mật ong. Mật ong có thể là “thủ phạm” khiến trẻ ngộ độc. Trường hợp xấu nhất có thể gây tử vong.
– Luôn rửa tay trước khi chế biến và đảm bảo bề mặt bếp, dụng cụ nấu ăn luôn sạch sẽ.
>>> Mẹ có thể xem thêm: Bé ăn dặm đủ dưỡng chất và 5 thực phẩm cho bé ăn dặm phải lập tức tránh xa
Làm gì để con có một khởi đầu tốt với bột ăn dặm?
Mẹ cần hiểu rằng việc chuyển sang ăn bột ăn dặm là một kỹ năng hoàn toàn mới. Một số em bé học cách thích ứng nhanh hơn. Trong khi một số trẻ khác sẽ cần thời gian nhiều hơn. Do đó để con có một khởi đầu tốt, mẹ cần:
– Dành nhiều thời gian tập cho bé quen với ăn dặm bột ngọt.
– Dành cho con nhiều lời động viên và khen ngợi, tạo không khí vui vẻ khi ăn. Nếu cho bé ngồi ăn chung cùng gia đình thì càng tốt.
– Nhận biết dấu hiệu khi con đói để cho trẻ ăn và dừng lại khi trẻ đã no. Hãy đợi trẻ há miệng trước khi đút thức ăn cho bé. Không nên ép bé ăn.
– Kiên nhẫn cho trẻ thử nhiều loại thức ăn khác nhau, ngay cả những loại mà có vẻ bé không thích. Có thể mất 10 lần thử hoặc hơn để bé làm quen với thức ăn, mùi vị và kết cấu mới. Sẽ có những ngày con ăn nhiều hơn, một số ngày ăn ít và cả những ngày bé từ chối mọi thứ. Đừng lo lắng mẹ nhé vì điều này là bình thường.
– Hãy để bé chạm, cầm và tự bốc thức ăn nếu bé thấy hào hứng.
– Tránh để bé bị xao nhãng trong giờ ăn như ngồi trước tivi, điện thoại hoặc máy tính bảng.
– Với các thực phẩm gây dị ứng (như trứng, đậu phộng, sữa bò, cá, đậu nành), chuyên gia khuyên nên cho trẻ làm quen khi 4-6 tháng tuổi; Ngay cả khi trong gia đình có người thân tiền sử dị ứng. Mặc dù trước đây họ cho rằng trẻ sơ sinh không nên ăn những thực phẩm như vậy cho đến sau 1 tuổi. Nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy việc trì hoãn này có thể khiến trẻ dễ bị dị ứng thức ăn hơn.
>>> Mẹ có thể xem thêm: Cách nấu bột thịt bò cho bé 6 tháng tuổi khoa học, đảm bảo dinh dưỡng
Như vậy, bột ngọt ăn dặm cho bé chế biến sẵn sẽ tiện lợi hơn vì tiết kiệm thời gian chuẩn bị. Tuy nhiên, để có thể chủ động chọn nguồn thực phẩm tươi ngon, hợp khẩu vị với bé, mẹ nên tự nấu tại nhà. Bất kể là tự nấu hay mua bên ngoài, điều quan trọng vẫn là đảm bảo cung cấp đủ những nhóm dinh dưỡng thiết yếu và đa dạng cho con mẹ nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1.Your baby’s first solid foods
https://www.nhs.uk/conditions/baby/weaning-and-feeding/babys-first-solid-foods/
Ngày truy cập: 28/11/2021.
2. Solid foods: How to get your baby started
Ngày truy cập: 28/11/2021.
3. Feeding your newborn: Tips for new parents
Ngày truy cập: 28/11/2021.
4. Feeding Guide for the First Year
https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/feeding-guide-for-the-first-year
Ngày truy cập: 28/11/2021.
5. Is it OK to make my own baby food?
Ngày truy cập: 28/11/2021.