Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bánh ăn dặm cho bé giúp bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên không nên lạm dụng loại thực phẩm này trong chăm sóc con.
Các bà mẹ nên nhớ rằng bánh ăn dặm được coi như 1 loại thức ăn nhanh, chỉ sử dụng để bổ trợ thêm và khi không có thời gian chứ không thể nào thay thế được thực phẩm do mẹ chế biến.
Không những là một thực phẩm hỗ trợ rất hiệu quả cho thời kỳ hình thành phản xạ nhai cho bé, bánh ăn dặm còn là món ăn tiện dụng giúp tiết kiệm thời gian của mẹ và được các bé cực yêu thích.
Bên cạnh việc chuẩn bị các thực phẩm tươi như rau, củ, thịt, cá, trứng, sữa để nấu bột, cháo cho con, các mẹ cũng đừng quên mua cho con yêu một vài hộp bánh ăn dặm để trong thời kỳ này.
Với đặc điểm bánh mềm, xốp, giúp bé dễ nhai, ngoài ra con chứa các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể bé, bánh ăn dặm ngày nay đã được rất nhiều bà mẹ biết tới và sử dụng thường xuyên cho con yêu.
Tùy theo cơ địa của từng bé, từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, mẹ có thể bắt đầu bổ sung các sản phẩm ăn dặm với mục đích tăng cường lượng chất dinh dưỡng và hình thành phản xạ nhai cho con yêu.
Tuy nhiên trẻ sử dụng bánh ăn dặm không đúng độ tuổi sẽ khó hấp thụ, bị ói, tiêu chảy. Bánh ăn dặm không giúp răng trẻ phát triển. Mẹ nên tự chế biến thêm các món cháo ăn dặm cho trẻ.
Theo BS Lê Kim Huệ, Trưởng khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, ở trẻ sáu tháng tuổi, có thể dùng bột ăn liền dạng ngọt hoặc bánh ăn dặm mà thành phần chủ yếu là chất bột đường, một ít rau, củ quả.
Tuy nhiên, nhóm rau, củ quả trong bánh ăn dặm đã sấy khô nên hàm lượng dinh dưỡng không cao. Hệ tiêu hóa của trẻ ở độ tuổi này chưa hoàn chỉnh.
Nếu cho dùng bánh ăn dặm chứa chất đạm, chất béo hoặc nhóm rau, củ quả thì trẻ khó hấp thụ, bị ói hoặc tiêu chảy. Chỉ khi trẻ 7-9 tháng tuổi mới có thể dùng bánh ăn dặm chứa chất bột, đạm, béo, nhóm rau, củ quả vì khi đó hệ tiêu hóa đã khá hoàn chỉnh.
Bánh ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Bánh chuối nướng hoặc hấp
Nguyên liệu:
Không cần thêm đường vì chuối đã ngọt rồi
Cách làm:
Bánh chuối yến mạch
Nguyên liệu:
Cách làm:
Bánh ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
Bánh quy bơ vừng đen trứng gà
Nguyên liệu:
Cách làm:
Bánh khoai lang yến mạch trứng gà
Nguyên liệu
Cách làm: Trộn tất cả với nhau, thêm nước từ từ để hỗn hợp không lỏng không đặc, rồi chiên vào chảo không cần dầu, xoa dầu 1 chút để chống dính.
Bánh ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi trở lên
Bánh rán khoai tây rau chùm ngây
Nguyên liệu:
Cách làm:
Bánh sandwich bơ
Nguyên liệu:
Cách làm:
Chọn bánh ăn dặm theo độ tuổi của bé
Trên thị thường hiện nay có nhiều loại bánh ăn dặm khác nhau, dành riêng cho từng độ tuổi. Bắt đầu từ 4 tháng đến khi bé 6 tháng tuổi trở lên đã có bánh ăn dặm phù hợp trong thực đơn hàng ngày.
Từ 5-7 tháng có thể bổ sung thêm các loại bánh ăn dặm xốp, mềm cho bé kết hợp với thực phẩm tươi trong các bữa ăn hằng ngày (thịt, cá, sữa,…)
Khi trẻ 7-9 tháng tuổi ta mới nên dùng các loại bánh ăn dặm chứa nhiều chất bột, béo, rau…vì lúc đó hệ tiêu hóa của bé khá hoàn thiện.
Lưu ý thông tin về thành phần dinh dưỡng
Thành phần dinh dưỡng có trong từng loại bánh cũng là yếu tố quan trọng mẹ cần lưu ý khi chọn mua bánh ăn dặm cho bé.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi khẩu phần ăn dặm, năng lượng cung cấp từ chất đạm phải trên 12% tổng năng lượng, chất béo trên 25%, bột đường 50%-60%, kèm các chất bổ sung khác như sắt, can-xi, kẽm…
Do vậy, khi mua bánh hay bất kì sản phẩm nào khác, mẹ cần lưu ý những thông tin ghi trên bao bì.
Lưu ý thành phần dinh dưỡng khi mua bánh ăn dặm
Trên thị trường có nhiều loại bánh ăn dặm được làm từ các nguyên liệu khác nhau, mang nhiều vị đặc trưng khác nhau.
Hầu hết đều có đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu như bổ sung Protein, các loại vitamin A, B, C, E, sắt, kẽm, canxi…nhằm đảm bảo cung cấp dưỡng chất cho bé trong giai đoạn tăng trưởng.
Chọn bánh có hương vị tự nhiên
Khi chọn bánh ăn dặm cho bé mẹ nên ưu tiên lựa chọn các loại có hương vị tự nhiên như vị cam, vị táo, vị chuối, vị khoai lang, vị rong biển…vừa đa dạng khẩu vị vừa giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Mẹ không mua các loại bánh ăn dặm chứa nhiều đường vì đường không tốt cho các bé, ăn quá nhiều có thể gây béo phì.
Mua sản phẩm của các thương hiệu uy tín
Mua bánh ăn dặm cần đặc biệt quan tâm nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Mẹ nên tìm hiểu thông tin thương hiệu từ webside chính thức hoặc từ các diễn đàn cho mẹ và bé uy tín để đảm bảo chất lượng và an toàn tuyệt đối cho bé.
Nhận xét về vai trò của bánh ăn dặm cho bé, BS Huệ kết luận: “Bánh ăn dặm có thể dùng như một loại thức ăn nhanh, khi không có thời gian chế biến. Tuy nhiên, không nên sử dụng bánh ăn dặm thay bữa ăn chính vì không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ” .
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.